Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 53 đến 55, Bài 14: Phản xạ âm. Chống ô nhiễm tiếng ồn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 53 đến 55, Bài 14: Phản xạ âm. Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ti.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 53 đến 55, Bài 14: Phản xạ âm. Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Khi đứng trước hang động và nói to, ta sẽ nghe được tiếng nói của mình vọng lại gọi là tiếng vang. Vậy tiếng vang được tạo ra như thế nào?
- Bài 14 – Tiết 53; 54; 55
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Phản xạ âm
- Âm truyền trực tiếp Âm phản xạ Quan sát và chỉ ra trên hình vẽ, âm nào là âm phát ra trực tiếp, âm nào là âm phản xạ.
- Tiếng vang là gì? Âm phản xạ là gì? - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp một khoảng thời gian lớn hơn 1/15 giây
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Phản xạ âm - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất 1/15 giây
- 1. Em đã từng nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó? - Ta có thể nghe thấy tiếng vang ở ngõ hẹp dài, trong phòng rộng, trong hang động khi có âm phát ra. - Ta nghe được tiếng vang vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ
- 2. Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang? TL: Khi ta nói trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng ta không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra trực tiếp đến tai ta gần như cùng một lúc hoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa âm phản xạ và âm trực tiếp nhỏ hơn 1 /15 giây.
- 3. Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20000 Hz) để xác định độ sâu của biển. hãy sử dụng Hình 14.2 để giải thích ứng dụng này. Trả lời: Sóng siêu âm được phát ra theo phương thẳng đứng từ thiết bị phát sóng siêu âm đặt trên tàu, khi sóng siêu âm gặp đáy biển sẽ phản xạ lại và được thu vào máy. Ta sẽ đo được thời gian âm truyền trong nước, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước ta có thể xác định được độ sâu của biển.
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Phản xạ âm - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất 1/15 giây. - Sự phản xạ âm được ứng dụng để xác định độ sâu của biển.
- Bài tập 1: Một tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây, Tính độ sâu của đáy biển, biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s. Tóm tắt: t = 1s v = 1500m/s h = ? m Giải Quãng đường âm truyền đi và về là: s = v.t = 1500. 1 = 1500 (m) Độ sâu của đáy biển là: h = s/2 = 750 (m)
- Bài tập 2: Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại sau 1,2 s. Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 343 m/s. Giải: Trong khoảng thời gian t = 1,2 s, sóng âm phải truyền đi và truyền về quãng đường tổng cộng là 2.d, với d là khoảng cách từ người đó đến vách đá. 풗.풕 ퟒ . , Ta có: d = = ≈ 206 (m)
- Bài tập 3: Khi muốn nghe rõ hơn người ta thường đặt bàn tay khum lại sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao ? TL: Làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp nghe được âm to hơn
- Bài tập 4: Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong những trường hợp nào sau đây? a.a. Trồng cây xung quanh bệnh viện b.b. Xác định độ sâu của biển c. Làm đồ chơi (điện thoại dây) d.d. Làm tường phủ dạ, nhung.
- *Có thể em chưa biết Dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn
- Cá voi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn
- KHỞI ĐỘNG Tại sao trong các phòng hòa nhạc, phòng thu âm, rạp chiếu phim, tường lại làm sần sùi và treo rèm nhung?
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (tiếp) I. Phản xạ âm II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
- Thí nghiệm tìm hiểu sự phản xạ âm của các vật liệu khác nhau. Lần lượt gắn các vật phản xạ âm như tấm gỗ nhẵn, tấm xốp, tấm gỗ sần sùi, . . . lên giá thí nghiệm, đặt tai tại vị trí như hình vẽ và lắng nghe âm truyền từ nguồn tới vật phản xạ rồi đến tai. →Từ đó biết được vật liệu nào phản xạ âm tốt, vật liệu nào phản xạ âm kém.
- Những vật phản xạ âm tốt Các vật trên có đặc điểm gì? Cứng, có bề mặt nhẵn
- Những vật phản xạ âm kém Những vật trên có đặc điểm gì? Mềm, xốp; có bề mặt gồ ghề
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Phản xạ âm II. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém - Vật liệu cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) - Vật liệu vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)
- Trong các vật sau, vật nào phản xạ âm tốt và vật nào phản xạ âm kém? - Miếng xốp - ghế đệm mút - Mặt gương - tấm kim loại - Rèm nhung - tấm bìa - Mặt đá hoa - tường gạch - Mặt nước Vật phản xạ âm tốt Vật phản xạ âm kém - Mặt gương - Miếng xốp - Tấm kim loại - Rèm nhung - Tường gạch - Ghế đệm mút - Mặt đá hoa - Tấm bìa - Mặt nước
- TườngTại saocủa trongnhà hát, các phòngphònghòa hòanhạc, nhạc,rạp nhàchiếu hát, phimrạp chiếuthường đượcphimlàm, tườngsần sùi lạihoặc làmtreo, sần phủsùi vàrèm treonhung, rèm len,nhungdạ,? Vì những vật này hấp thụ âm tốt sẽ làm giảm tiếng vang, giúp âm thanh trong các phòng chuyên dùng đó được to, rõ hơn.
