Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 2, Bài 6: Giới thiệu về liên kết hoá học (tt) - Hà Vân Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 2, Bài 6: Giới thiệu về liên kết hoá học (tt) - Hà Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ch.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 2, Bài 6: Giới thiệu về liên kết hoá học (tt) - Hà Vân Anh
- HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- 8+ 8+ 8+ 8+ Oxygen khí oxygen ? Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí oxygen ? Liên kết cộng hóa trị là gì
- CHƯƠNG 2 PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HOÁ HỌC BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC (TT)
- Hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC Oxygen 1+ 1+ Hydrogen 1+ 1+ Nước ? Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước?
- - Khi O kết hợp với H, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron => Giữa nguyên tử O và nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung - Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC Oxygen 1+ 1+ Hydrogen 1+ 1+ Nước ? Hãy cho biết số electron dùng chung của nguyên tử H và nguyên tử O. Trong phân tử nước, số electron ở lớp ngoài cùng của O và H là bao nhiêu và giống với khí hiếm nào?
- - Số electron dùng chung của nguyên tử H và O là 4 - Trong phân tử nước: + Nguyên tử O có 8 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm Ne + Nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm He
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC carbon dioxid 8+ 6+ 8+ ? Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxid - Xét phân tử Carbon dioxide: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O => Liên kết cộng hóa trị. Khi C kết hợp với O, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron => Giữa nguyên tử C và nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung
- 1+ 1+ Nitrogen 7+ 7+ 1+ 1+ 1+ 1+ Hydrogen ammonia ? Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC - Xét phân tử ammonia: Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng => Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm => Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC * Các chất chỉ chứa liên kết hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị VD: khí oxygen, nước, khí amonia, hydrogen chloride, methane, nitrogen oxide - Chất cộng hóa trị: tồn tại ở cả 3 thể trong điều kiện thường, có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp, không dẫn điện
- Luyện tập HOẠT ĐỘNG
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC Câu 1: Khí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Khí này còn được tạo ra từ hầm biogas. Methane là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Em hãy vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử methane và liệt kê một số ứng dụng của nó thông qua tìm hiểu trên sách báo, internet
- 1+ 1+ 1+ 1+ 6+ Carbon 6+ 1+ 1+ 1+ 1+ Hydrogen Khí methane
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC Câu 1: - Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng - Nguyên tử C có 4 electron ở lớp ngoài cùng => Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 4 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm => Khi 4 nguyên tử H và 1 nguyên tử C liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử C góp ra 4 electron để tạo ra 4 đôi electron dùng chung
- Tiết 27. Bài 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC Câu 2: Khói của núi lửa ngầm phun trào từ dưới biển có chứa một số chất như: hơi nước, sodium chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide. a) Hãy cho biết chất nào là hợp chất ion, chất nào là hợp chất cộng hóa trị b) Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất
- Câu 2: a) - Hơi nước: gồm 2 nguyên tố là H (phi kim) và O (phi kim) => Chất cộng hóa trị - Sodium chloride: gồm 2 nguyên tố là Na (kim loại) và Cl (phi kim) => Chất ion - Potassium chloride: gồm 2 nguyên tố là K (kim loại) và Cl (phi kim) => Chất ion - Carbon dioxide: gồm 2 nguyên tố là C (phi kim) và O (phi kim) => Chất cộng hóa trị - Sulfur dioxide: gồm 2 nguyên tố là S (phi kim) và O (phi kim) => Chất cộng hóa trị
- b) Các nguyên tố xuất hiện trong các chất trên là: H, O, Na, Cl, K, C, S + Nguyên tử H ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng + Nguyên tử O ở nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng + Nguyên tử Na ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng + Nguyên tử Cl ở nhóm VIIA => Có 7 electron ở lớp ngoài cùng + Nguyên tử K ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng + Nguyên tử C ở nhóm IVA => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng + Nguyên tử S ở nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Nguyên tử của nguyên tố Chlorine có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất
- HOẠT VẬN DỤNG ĐỘNG
- Câu hỏi : Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi. Đáp án: - Muối ăn là hợp chất ion nên là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy. - Đường ăn và nước đá là hợp chất cộng hóa trị nên ở thể rắn, dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng sẽ dễ bay hơi do các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
- Câu hỏi: Khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa, người ta thường cho bệnh nhân uống dung dịch oresol. Tìm hiểu qua sách báo và internet, hãy cho biết thành phần của oresol có các loại chất nào (chất ion, chất cộng hóa trị)? Trong trường hợp không có oresol thì có thể thay thế bằng cách nào khác không? Giải thích - Thành phần của oresol: + Sodium chloride: Chất ion + Potassium chloride: Chất ion + Glucose khan: Chất cộng hóa trị + Sodium bicarbonate: Chất ion - Trong trường hợp không có oresol, có thể hòa tan nửa thìa muối nhỏ (Sodium chloride) và 6 thìa nhỏ đường (thành phần có glucose) trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Hoặc có thể sử dụng nước dừa, nước cơm (thành phần có glucose) thêm một chút xíu muối (sodium chloride) để thay thế trong trường hợp khẩn cấp
- Câu hỏi: Hãy giải thích hiện tượng sau: Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện, nhưng nước biển lại dẫn được điện. Đáp án: - Nước là hợp chất cộng hóa trị giữa nguyên tử O và 2 nguyên tử H => Không dẫn điện - Nước biển có thành phần chủ yếu là muối ăn (NaCl): đây là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Dẫn điện
- Câu hỏi: Hãy giải thích hiện tượng sau: Khi cho đường ăn vào chảo rồi đun nóng sẽ thấy đường ăn nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, làm như vậy với muối ăn thấy muối ăn vẫn ở thể rắn Đáp án: - Đường ăn là hợp chất cộng hóa trị giữa các nguyên tử C, H và O => Nhiệt độ nóng chảy thấp => Khi đun nóng nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng - Muối ăn là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Nhiệt độ nóng chảy cao => Khi đun nóng trên chảo muối ăn vẫn ở thể rắn
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ • - Học vài và làm các bài tập trong SBT/ • - Nghiên cứu bài 7