Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 7, Bài 27: Trao đổi khí ở Sinh Vật

pptx 52 trang Tố Thương 20/07/2023 3382
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 7, Bài 27: Trao đổi khí ở Sinh Vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_am_nhac_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_7_bai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 7, Bài 27: Trao đổi khí ở Sinh Vật

  1. Khoa học tự nhiên 7- Sách Chân trời sáng tạo CHỦ ĐỀ 7 - BÀI 27 TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
  2. CHỦ ĐỀ 7 - BÀI 27 TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
  3. CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Hình trên thể hiện điều gì?
  4. BÀI 27: TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT 1.Trao đổi khí ở sinh vật 2. Trao đổi khí ở thực vật 3. Trao đổi khí ở động vật
  5. 1. Trao đổi khí ở sinh vật Hoạt động nhóm: Quan sát video và hoàn thành nội dung phiếu học tập NỘI DUNG THỰC VẬT ĐỘNG VẬT Thời gian diễn ra qua trình trao đổi 1 khí Cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa 2 cơ thể với môi trường ngoài Vai trò của sự trao đổi khí đối với cơ 3 thể sinh vật Mối liên hệ giữa sự trao đổi khí và hô 4 hấp tế bào
  6. 1. Trao đổi khí ở sinh vật Hoạt động nhóm: Quan sát video và hoàn thành nội dung phiếu học tập NỘI DUNG THỰC VẬT ĐỘNG VẬT Thời gian diễn ra qua trình trao đổi 1 khí Cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa 2 cơ thể với môi trường ngoài Vai trò của sự trao đổi khí đối với cơ 3 thể sinh vật Mối liên hệ giữa sự trao đổi khí và hô 4 hấp tế bào
  7. Đáp án phiếu học tập NỘI DUNG THỰC VẬT ĐỘNG VẬT Thời gian diễn ra quá trình 1 Cả ngày lẫn đêm trao đổi khí Cơ chế chung của sự trao đổi Tuân theo cơ chế chung: KHUẾCH 2 khí giữa cơ thể với môi trường TÁN ngoài Diễn ra trong hô Trong cả 2 quá Vai trò của sự trao đổi khí đối hấp: lấy oxygen và 3 trình quang hợp với cơ thể sinh vật thải carbon và hô hấp dioxide Mối liên hệ giữa sự trao đổi Sự trao đổi khí ở cơ thể giúp sự trao 4 khí và hô hấp tế bào đổi khí ở các tế bào diễn ra
  8. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  9. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  10. 1. Trao đổi khí ở sinh vật Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào?
  11. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  12. 1. Trao đổi khí ở sinh vật Trả lời: - Cơ chế chung của trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài là cơ chế khuếch tán. - Cơ chế khuếch tán là hiện tượng các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
  13. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  14. Trao đổi khí ở sinh vật
  15. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  16. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  17. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  18. 1. Trao đổi khí ở sinh vật
  19. Nêu vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật? Trả lời: Trao đổi khí giúp sinh vật lấy vào khí oxygen hoặc carbon dioxide và thải ra môi trường khí oxygen hoặc carbon dioxide để cung cấp nguyên liệu cho các các hoạt động sống khác trong cơ thể đồng thời thải ra các chất khí dư thừa tránh hiện tượng đầu độc cơ thể.
  20. Luyện tập trang 123: Hoàn thành thông tin về sự trao đổi khí ở động vật, thực vật trong bảng sau: Oxygen Carbon dioxide Carbon dioxide Oxygen Oxygen Carbon dioxide
  21. 2. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của khí khổng
  22. 2. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của khí khổng Hoạt động cá nhân: Quan sát video và hoàn thành phiếu học tập sau: Câu 5: Khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt trên hay mặt dưới của lá cây? Câu 6: Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật. Câu 7: Dựa vào Hình 27.2, hãy cho biết những chất khí nào có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng? Câu 8: Khí khổng có vai trò gì đối với cây?
  23. Câu 5: Khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt trên hay mặt dưới của lá cây? ➢ Thực vật trao đổi khí với môi trường bên ngoài chủ yếu qua khí khổng.
  24. Câu 5: Khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt trên hay mặt dưới của lá cây? ➢ Ở cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá. ➢ Cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.
