Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

pptx 52 trang Tố Thương 21/07/2023 4660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ba.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
  2. KHỞI ĐỘNG
  3. BÀI 37: SINH SẢN Ở SINH VẬT
  4. Khái niệm sinh sản NỘI DUNG Sinh sản vô tính ở sinh vật BÀI HỌC Sinh sản hữu tính ở sinh vật
  5. 1. Khái niệm sinh sản
  6. Hoạt động nhóm: Quan sát tranh vẽ gia đình và hoàn thành sơ đồ theo mẫu: Nhận xét số lượng các thành viên trong gia đình sau ba thế hệ. Sự tăng thành viên nhờ quá trình nào?
  7. SƠ ĐỒ MẪU Thế hệ 1 Ông,Ông, bà Thế hệ 2 Bố,? mẹ Thế hệ 3 Con,? cháu
  8. Trả lời ➢ Sau ba hế hệ, các thành viên trong gia đình tăng lên ➢ Nhờ quá trình sinh sản đảm bảo trong gia đình sẽ có những thành viên mới.
  9. 1. Quan sát Hình 37.1 và 37.2, em có nhận xét gì về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tằm? Lấy ví dụ về sinh sản ở một số loài sinh vật khác.
  10. Trả lời: • Sư tử bố mẹ sinh ra các sư tử con, sư tử con sinh ra giống sư tử bố và mẹ. • Một bộ phận của cây dâu tây có thể sinh ra cây con, cây con giống cây ban đầu. • Ví dụ: sinh sản ở mèo, sinh sản ở lợn, sinh sản ở củ khoai lang,
  11. 2. Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây ➢ Từ một cá thể ban đầu có thể tạo ra cây dâu tây mới – sinh sản vô tính. ➢ Từ hai cá thể (sư tử bố và sư tử mẹ) đã tạo nên những con sư tử con – sinh sản hữu tính.
  12. Luyện tập Hình ảnh nào trong hai hình thể hiện sinh sản ở sinh vật? Giải thích.
  13. Trả lời • Tái sinh đuôi thạch sùng chỉ là sự sinh sản ở tế bào. • Vịt mẹ và đàn vịt con thể hiện sinh sản ở sinh vật. Vì sau một thời gian, đàn vịt có sự gia tăng về số lượng.
  14. Kết luận Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  15. 2. Sinh sản vô tính ở sinh vật
  16. Quan sát Hình 37.3 và trả lời câu hỏi 3, 4: 3. Nhận xét về sinh sản ở trùng biến hình bằng cách hoàn thành bảng sau: Số cá thể tham gia sinh sản ? Số cá thể con sau sinh sản ? Đặc điểm cá thể con ?
  17. Quan sát Hình 37.3 và trả lời câu hỏi 3, 4: 4. Ở trùng biến hình, trong sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hay không? Vì sao?
  18. 5. Quan sát Hình 37.4, hãy cho biết sinh sản ở cây dây nhện có điểm gì khác với sinh sản ở trùng biến hình.
  19. Trả lời Câu 3: Số cá thể tham gia sinh sản 1 cá thể (bố hoặc mẹ) Số cá thể con sau sinh sản Ít nhât 2 cá thể được tạo thành Đặc điểm cá thể con Con sinh ra giống nhau và giống mẹ
  20. Trả lời Câu 4: Ở trùng biến hình, cơ thể con được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ và mang đặc điểm giống mẹ. Vậy nên trong sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái Câu 5: Điểm khác trong sinh sản ở cây dây nhện và sinh sản ở trùng biến hình: Cây dây nhện tạo ra một số nhánh mới từ cây ban đầu, mỗi nhánh mới có thể trồng độc lập, số lượng nhánh tạo thành không cố định
  21. Hãy trả lời Câu hỏi 6, 7, 8 SGK trang 167 – 168 6. Quan sát Hình 37.2 và 37.5, hãy cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào bằng cách hoàn thành bảng sau:
  22. Đại diện Cây con phát triển từ bộ phần nào của cây? Cây dâu tây Thân cây (thân bò), trên vị trí thân? đã xuất hiện chồi mầm. Cây thuốc bỏng Lá: trên lá đã xuất hiện các rễ cây? con và lá mới Rễ (rễ củ): trên mỗi củ khoai lang có nhiều chồi mầm, mỗi chồi Cây khoai lang ? mầm đều có khả năng hình thành cây con. Thân (thân củ): Trên mỗi chồi mầm của thân củ nghệ đều có Cây nghệ ? khả năng hình thành nên cây con.
