Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 65, Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

pptx 33 trang Tố Thương 21/07/2023 5161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 65, Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ti.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 65, Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

  1. Dùng đèn pin ( đèn laze) chiếu vào gương, quan sát hiện tượng xảy ra và mô tả lại đường đi của tia sáng qua thí nghiệm. Hiện tượng tia sáng truyền đến gương sau đó bị hắt trở lại, hiện tượng đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng. Vậy hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Có đặc điểm nào? Được biểu diễn như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay: “ SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG”
  2. TIẾT 65. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG NỘI DUNG I. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ ÁNH SÁNG II. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG III. PHẢN XẠ VÀ PHẢN XẠ KHUẾCH TÁN
  3. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
  4. Hoạt động nhóm 1. Các nhóm hãy tiến hành lại thí nghiệm trên đối với các vật dụng sau: Gương, Thước nhựa, 2. Quan sát và hãy cho biết có hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại hay không?
  5. I. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. 1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Khi chiếu một chùm sáng vào gương thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác. Hiện tượng đó gọi là phản xạ ánh sáng. - Hiện tượng này còn xảy ra đối với các bề mặt nhẵn bóng khác như: Kính, bìa bóng, tôn nhẵn bóng, mặt nước phẳng
  6. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. 2. Quy ước.
  7. II. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
  8. 1.Thí nghiệm a. Dụng cụ thí nghiệm (3) N S R 80 90 100 70 110 (1) Gương phẳng 60 120 50 130 40 140 30 i i’ 150 (2) (2) Đèn tạo ra chùm sáng hẹp 20 160 10 170 0 180 (3) Bảng chia độ (1) I
  9. 1.Thí nghiệm (3) N b. Bố trí thí nghiệm như hình 16.2 S R 80 90 100 70 110 60 120 50 130 40 140 30 c. Tiến hành thí nghiệm theo i i’ 150 (2) 20 160 nhóm và hoàn thiện phiếu học tập 10 170 0 180 số 1 (1) I
  10. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi sau Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. Hãy quan sát thí nghiệm và cho biết: 1. Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không? Quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái. Quan sát xem có còn nhìn thấy tia sáng phản xạ không? 2. Quay nửa bên phải của bảng chia độ trở lại vị trí ban đầu rồi thay đổi góc tới để tìm mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ. 3. Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia phản xạ và mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới.
  11. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không? Quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái. Quan sát xem có còn nhìn thấy tia sáng phản xạ không? Tia phản xạ nằm trên mặt phẳng tới khi chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. - Tia phản xạ không còn trên mặt bảng chia độ bên phải khi quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái.
  12. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 2. Quay nửa bên phải của bảng chia độ trở lại vị trí ban đầu rồi thay đổi góc tới để tìm mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ. - Góc phản xạ bằng góc tới (i = i’) 3. Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia phản xạ và mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới - Góc phản xạ bằng góc tới (i = i’)
  13. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG II. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. 2. Định luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới - Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
  14. GHI NHỚ 1. Khi chiếu một chùm sáng vào gương thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác. Hiện tượng đó gọi là phản xạ ánh sáng. 2. Định luật phản xạ ánh sáng - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới - Góc phản xạ bằng góc tới (i’= i)
  15. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi sau 1. Có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i’ được không? Tại sao? 2. Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn tia sáng tới và tia sáng phản xạ. 3. Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Em hãy tính góc tới và góc phản xạ. Vẽ hình.
  16. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i’ được không? Tại sao? Không. Vì định luật phản xạ ánh sáng. Tia sang phản xạ do tia tới gây ra, góc phản xạ phụ thuốc góc tới, nếu viết i= i’ gây hiểu nhầm góc tới phụ thuộc góc phản xạ.
