Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết ) - Nguyễn Hoàng Sơn

ppt 55 trang Tố Thương 21/07/2023 6661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết ) - Nguyễn Hoàng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_7_sach_chan_troi_sang_tao_b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết ) - Nguyễn Hoàng Sơn

  1. CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH BÀI 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM ( 3 Tiết )
  2. HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi sau : Nếu kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau thì âm phát ra khác nhau. Vì sao? Khi khoảng cách đầu tự do của thước và mép bàn khác nhau thì khi ta gảy, đầu thước sẽ có độ dao động mạnh yếu khác nhau, vì vậy âm phát ra khác nhau.
  3. Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng sau. Vị trí cân bằng Bảng 1: Lệch ít Lệch nhiều Cách làm thước Đầu thước dao động Âm phát ra dao động mạnh hay yếu? to hay nhỏ? Nâng đầu thước m?nh to lệch nhiều Nâng đầu thước y?u nh? lệch ít
  4. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM ( Tiết 1 ) I. Độ to của âm * Tìm hiểu về biên độ dao động HS tìm hiểu nội dung và trả lời câu hỏi sau :
  5. Biên độ dao động. Biên độ dao động Vị trí cao nhất Độ lệch lớn nhất (2) (1) Vị trí cân bằng B A Biên độ dao động Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị. trí cân bằng của nó.
  6. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm * Tìm hiểu về biên độ dao động Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động âm trên màn dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ nhẹ (a) và gõ mạnh (b). Sóng âm nào có biên độ dao động lớn hơn ? Biên độ dao động ở hình b lớn hơn biên độ dao động ở hình a.
  7. * Trên màn hình dao động kí, biên độ dao động là khoảng cách giữa đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị
  8. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM Biên độ dao động hiển thị trên màn hình tỉ lệ với biên độ dao động của song âm mà micro nhận được
  9. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm Biên độ dao động là gì ? - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của dao động so với vị trí cân bằng của nó.
  10. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm * Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ âm Thí nghiệm 1 + Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 1 trong SGK. + Hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1 ( SGK ) + Hoàn thiện bảng 13.1 2- Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun ?
  11. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm * Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ âm Gảy dây chun Biên độ dao động của Âm phát ra ( to/ nhỏ ) dây chun ( lớn / nhỏ ) Nhẹ Nhỏ Nhỏ Mạnh Lớn To  Biên độ dao động của dây chun càng lớn thì âm phát ra của dây chun càng to và ngược lại, biên độ dao động của chun càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ.
  12. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm * Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ âm Thí nghiệm 2: Quan sát đồ thị dao động âm của âm thoa bằng dao động kí Để thực hiện được thí nghiệm này , cần chuẩn bị những dụng cụ gì ?
  13. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm * Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ âm Thí nghiệm 2: Quan sát đồ thị dao động âm của âm thoa bằng dao động kí Trình bày các bước thực hiện thí nghiệm ?
  14. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm * Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ âm -Tiến hành thí nghiệm 2 và thực hiện các yêu cầu sau: a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa. b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa. c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm.
  15. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm * Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ âm - Độ to của âm phát ra từ âm thoa to nhất khi gõ vào âm thoa mạnh nhất và độ to của âm thoa nhỏ nhất khi gõ vào âm thoa nhẹ nhất. -Biên độ lớn nhất khi gõ vào âm thoa mạnh nhất, bên độ nhỏ nhất khi gõ vào âm thoa nhẹ nhất. - Độ to của âm nghe được càng mạnh thì biên độ dao động của sóng âm càng lớn, độ to của âm nghe được càng yếu thì biên độ của sóng âm càng nhỏ.
  16. a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa: • Trường hợp 1. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa: âm phát ra nhỏ nhất. • Trường hợp 2. Gõ mạnh vào âm thoa: âm phát ra to hơn. • Trường hợp 3. Gõ mạnh hơn vào âm thoa: âm phát ra to nhất. b) Biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa: trường hợp 1 < trường hợp 2 < trường hợp 3 c) Mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm: âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn và ngược lại, âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ. Âm nghe được càng to thì biên độ càng lớn
  17. Vận dụng Vì sao ta nghe được tiếng động xung quanh? Khi âm thanh quá to, ta sẽ thấy có cảm giác đau ở trong tai. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng làm suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khi đó ta phải tìm cách tránh hoặc giảm tiếp xúc, giảm độ to của nguồn âm đó đến tai.
  18. Vận dụng Giải thích tại sao các nhân viên điều hướng máy bay tại mặt đất bên trong sân bay đều phải đeo các dụng cụ bảo vệ tai? (Decibels : dB ) Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m: 130 dB - dB là đơn vị chỉ độ to của âm thanh (phụ thuộc vào biên độ dao động). - Hz là đơn vị chỉ độ cao của âm thanh (phụ thuộc vào tần số). ⇒ Hai đơn vị là hoàn toàn khác nhau. ⇒ Không đổi được.