  23. Hãy trả lời Câu hỏi 6, 7, 8 SGK trang 167 – 168 7. Em hãy nhận xét đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính • Ở thực vật, hình thức sinh sản sinh dưỡng xuất hiện trên các bộ phận như rễ, thân, lá của cây. • Mỗi Cơ quan sinh dưỡng đều phải có chồi mầm là cơ sở hình thành nên cơ thể mới.
  24. Hãy trả lời Câu hỏi 6, 7, 8 SGK trang 167 – 168 7. Em hãy nhận xét đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính • Kết quả: Cây con mới hình thành giống với cây ban đầu, Số lượng cây mới tạo thành nhiều, tùy thuộc vào các chồi mầm hình thành nên các bộ phận của cây ban đầu. • Vai trò của sinh sản vô tính: có thể giúp tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn.
  25. 8. Sinh sản sinh dưỡng là gì? Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính, trong đó cây con được sinh ra từ một cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ (rễ, thân hoặc lá).
  26. LUYỆN TẬP Nếu cắt từng lát cây khoai tây như hình bên cạnh thì mầm trên củ khoai tây có phát triển thành cây con được không? Vì sao? Mỗi lát khoai tây đều chưa bộ phận chồi mầm, do đó khi củ khoai tây được cắt thành từ lát thì mỗi lát cắt có chứa mầm sẽ phát triển thành cây con.
  27. 9. Quan sát Hình 37.6, hãy mô tả sinh sản vô tính ở thuỷ tức và giun dẹp. Gọi tên hình thức sinh sản vô tính phù hợp với mỗi loại. Tên gọi hình thức Đại diện Mô tả sinh sản • Trên cơ thể mẹ mọc ra một chồi Thủy tức • Chồi phát triển hình thành cơ thể mới Mọc chồi • Cơ thể mới rời khỏi cơ thể mẹ và sống tự do • Cơ thể ban đầu phân thành những mảnh nhỏ • Mỗi mảnh bắt đầu quá trình sinh sản tạo ra các tế bào Giun dẹp Phân mảnh mới hoàn chỉnh một cơ thể • Kết quả: mỗi mảnh tạo nên một cơ thể mới
  28. 10. Dự đoán đặc điểm cơ thể con so với nhau và so với cơ thể ban đầu. • Hình thức mọc chồi: Mỗi chồi sẽ hình thành một cá thể mới, giống cơ thể ban đầu • Phân mảnh: Tùy thuộc vào cơ thể ban đầu được phân thành bao nhiêu mảnh, mỗi mảnh sẽ có khả năng hình thành các cơ thể con và giống cơ thể ban đầu.
  29. Hãy ghép chính xác hình ảnh với nội dung tương ứng Các bước giâm cành Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật Các bước chiết cành Các bước ghép cành
  30. Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật Các bước ghép cành
  31. Các bước chiết cành Các bước giâm cành
  32. Kết luận • Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ. • Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ. • Một số hình thức sinh sản vô tính ở động vật như mọc chồi, phân mảnh (tái sinh). • Sinh sản vô tính duy trì được một số đặc điểm tốt từ cơ thể mẹ và tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn. • Trong thực tiễn, con người ứng dụng các hình thức sinh sản vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành ghép cây, nuôi cấy mô thực vật để tạo số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn.
  33. 3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật
  34. Sinh sản hữu tính ở thực vật 16. Quan sát Hình 37.12, nêu các bộ phận của hoa. Các bộ phận của hoa: • Nhuỵ hoa: đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ. • Nhị hoa: bao phấn, chỉ nhị. • Tràng hoa (cánh hoa). • Đài hoa.
  35. Sinh sản hữu tính ở thực vật 17. Quan sát Hình 37.13 và 37.14, phân biệt hoa lưỡng tính với hoa đơn tính bằng cách hoàn thành bảng sau:
  36. Sinh sản hữu tính ở thực vật Hoa đơn tính Thành phần Hoa lưỡng tính Hoa đực Hoa cái Nhị hoa Có? Có? -? Nhụy hoa Có? ?- Có?