  25. Câu 6: Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật. - Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng, đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hình hạt đậu để khí đi vào và đi ra. - Lỗ khí không bao giờ đóng lại hoàn toàn đảm bảo sự trao đổi khí cả ngày đêm ở thực vật.
  26. Câu 7: Dựa vào Hình 27.2, hãy cho biết những chất khí nào có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng? Những khí nào có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng: carbon dioxide, oxygen, hơi nước.
  27. Câu 8: Khí khổng có vai trò gì đối với cây? ➢Khí khổng có vai trò quan trọng với thực vật: Khí khổng ở lá cây là nơi chủ yếu thực hiện trao đổi khí và hơi nước với môi trường qua quá trình hô hấp, quang hợp và thoát hơi nước.
  28. 2. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT: Mô tả quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá Hoạt động theo cặp đôi: quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau: Quan sát Hình 27.3, hãy mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp và hô hấp.
  29. Quá trình Quá trình hô hấp quang hợp
  30. Trả lời: - Sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp: Cây quang hợp vào ban ngày hoặc khi có ánh sáng. Khi cây được chiếu sáng, khí khổng mở, khí carbon dioxide khuếch tán từ môi trường qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi tới tế bào thịt lá để cung cấp cho quá trình quang hợp. Ngược lại, khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp sẽ khuếch tán từ tế bào thịt lá vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng để đi ra ngoài môi trường. - Sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây hô hấp: Cây hô hấp suốt ngày đêm. Khi hô hấp, oxygen khuếch tán từ môi trường qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi tới tế bào thịt lá để cung cấp cho quá trình hô hấp. Ngược lại, khí carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào sẽ khuếch tán từ tế bào thịt lá vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng để đi ra ngoài môi trường.
  31. Sự trao đổi khí có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường? Trả lời: - Vai trò của trao đổi khí đối với thực vật: Sự trao đổi khí giúp cung cấp các chất khí (carbon dioxide hoặc oxygen) cho các hoạt động sống trong cơ thể (quang hợp, hô hấp tế bào, ). Đồng thời, sự trao đổi khí giúp đào thải các chất khí (carbon dioxide hoặc oxygen) được tạo ra từ các hoạt động sống trong cơ thể (hô hấp tế bào, quang hợp, ) tránh việc tích tụ chất khí gây hại cho cơ thể. - Vai trò của trao đổi khí đối với môi trường: Sự trao đổi khí giúp cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong môi trường; tránh hiện tượng hiệu ứng nhà kính kéo theo các thảm họa môi trường khác như lũ lụt, hạn hán,
  32. • Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp. • Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra một khe khí khổng. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.
  33. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Trả lời: Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì: - Vào ban đêm, khi không có ánh sáng, cây không quang hợp mà chỉ hô hấp. Trong quá trình hô hấp, cây lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide. - Vì vậy, trong phòng ngủ vào buổi tối đóng kín cửa (không khí khó lưu thông), nếu để nhiều hoa hoặc cây xanh, hoa và cây sẽ lấy oxygen trong phòng và thải ra khí carbon dioxide. Khi đó, hàm lượng khí oxygen trong phòng giảm và hàm lượng khí carbon dioxide tăng gây ra những tác động không tốt cho hô hấp của người trong phòng.
  34. EM CÓ BIẾT: Ở đa số các cây trên cạn, khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt dưới của lá, tránh sự thoát hơi nước quá nhiều khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đối những cây có lá nổi trên mặt nước như sen, súng, khí khổng chỉ có ở mặt trên của lá.
  35. 3. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT: Tìm hiểu cơ quan trao đổi khí ở động vật Hoạt động theo cặp đôi, dựa vào thông tin sgk, quan sát video và trả lời các câu hỏi sau: Câu 10: Kể tên các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật? Câu 11: Quan sát Hình 27.4, hãy cho biết các đại diện: giun đất, ruồi, cá, chó trao đổi khí qua các cơ quan nào?
  36. VIDEO SỰ TRAO ĐỔI KHÍ Ở MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
  37. 3. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT: Tìm hiểu cơ quan trao đổi khí ở động vật Câu 10: Kể tên các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật? Trả lời: Cơ quan trao đổi khí ở động vật rất đa dạng. Các loài động vật có thể trao đổi khí qua da, qua hệ thống ống khí, qua mang, qua phổi,
  38. Câu 2: Quan sát Hình 27.4, hãy cho biết các đại diện: giun đất, ruồi, cá, chó trao đổi khí qua các cơ quan nào?
  39. 3. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT: Tìm hiểu đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp ở người
  40. Quan sát Hình 27.5, hãy: - Nêu tên các cơ quan trong hệ hô hấp của người. - Mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.