  19. Vận dụng Khi gãy đàn tiếng đàn sẽ to hay nhỏ , vì sao ? Tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
  20. Con người nói được là nhờ sự rung động của dây thanh quản. Dây thanh quản rung động càng mạnh thì tiếng nói càng to. Nếu nói to trong thời gian dài có thể khiến dây thanh quản bị tổn thương: đau, rát là nguyên nhân gây ra một số bệnh như: khàn tiếng, viêm thanh quản và một số bệnh nghiêm trọng khác. 14:12
  21. Âm Biên phát độ Âm ra cao Tần số dao phát lớn động ra to lớn Nhanh Mạnh Vật dao ộng Chậm Yếu Biên Âm Tần số độ phát nhỏ dao ra Âm động thấp phát nhỏ ra nhỏ
  22. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM ( Tiết 1 ) I. Độ to của âm - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của dao động so với vị trí cân bằng của nó. - Âm nghe được càng to thì biên độ càng lớn
  23. THÔNG TIN Máy trợ thính Máy trợ thính là dụng cụ làm tăng cường độ âm do đó cũng làm tăng độ to của âm, giúp cho người có tai nghe kém. Máy gồm một bộ phận thu nhận âm kết hợp với bộ phận tăng âm. Âm được tăng độ to lên nhiều lần rồi truyền theo ống dẫn vào bộ phận nghe đặt bên trong tai.
  24. - Có một bức tranh đã bị che khuất bởi 6 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với một câu hỏi. Người chơi được lựa chọn bất kì mảnh ghép nào với câu hỏi tương ứng. - Sau 15 giây, nếu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà, trả lời sai cơ hội sẽ giành cho bạn khác. - Mỗi câu trả lời đúng sẽ mở ra một mảnh ghép để đến gần với bức tranh hơn. Bạn có thể trả lời về bức tranh bất kì thời điểm nào. Nếu đúng được phần quà đặc biệt, sai sẽ không được tiếp tục tham gia trò chơi nữa.
  25. Nhạc sĩ: Văn Cao (1923 – 1995)
  26. Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng: Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi: A. Vật dao động càng chậm . B. Vật dao động càng mạnh. C. Biên độ dao động càng nhỏ. D. Tần số dao động càng nhỏ
  27. Câu 2: Chọn phương án điền từ thích hợp: Vật dao động lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng (1) , âm phát ra càng (2) A. (1) bé, (2) to. B. (1) lớn, (2) to. C. (1) bé, (2) nhỏ. D. (1) lớn, (2) cao.
  28. Câu 3: Chọn phương án điền từ thích hợp: Vật dao động càng nhanh, tần số dao động càng (1) , âm phát ra càng (2) A. (1) bé, (2) to. B. (1) lớn, (2) to. C. (1) bé, (2) nhỏ. D. (1) lớn, (2) cao.
  29. Câu 4. Đơn vị độ to của âm là: A. Đeximet (dm) B. Đê xiben(dB) C. Đêxigam (dg) D. Héc (Hz).
  30. Câu 5. Bạn Thanh thích chơi đàn ghi ta, bạn Thanh muốn thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào? Em hãy nghĩ cách giúp bạn Thanh. Trả lời: Bạn Thanh muốn thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn.
  31. Câu 6. Gõ (1) . mặt trống, mặt trống phát ra âm to, khi đó (2) của mặt trống lớn. (1) mạnh (2) biên độ dao động Câu 7. Ngưỡng đau (âm làm đau nhức tai) là bao nhiêu dB? 130dB
  32. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm II. Độ cao của âm
  33. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm II. Độ cao của âm * Tìm hiểu về tần số * Tìm hiểu thông tin SGK và cho biết như thế nào gọi là tần số dao động của thước ? Số dao động đầu thước thực hiện được trong 1 giây được gọi là tần số dao dộng của thước
  34. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm II. Độ cao của âm -Dây đàn guitar phải thực hiện bao nhiêu dao động trong mỗi giây để phát ra nốt La (A4) có tần số 440 Hz? - Tần số là gì ? Trả lời -Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây. -Trong 1 giây, đàn phát ra tần số 440 Hz => Dây đàn thực hiện được 440 dao động.
  35. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM Trong đó: n: số dao động t: thời gian vật thực hiện được n dao động (s) f: tần số dao động (Hz)
  36. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM ( Tiết 2 ) II. Độ cao của âm Hình 13.6: hai đồ thị dao động âm (a) và (b) có cùng biên độ nhưng khác tần số (a) (b) Phân biệt sóng âm có tần số cao với tần số thấp bằng dao động kí. Trên màn hình có cùng tỉ lệ, sóng âm có tần số cao hơn thì các đường biểu diễn của chúng ở sát nhau hơn. Nghĩa là đồ thị dao động âm của chúng có các đỉnh ở gần nhau hơn
  37. Tai người nghe được toàn bộ âm không?
  38. Hạ âm • Một số động vật cũng nghe được hạ âm: hổ dùng hạ âm để xua đuổi kẻ thù. • Với cường độ lớn hạ âm có thể tác động xấu đến cơ thể: hạ âm tần số 7 Hz có thể dẫn tới tử vong. • Trước những cơn bão thường có hạ âm làm con người khó chịu. Một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên thường có biểu hiện khác thường. Vì vậy người xưa dựa vào dấu hiệu này để biết trước các cơn bão.
