Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 28, Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

pptx 23 trang Tố Thương 21/07/2023 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 28, Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ti.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 28, Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

  1. KHỞI ĐỘNG Carbon dioxide Oxygen Nước Hơi nước Các chất khoáng
  2. Nội dung bài học: 1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT 2. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HOÁ THỨC ĂN Ở ĐỘNG VẬT 3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT 4. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN
  3. Để tồn tại và phát triển, các động vật Khám phá trên đã lấy từ môi trường những gì? Thức ăn Nước Không khí + Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí oxigen có trong không khí.
  4. Trong quá trình sống, động vật thường xuyên Khám phá thải ra môi trường những gì? Phân Nước tiểu Khí carbon dioxide + Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí carbon dioxide, phân, nước tiểu,
  5. Hoạt động cặp đôi: • Trò chơi: Em làm họa sĩ: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. * Luật chơi : Nhiệm vụ của các em là vẽ lại sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật vào nháp. Bạn nào vẽ nhanh nhất, chính xác, trình bày đẹp khoa học sẽ dành được chiến thắng.
  6. HẤP THỤ THẢI RA KHÍ OXIGEN KHÍ CARBON DIOXIDE NƯỚC ĐỘNG VẬT NƯỚC TIỂU CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN CÁC CHẤT THẢI ( LẤY TỪ THỰC VẬT HOẶC ĐỘNG VẬT) SƠ ĐỒ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật
  7. 1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT a. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật Thảo luận nhóm: (4 phút ) 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của động vật? Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của động vật: giống (loài), cân nặng, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, Đối với con người còn phụ thuộc vào cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ. 2. Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật? Đảm bảo nhu cầu nước giúp cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, nhờ đó, sinh vật duy trì được sự sống.
  8. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế? Bò Mèo Lợn Thằn lằn Lạc đà
  9. - Thứ tự: thằn lằn -> mèo -> lợn bò -> lạc đà. - Đặc điểm: các loài động vật có kích thước cơ thể càng lớn sẽ có nhu cầu nước càng nhiều Mèo Lợn Thằn lằn Bò Lạc đà
  10. 1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT a. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật Nhu cầu sử dụng nước của động vật là khác nhau tuỳ theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn, Chẳng hạn: voi khoảng trâu, bò là khoảng 30 – cừu, dê chỉ cần 4 – 5 300 L/ngày 40 L/ngày L/ngày
  11. 1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT a. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật - Đối với cơ thể người, trẻ em cần cung cấp khoảng 1L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 − 2L nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường. - Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ,
  12. 1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT a. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật - Nhu cầu sử dụng nước ở động vật khác nhau tuỳ theo loài, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ,
  13. 1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT b. Tìm hiểu con đường trao đổi nước ở động vật 3. Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau: a. Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào? Nước được cung cấp cho cơ thể thông qua thức ăn và nước uống. b. Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào? Nước trong cơ thể bị mất đi qua hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
  14. 4. Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người. - Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống. Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hoá (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ Hình 30.1. Con đường trao đổi hôi, bài tiết nước tiểu và phân. nước ở người
  15. 1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT b. Tìm hiểu con đường trao đổi nước ở động vật - Nước được cung cấp cho cơ thể thông qua thức ăn và nước uống. - Nước trong cơ thể bị mất đi qua hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
  16. EM CÓ BIẾT? Ở người, ngoài hiện tượng toát mồ hôi, sự bốc hơi của nước qua bề mặt da làm cơ thể bị mất một lượng nước khoảng 300 – 400 mL/ngày. Điều này xảy ra ở cả những người bẩm sinh không có tuyến mồ hôi. Ở những người bị bỏng, lớp sừng bị tổn thương dẫn đến mất chức năng bảo vệ da nên lượng nước mất qua da cao gấp mười lần so với bình thường. Do đó, những người bị bỏng cần bổ sung một lượng nước lớn để bù đắp cho sự hao hụt này.
  17. • Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí? Những thời điểm uống nước hợp lí: sau khi ăn, khi cơ thể toát nhiều mồ hôi (khi trời nóng, sau khi tập thể dục, vận động nặng, ), khi mệt mỏi, khi bị tiêu chảy, trước khi đi ngủ,
  18. Bài tập Câu 1: Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách? A. qua thức ăn và đồ uống. B. qua tiêu hóa và hô hấp. C. qua sữa và trái cây. D. qua thức ăn và sữa.
  19. Câu 2: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua A. miệng. B. thực quản. C. dạ dày. D. ruột non.
  20. Câu 3: Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày? A. 2 – 2,5 L. B. 0,5 – 1 L. C. 1,5 – 2 L. D. 2,5 – 3 L.
  21. - Học nội dung ghi nhớ phần 1 - Làm bài tập 1 ở SGK 142 - Chuẩn bị nội dung 2 bài 30