  41. TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình bên thể hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể người với môi trường. Cơ thể chúng ta lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide qua những hoạt động nào? Các loại khí này vận chuyển qua các cơ quan của hệ hô hấp như thế nào? - Cơ thể chúng ta lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide qua hoạt động chủ yếu là hô hấp (hít vào, thở ra). - Sự vận chuyển các loại khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người: Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để đi vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể; carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra.
  42. 3. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT: - Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở cơ quan trao đổi khí như bề mặt da, hệ thống ống khí, mang, hoặc phổi. - Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Khi hít vào, khí oxygen trong không khí được dẫn vào phổi đến các phế nang. Tại các phế nang, khí oxygen khuếch tán vào mạch máu, khí carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua động tác thở.
  43. VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC ĐỂ TẬP HÍT THỞ Tập hít thở sâu: • Hít thở hơi thật sâu (căng bụng lên), nín thở và đếm thầm tới 6. Sau đó thở ra từ từ và đến thầm đến 7, cảm nhận sự thư giãn. • Thực hiện lặp lại các bước trên khoảng 10 đến 15 lần Lợi ích tuyệt vời của việc hít thở sâu: - Giúp giảm đau, giảm viêm - Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch - Giúp định hình tư thế tốt cho khung xương - Giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường miễn dịch - Để duy trì cân nặng - Để kiểm soát cảm xúc
  44. CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT: • Nín thở là trạng thái ngưng thở tạm thời khi lặn dưới nước, khi bị ngạt nước, khói hoặc khi đi vào vùng khí độc . Người khỏe mạnh trung bình có thể nín thở từ 3 đến 5 phút. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ: một số người tập luyện thường xuyên có khả năng sử dụng khí oxygen hiệu quả hơn, cho phép não có thể chịu được tình trạng thiếu khí oxygen lâu hơn người bình thường. Những người thợ lặn, vận động viên thường xuyên tập luyện để có thể nín thở dài hơn. • Hít thở sâu là một trong những biện pháp giúp tăng cường sử dụng khí oxygen hiệu quả.
  45. TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1 2 3 4
  46. Vì sao khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn? Trả lời: - Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng cao nên tốc độ hô hấp tế bào cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể. - Tốc độ hô hấp tế bào nhanh khiến cho nhu cầu oxygen của cơ thể tăng lên (oxygen là nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào) và nhu cầu đào thải carbon dioxide tăng lên (carbon dioxide là sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào). Do đó, sự trao đổi khí sẽ diễn ra nhanh hơn để cung cấp kịp thời oxygen và thải nhanh carbon dioxide ra ngoài, đảm bảo các hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường.
  47. Xác định các cơ quan trao đổi khí của các sinh vật trong bảng sau: BỀ MẶT CƠ THỂ PHỔI ỐNG KHÍ MANG DA VÀ PHỔI
  48. Bài 1 trang 127 KHTN lớp 7: Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và quá trình hô hấp. Trả lời: - Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp: - Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình hô hấp:
  49. Bài 3 trang 127 KHTN lớp 7: Vì sao khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian thì cá sẽ chết? Trả lời: Cá hô hấp bằng mang. Khi bắt cá lên cạn, không còn lực đẩy của nước, các lá mang và cung mang xẹp xuống, dính chặt vào nhau thành một khối khiến cho diện tích trao đổi khí nhỏ. Khi đó, cá không thể hô hấp được: oxygen và carbon dioxide không khuếch tán được. Vì vậy, sau một khoảng thời gian cá sẽ chết.
  50. BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài 2 trang 127 KHTN lớp 7: Vào những ngày trời nắng nóng, sự trao đổi khí ở cây diễn ra nhanh hay chậm? Vì sao? Trả lời: - Sự trao đổi khí của cây diễn ra chậm trong những ngày trời nắng nóng. - Giải thích: Khi trời nắng nóng, khí khổng đóng lại để hạn chế sự mất nước, làm giảm sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng. Điều này ngăn cản quá trình trao đổi khí ở thực vật.
  51. Xin cảm ơn quý thầy cô