  39. Một số ứng dụng của siêu âm trong thực tế Dụng cụ sử Dùng siêu âm để Siêu âm được ứng dụng siêu âm phát hiện các dụng trong y học để thăm dò khuyết tật trong dưới biển một vật đúc
  40. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM II. Độ cao của âm Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao và tần số âm Thí nghiệm 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao và tần số âm Tiến hành thí nghiệm 3 ( giống H13. 4 ) Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: a)Âm thanh phát ra bởi âm thoa nào nghe bổng hơn? b) Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa nào phát ra có tần số lớn hơn? c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm.
  41. Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao và tần số âm a, Âm phát ra bởi âm thoa khi gõ mạnh nhất nghe bổng nhất. b) Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa khi gõ mạnh nhất có tần số lớn nhất. c) Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.
  42. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM II. Độ cao của âm Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ cao và tần số âm - Dao động càng nhanh, tần số càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng ). - Dao động càng chậm, tần số càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (càng trầm ). Con người chỉ nghe được âm thanh có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz + Hạ âm < 20Hz + 20000Hz < siêu âm
  43. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM ( Tiết 2 ) II. Độ cao của âm *Tìm hiểu về tần số Số dao động của vật thực hiện được trong 1 giây được gọi tần số. Đơn vị của tần số là hec1 ( Hz ) *Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ cao và tần số âm - Âm phát ra càng cao ( càng bổng ) ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số dao động càng nhỏ.
  44. Vận Dụng BT . Một con muỗi vỗ cánh với tần số 600 Hz. Điều đó có nghĩa là: A. Cánh con muỗi thực hiện 220 dao động trong 1 giây. B. Trong 1 giây, con muỗi đập cánh 300 lần. C. Số dao động trong 1 giây của cánh muỗi là 600 lần. D. Tất cả đều đúng.
  45. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm II. Độ cao của âm LUYỆN TẬP Bài 1: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng? A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được. C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh. D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
  46. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM LUYỆN TẬP Bài 2: Tần số dao động càng cao thì A. âm nghe càng trầm B. âm nghe càng to C. âm nghe càng vang xa D. âm nghe càng bổng Bài 3: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là: A. 2Hz B. 0,5Hz C. 2s D. 0,5s Bài 4: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng A. to B. bổng C. thấp D. bé
  47. LUYỆN TẬP Bài 5: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây? A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh. B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz. C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động. D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động. Bài 6: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là: A.dùi gõ C. các thanh đá B. lớp không khí D. dùi gõ và các thanh đá
  48. LUYỆN TẬP Bài 7: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm thanh. Nguồn âm là: A. sợi dây cao su B. bàn tay C. không khí D. Cả A và C Bài 8: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là: A. các lớp không khí va chạm nhau. B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau. C. lớp không khí ở đó dao động mạnh. D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh. Bài 9: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là: A. luồng gió B. luồng gió và lá cây C. lá cây D. thân cây
  49. LUYỆN TẬP Bài 10: Lựa chọn phương án đúng? Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra thì: A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên. B. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được. C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh. D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
  50. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM ( Tiết 3 ) I. Độ to của âm II. Độ cao của âm VẬN DỤNG Truy cập trang web sau: Nhấn nút “Play” để nghe. Kéo nút trượt tăng dần tần số. Độ cao của âm nghe được liên hệ như thế nào với tần số âm?
  51. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM VẬN DỤNG Sử dụng điện thoại quét mã QR, nhấn nút “Play” và nghe Tần số càng lớn thì độ cao của âm càng bổng. Tần số càng nhỏ thì độ cao của âm càng trầm.
  52. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM VẬN DỤNG BTập 1 / SGK : Loài muỗi và ruồi đen thường phát ra âm thanh khi bay. Âm thanh phát ra khi bay của muỗi hay ruồi đen nghe bổng hơn? Vì sao? Trả lời : Tần số phát ra của loài muỗi khoảng 600 Hz, tần số phát ra của loài ruồi đen khoảng 350 Hz => Tần số của muỗi lớn hơn tần số của ruồi => Âm thanh phát ra khi bay của muỗi nghe bổng hơn ruồi đen.
  53. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM VẬN DỤNG Bài tập 2/ sgk . Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn guitar thường thực hiện các thao tác như thế nào? Giải thích. Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn. Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn thường gảy đàn mạnh yếu khác nhau. Độ mạnh yếu khi gảy đàn khác nhau dẫn đến dao động của âm khác nhau, từ đó Biên độ cũng khác nhau => Thay đổi được độ to.
  54. Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Độ to của âm - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của dao động so với vị trí cân bằng của nó. - Âm nghe được càng to thì biên độ càng lớn II. Độ cao của âm Số dao động của vật thực hiện được trong 1 giây được gọi tần số Âm phát ra càng cao ( càng bổng ⇒ tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) ⇒ tần số dao động càng nhỏ. • Hướng dẫn về nhà • + Về nhà sử dụng SGK để Học bài. • + Làm bài tập SGK , SBT • + Đọc trước bài 14: “Phản Xạ Âm ”
  55. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT