Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 12: Mô tả sóng âm - Nguyễn Hoàng Sơn

ppt 27 trang Tố Thương 21/07/2023 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 12: Mô tả sóng âm - Nguyễn Hoàng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ba.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 12: Mô tả sóng âm - Nguyễn Hoàng Sơn

  1. Em có thể thổi vào cái chai làm cho nó phát ra âm thanh không ?
  2. CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH BÀI 12 MÔ TẢ SÓNG ÂM
  3. 1.TÌM HIỂU VỀ SÓNG ÂM HOẠT ĐỘNG NHÓM - Thí nghiệm 1: Tạo ra và cảm nhận âm thanh
  4. 1.TÌM HIỂU VỀ SÓNG ÂM HOẠT ĐỘNG NHÓM - Thí nghiệm 1: Tạo ra và cảm nhận âm thanh + Gảy dây đàn => Chạm tay vào dây => Nêu cảm nhận + Gõ nhẹ trống => Chạm tay vào mặt trống => Nêu cảm nhận + Gõ âm thoa => Chạm tay vào âm thoa => Nêu cảm nhận
  5. - Các rung động ( chuyển động ) qua lại vị trí cân bằng là dao động. - Vật dao động phát ra âm thanh gọi là nguồn âm.
  6. - Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường gọi là sóng âm. - Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động.
  7. 2.TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM Âm thanh có truyền được trong chất khí không ? Lấy ví dụ minh họa.
  8. 2.TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM Sóng âm truyền được qua không khí.
  9. 2.TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM HOẠT ĐỘNG NHÓM - Thí nghiệm 2: Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất rắn
  10. TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thí nghiệm 2: Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất rắn. - Theo em, âm thanh có truyền được trong chất rắn không ? - Em sẽ thí nghiệm thế nào để chứng minh ? - Kết quả thí nghiệm của em thế nào ? - Kết luận của em là gì? .
  11. Sóng âm truyền được trong môi trường chất rắn.
  12. TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM HOẠT ĐỘNG NHÓM - Thí nghiệm 3: Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất lỏng.
  13. 2.TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Thí nghiệm 3: Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất lỏng. - Theo em, âm thanh có truyền được trong chất lỏng không ? - Trong khay em có những dụng cụ gì? - Em sẽ thí nghiệm thế nào để chứng minh ? - Kết quả thí nghiệm của em thế nào ? - Kết luận của em là gì?
  14. Sóng âm truyền được trong môi trường chất lỏng
  15. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
  16. 3. GIẢI THÍCH SỰ TRUYỀN SÓNG ÂM TRONG KHÔNG KHÍ. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.
  17. 3. GIẢI THÍCH SỰ TRUYỀN SÓNG ÂM TRONG KHÔNG KHÍ. HOẠT ĐỘNG NHÓM NHỎ Dựa vào nội dung giải thích sự lan truyền song âm phát ra từ một cái loa trong không khí , em hãy giải thích sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí.
  18. 3. GIẢI THÍCH SỰ TRUYỀN SÓNG ÂM TRONG KHÔNG KHÍ. Sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí: - Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động. - Dao động của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn. - Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau.
  19. LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG NHÓM
  20. VẬN DỤNG
  21. Bài 1: Một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong khi bay sẽ phát ra tiếng vo ve. Tiếng vo ve ấy được phát ra từ bộ phận nào của chúng? Giải thích. Trả lời: - Tiếng vo ve ấy được phát ra từ đôi cánh của chúng. Giải thích: Khi các loài côn trùng bay, chúng sử dụng đôi cánh đập lên đạp xuống để bay, phát ra âm thanh, âm thanh này sẽ truyền qua môi trường không khí và đến tai người nghe, vì vậy tai ta nghe được tiếng vo ve đó.
  22. Bài 2: Nêu một số ví dụ chứng tỏ sóng âm có thể truyền đi trong chất lỏng. Trả lời: + Khi bơi dưới nước, ta có thể nghe được tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy sóng âm có thể truyền qua chất lỏng + Đàn cá heo bơi dưới nước, khi chúng kêu, ta ở trên bờ có thể nghe tiếng kêu của chúng phát ra. Chứng tỏ sóng âm truyền qua được nước.
  23. Bài 3: Trong thí nghiệm nhu hình bên, khi người ta gõ vào một âm thoa đặt gần đó cũng dao động theo. Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? Trả lời: Thí nghiệm này chứng tỏ sóng âm truyền được qua chất rắn, không khí và sóng âm có thể phản xạ lại được.
  24. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ 1. Hình thức: HS làm việc cá nhân. 2. Nhiệm vụ: Chế tạo ĐIỆN THOẠI DÂY.
  25. HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở BÀI HỌC SAU NHÉ