  17. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 2. Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn tia sáng tới và tia sáng phản xạ. Theo định luật phản xạ ánh sáng: i ‘= i
  18. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 3. Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Em hãy tính góc tới và góc phản xạ. Vẽ hình. Theo đề bài, tia phản xạ vuông góc với tia tới nên i + i’=900 Mặt khác, theo định luật phản xạ ánh sáng i’ = i Þi’ = i= 900 /2 = 450 Vậy góc phản xạ bằng 450
  19. TIẾT 66. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG III. Phản xạ và phản xạ khuếch tán PHẢN XẠ VÀ PHẢN XẠ KHUẾCH TÁN
  20. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi sau 1. Em hãy vẽ các tia phản xạ của các tia sáng tới trong hình 16.3a và 16.3b. 2. Nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ đã vẽ trong Hình 16.3a và 16.3b. Giải thích.
  21. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Em hãy vẽ các tia phản xạ của các tia sáng tới trong hình 16.3a và 16.3b.
  22. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 2. Nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ đã vẽ trong Hình 16.3a và 16.3b. Giải thích. Nhận xét: + Khi mặt gương nhẵn thì các tia tới song song bị phản xạ theo một hướng. + Khi mặt gương không nhẵn thì các tia tới song song bị phản xạ theo mọi hướng.
  23. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG III. Phản xạ và phản xạ khuếch tán -Hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt nhẵn, bị phản xạ theo một hướng gọi là phản xạ - Hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề không nhẵn mặt nhẵn, bị phản xạ theo mọi hướnggọi là phản xạ khuếch tán
  24. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG III. Phản xạ và phản xạ khuếch tán - Ví dụ về phản xạ, phản xạ khuếch tán.
  25. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ĐL phản Phản xạ Định nghĩa và phản và quy ước xạ ánh sáng xạ khuếch tán
  26. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG LUYỆN TẬP Câu 1: Chỉ ra phát biểu sai: A. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương. C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới. D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.
  27. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG LUYỆN TẬP Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc về Định luật phản xạ ánh sáng: A. Góc phản xạ bằng góc tới. B. Tia phản xạ nằm trong gương phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. C. Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới. D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới.
  28. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG LUYỆN TẬP Câu 3: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây? A. r = 90° B. r = 45° C. r = 180° D. r = 0°
  29. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG VẬN DỤNG Bài tập 1: (bài 16.3 SBT/ tr 46) Chiếu một tia sáng tới chếch 1 góc 200 vào một gương phẳng ta được tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc. A. 400 C. 800 B. 700 D. 1400 Giải: Theo đề bài, tia tới hợp với gương 1 góc 200 suy ra i = 700 Mặt khác, theo định luật phản xạ ánh sáng i = i’= 700 N ÞTia phản xạ tạo với tia sáng 1 góc bằng: S R ’ 0 0 0 i’ i i +i = 70 + 70 = 140 200 0 Vậy tia phản xạ tạo với tia sáng 1 góc 140 I Đáp án D
  30. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG VẬN DỤNG Bài tập 2: (Bài 16.4 SBT/tr46) Một tia sáng mặt trời buổi sáng lọt qua khe cửa chếch 450 so với mặt đất (coi mặt đất nằm ngang). Cần đặt gương phẳng như thế nào để thu được tia sáng phản xạ rọi thẳng đứng vào một bể cá dưới nền nhà. Vẽ hình. Giải: Vì tia phản xạ rọi thẳng đứng nên tia phản xạ Hợp với mặt đất 1 góc 900 S 0 0 0 0 ÞTia phản xạ hợp với tia tơi 1 góc 90 +45 =135 45 I ’ 0 i Þi +i = 135 N Mà theo định luật PXAS thì i=I = > i=i’=1350/2= 67,50 i’ R => Gương sẽ đặt so với mặt đất 1 góc 67,50
  31. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Trả lời: - 1. Hiện tượng phản xạ ánh sang là gì - 2. Định luật phản xạ ánh sang - 3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán là gì? Ví dụ? - Chuẩn bị bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
  32. BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG LUYỆN TẬP Câu 4: Chọn góc đo thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi tia tới có góc tới thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới. A. i = 600 B. i = 900 C. i = 300 D. i = 450