- Tường trong phòng thu âm có bề mặt gồ ghề, phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt), giúp giảm tiếng vang
- Luyện tập Câu 1: Những vật phản xạ âm tốt là A. gạch, gỗ, vải. B. thép, vải, xốp. C. vải nhung, gốm. D. sắt, thép, đá. Câu 2: Những vật hấp thụ âm tốt là vật A. có bề mặt nhẵn, cứng. B. sáng, phẳng. C. phản xạ âm kém. D. phản xạ âm tốt.
- Câu 3: Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất? A. Gỗ. B. Thép. C. Len. D. Đá. Câu 4: Kể tên ba vật liệu phản xạ âm tốt và ba vật liệu phản xạ âm kém. Lời giải: - Ba vật liệu phản xạ âm tốt: thủy tinh, đá, bê tông. - Ba vật liệu phản xạ âm kém: tấm xốp bọt biển, len, thảm sợi.
- Âm thanh ồn ào có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của con người. Có những cách nào để làm giảm tiếng ồn khó chịu này?
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Phản xạ âm II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém III. Chống ô nhiễm tiếng ồn 1. Tiếng ồn
- Tiếng ồn giao thông và Tiếng sấm, sét máy khoan bê tông ÂmTiếng thanh máy nào khoan ở hình bê tông trên, cótiếng thể phương có hại đến tiện sức giao khỏe thông và đều gâyhoạt ảnh động hưởng của con đến người con người? → Chúng được gọi là tiếng ồn
- 1. Khi nào một nơi được coi là bị ô nhiễm tiếng ồn? Một nơi được coi là bị ô nhiễm tiếng ồn khi nơi đó thường xuyên có tiếng ồn. 2. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? a. Tiếng hét rất to sát tai. b. Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô c. Nhà ở cạnh chợ. d. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN III. Chống ô nhiễm tiếng ồn 1. Tiếng ồn - Tiếng ồn là những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. - Những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói ở đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
- Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn? Vì sao? a) Tiếng xe cứu thương. b) Tiếng học sinh phát biểu trong lớp. c) Tiếng sấm. d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư. e) Tiếng ồn từ khu chợ họp gần lớp học. g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya. d, e, g là tiếng ồn vì những âm thanh này to, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Phản xạ âm II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém III. Chống ô nhiễm tiếng ồn 1. Tiếng ồn 2. Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe
- Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn 1. Xây dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc. 2. Treo biển báo “cấm sử dụng còi” tại nơi gần bệnh viện, trường học.
- Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn 3. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng. 4. Treo biển “ Đi nhẹ, nói khẽ” ở bệnh viện.
- Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn 5. Trồng nhiều cây xanh quanh bệnh viện, trường học. 6. Người lính xe tăng đội mũ đặc biệt.
- Em hãy kể thêm các biện pháp để làm giảm tiếng ồn. Trả lời: - Dùng bông gòn bịt lỗ tai. - Sử dụng cửa kính cách âm. - Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp; làm tường phủ dạ, nhung để ngăn bớt âm truyền qua chúng.
- Em hãy nêu các biện pháp chính để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe? Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe: a) Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn. b) Phân tán tiếng ồn trên đường truyền. c) Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
- Em hãy xếp các biện pháp cụ thể dưới đây vào cột phù hợp 1. Xây dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc. 2. Treo biển báo “cấm sử dụng còi” tại nơi gần bệnh viện, trường học. 3. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng. 4. Treo biển “ Đi nhẹ, nói khẽ” ở bệnh viện. 5. Trồng nhiều cây xanh quanh bệnh viện, trường học. 6. Người lính xe tăng đội mũ đặc biệt. Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn. 2; 3; 4 Phân tán tiếng ồn trên đường truyền. 5 Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai. 1; 6
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN III. Chống ô nhiễm tiếng ồn 1. Tiếng ồn 2. Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe a) Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn. b) Phân tán tiếng ồn trên đường truyền. c) Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
- Em hãy kể tên 3 vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm. Ba vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm: + Kính + Bê tông + Gỗ Em hãy kể tên 3 vật liệu làm cho âm truyền qua ít, dùng để ngăn chặn âm. Ba vật liệu làm cho âm truyền qua ít, dùng để ngăn chặn âm: Xốp, nhung, dạ.
- Bài tập Bài 1: Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là A. vật liệu cách âm. B. vật liệu thấu âm. C. vật liệu truyền âm. D. vật liệu phản xạ âm.
- Bài tập Bài 2: Ghép đôi các nội dung có mối liên quan mật thiết tương ứng ở cột A với cột B. 1- G 2- C 3- D 4- E 5- A 6- B
- Vận dụng Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đề xuất biện pháp để làm giảm những ảnh hưởng này.
- Trả lời - Những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi nhà ở gần khu chợ hoặc bến xe: + Tiếng nói chuyện của các cô bán hàng, tiếng trao đổi mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán, tiếng đi lại, tiếng sắp xếp hàng hóa, . ở trong một khu chợ. + Tiếng còi xe, tiếng động cơ nổ, tiếng phanh xe, tiếng các chú phụ xe gọi khách, ở trong bến xe. ⇒ Những tiếng ồn đó có thể khiến cho những người trong gia đình - đặc biệt là người già và trẻ nhỏ dễ bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đề xuất các biện pháp làm giảm những ảnh hưởng này: + Treo rèm cửa bằng nhung mềm. + Làm tường phủ dạ nhung để hấp thụ âm. + Trồng nhiều cây xanh quanh nhà để lá cây phân tán âm thanh đi. + Lắp đặt kính cửa sổ cách âm,