  37. Kết luận • Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. • Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật Hạt kín. Các bộ phận của hoa gồm: cuống hoa, đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh hoa (tràng hoa), nhị hoa (cơ quan sinh sản đực), nhuỵ hoa (cơ quan sinh sản cái). Hoa có cả nhị và nhuỵ được gọi là hoa lưỡng tính; hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính. • Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhuỵ. • Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử. • Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh đến chín, quả có độ cứng, màu sắc, hương vị đặc trưng.
  38. Sinh sản hữu tính ở động vật 22. Quan sát Hình 37.17 và 37.18, vẽ sơ đồ chung về sinh sản hữu tính ở động vật.
  39. 23. Nêu một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. Vẽ sơ đồ phân biệt các hình thức sinh sản đó. ➢ Một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vật: đẻ trứng, đẻ con ➢ Sơ đồ phân biệt hai hình thức sinh sản
  40. 24. Dự đoán đặc điểm con sinh ra. Theo em, đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với sinh vật? • Cơ thể mới được sinh ra mang đặc điểm của cả bố và mẹ (con đực và con cái), giới tính: có thể là đực hoặc cái. • Ý nghĩa: kết hợp được các đặc tính tốt của bố mẹ và thích nghi hơn với các điều kiện môi trường
  41. Kết luận • Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm ba giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phối và hình thành cơ thể mới. • Hình thức sinh sản hữu tính ở động vật gồm có động vật đẻ trứng (một số loài bò sát, chim), động vật đẻ con (thú). • Sinh sản hữu tính đã tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố và mẹ. Vì vậy, chúng thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.
  42. Em hãy nêu một số ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật trong thực tiễn Ứng dụng sinh sản hữu tính trong lai tạo giống dưa vàng Ứng dụng trong việc thụ phấn cho hoa: Con người thụ phấn cho hoa bằng cách lấy nhị của hoa này đưa vào đầu nhụy của hoa cùng loài nhằm bảo đảm sự tạo quả.
  43. LUYỆN TẬP Câu 1. Sinh sản hữu tính ở thực vật là cây con sinh ra mang đặc điểm A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái C. vừa giống bố mẹ và có những đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái D. khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  44. LUYỆN TẬP Câu 2. Sinh sản hữu tính là A. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử B. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố được tạo nên hợp tử C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào đực và tế bào cái tạo nên hợp tử
  45. LUYỆN TẬP Câu 3. Sự thụ phấn là quá trình A. chuyển hạt phấn từ bao phấn này sang bầu nhuỵ B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhuỵ C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhuỵ D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãng
  46. LUYỆN TẬP Câu 4. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa lưỡng tính? A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam
  47. LUYỆN TẬP Câu 5. Hoa lưỡng tính là A. Hoa có đài, tràng và nhuỵ hoa B. Hoa có đài, tràng và nhị hoa C. Hoa có nhị và nhuỵ hoa D. Hoa có đài và tràng hoa
  48. VẬN DỤNG Câu 1. Hoàn thành các đoạn thông tin sau bằng cách sử dụng các từ gợi ý: sự thụ tinh, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, sinh sản sinh dưỡng, sự thụ phấn. a) Sự hình thành các cá thể mới từ Cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là sinh(1) sản sinh dưỡng b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là hoa(2) đơn tính c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhụy của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là sự(3 )thụ phấn d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là sự(4 )thụ tinh
  49. VẬN DỤNG Câu 2. Nêu sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật bằng cách hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Giao tử tham gia sinh sản ? ? Cơ quan sinh sản ? ? Đặc điểm cây con hình thành ? ? Ví dụ ? ?
  50. VẬN DỤNG Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Giao tử tham gia sinh sản Không có Giao tử đực và giao tử cái Cơ quan sinh sản Rễ, thân, lá Hoa Đặc điểm cây con hình thành Giống cây bố hoặc mẹ Mang đặc điểm của cây bố và cây mẹ Ví dụ Cây khoai lang: đoạn Cây dưa đỏ thân, củ có thể trồng cho cây mới
  51. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ • Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học. • Hoàn thành câu hỏi vận dụng SGK – tr170: Hãy nêu những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy tế bào • Tìm hiểu thêm một số hình thức thụ phấn ở thực vật. • Tìm hiểu nội dung Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
  52. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!