Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Đo tốc độ - Trường THCS Sài Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Đo tốc độ - Trường THCS Sài Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ba.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Đo tốc độ - Trường THCS Sài Sơn
- A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Để đo tốc độ của người đi xe đạp (hình bên), người ta có thể sử dụng những dụng cụ đo nào? Các phương pháp dùng để tính tốc độ xe đạp? – Đo quãng đường và đo thời gian rồi tính tốc độ. – Dùng máy móc để đo tốc độ.
- B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1/ Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây Học sinh làm việc theo nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu hình 10.1, tiến hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi.
- B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC H1. Nêu yêu cầu về dụng cụ cần đo quãng đường vật đã đi và thời gian vật thực hiện chuyển động đó? H2. Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian. A. Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về só 0. B. Nhân nút STOP khi kết thúc đo. C. Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian. H3. Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong phòng thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì?
- B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1/ Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
- B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1/ Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chuyển động từ 0,1s trở lên, ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ngược lại nó không thể đo chính xác những khoảng thời gian dưới 0,1 s.
- B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2/ Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện Học sinh làm việc theo nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu hình 10.2, tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
- B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1/ Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện H4. Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây?
- B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1/ Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chuyển động, ta sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện, có độ chính xác cao đến 1ms (0,001s).
- C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- CÂU HỎI 1 : Để đo tốc độ bơi của một người, ta có thể sử dụng đồng hồ nào? A. Đồng hồ bấm giây. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai.
- CÂU HỎI 1 : Để đo tốc độ chuyển động của viên bi trên mặt bàn, ta sử dụng đồng hồ nào? A. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. B. Đồng hồ bấm giây. C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai.
- D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Em hãy nêu một số ví dụ để minh hoạ sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống. Có thể sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện để: - Đo thời gian rơi của một vật. - Đo chuyển động qua lại (dao động).
- Bài tập 1: Trong một thí nghiệm đo tốc độ của xe đồ chơi chạy pin, khi cho xe chạy qua hai cổng quang điện cách nhau 20 cm thì thời gian xe chạy qua hai cổng quang điện được hiển thị trên đồng hồ là 1,02 s. Tính tốc độ chuyển động của xe. Lời giải: Tốc độ chuyển động của xe: v = s/t = 20/1,02 = 19,6cm/s.
- Bài tập 2: Xác định tốc độ của một người chạy cự li 100 m được mô tả trong hình dưới đây. Lời giải: Thời gian chạy: t = 00:22 – 00:00 = 22 s. Tốc độ chạy bộ của người là: v = s/t = 100/22 ≈ 4,54m/s.
- Bài tập 3: a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những thông tin gì? b) Lập kế hoạch và tiến hành đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin. Yêu cầu nêu rõ: dụng cụ đo, cách tiến hành và báo cáo kết quả. Lời giải: a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết: - Thời gian chuyển động của vật. - Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó. b) Đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin. Dụng cụ: Xe đồ chơi, thước, đồng hồ bấm giây. Cách tiến hành: - Đánh dấu vạch xuất phát và vạch đích. Đo quãng đường giữa hai vạch. - Cho xe bắt đầu chạy từ vạch xuất phát về hướng vạch đích đồng thời bấm nút Start trên đồng hồ. - Bấm nút Stop trên đồng hồ ngay khi xe vừa chạm vạch đích. - Tính tốc độ theo công thức: tốc độ = quãng đường : thời gian. Lưu ý: Thực hiện phương án trên với ít nhất 3 lần đo. Báo cáo kết quả:
- Bài tập 4: Bảng dưới đây cho biết số chỉ của đồng hồ đo quãng đường trên một xe máy tại các thời điểm khác nhau kể từ lúc xuất phát (6 giờ 30 phút). a) Xác định quãng đường xe đi được tính từ lúc xuất phát cho đến các thời điểm đã cho và điền vào bảng. b) Tính tốc độ của xe trong các khoảng thời gian sau: - Từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ. - Từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút. - Từ lúc 6 giờ 30 phút đến 8 giờ. c) Nêu nhận xét về chuyển động của xe. Lời giải: a) Quãng đường xe đi từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ s = 10220 – 10200 = 20 km - Quãng đường xe đi từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút: s = 10240 – 10200 = 40 km - Quãng đường xe đi từ lúc 6 giờ 30 phút đến 8 giờ. s = 10260 – 10200 = 60 km Điền vào bảng ta được: b) Tốc độ của xe máy ở các khoảng thời gian là - Từ lúc 6 h 30 đến 7 h 00 (t = 0,5 h): v=s/t=20/0,5=40km/h - Từ lúc 6 h 30 đến 7 h 30 (t = 1 h) : v=st=40/1=40km/h - Từ lúc 6 h 30 đến 8 h 00 (t = 1,5 h): v=st=60/1,5=40km/h c) Nhận xét: Xe máy chuyển động với tốc độ không đổi.
- Hướng dẫn về nhà - Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Nghiên cứu bài mới, bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông. + Vai trò của tốc độ trong an toàn giao thông. + Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị "bắn tốc độ“ trong giao thông. + Hiểu được việc điều tiết tốc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn hoặc sự cố nguy hiểm.