Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 4: Âm thanh - Nguyễn Hoàng Sơn

pptx 30 trang Tố Thương 21/07/2023 5142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 4: Âm thanh - Nguyễn Hoàng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_on.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 4: Âm thanh - Nguyễn Hoàng Sơn

  1. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH I. Hệ thống hóa kiến thức: 1. MÔ TẢ SÓNG ÂM a. Sóng âm - Các rung động ( chuyển động ) qua lại vị trí cân bằng là dao động. - Vật dao động phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. - Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường gọi là sóng âm. - Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động. b.Môi trường truyền âm - Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. c.Sự truyền sóng âm trong không khí. - Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.
  2. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH I. Hệ thống hóa kiến thức: 2.ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM a.Độ to của âm - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của dao động so với vị trí cân bằng của nó. - Âm nghe được càng to thì biên độ càng lớn b.Độ cao của âm - Số dao động của vật thực hiện được trong 1 giây được gọi tần số. Đơn vị của tần số là hec1 ( Hz ) - Âm phát ra càng cao ( càng bổng ) ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số dao động càng nhỏ.
  3. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH I. Hệ thống hóa kiến thức: 3. PHẢN XẠ ÂM a.Sự phản xạ âm - Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản - Các vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt - Các vật mềm, xốp, bề mặt gò ghề phản xạ âm kém. b.Một số hiện tượng về sóng âm * Sự hình thành tiếng vang - Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ. - Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất 1/15 giây. Âm phản xạ Âm trực tiếp
  4. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH I. Hệ thống hóa kiến thức: 3. PHẢN XẠ ÂM a.Sự phản xạ âm b.Một số hiện tượng về sóng âm * Sự hình thành tiếng vang v = 343 m/s : là vận tốc truyền âm trong không khí ở điều kiện thường * Sự ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người - Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền âm.
  5. nonnon OngOng họchọc việcviệc The little bee
  6. Câu 1: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào? A. Chân C. Chất D. Chất rắn, B. Chất rắn. không. rắn, lỏng. lỏng và khí.
  7. Câu 2: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra? ? A. Tần số B. Biên độ C. Tốc độ D. Môi trường âm. âm. truyền âm. truyền âm.
  8. Câu 3: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất? A. Không B. Nước C. Gỗ D. Thép. khí.
  9. II. LUYỆN TẬP
  10. TRÒ CHƠI VÒNG QUAY MAY MẮN LUẬT CHƠI Khi giáo viên đưa ra câu hỏi các đội sẽ đưa tay dành quyền trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được quay vòng quay may mắn để tích điểm cho nhóm. Nếu trả lời sai các nhóm còn lại tiếp tục dành quyền trả lời. Cuối trò cho nhóm nào có tổng số điểm cao nhất sẽ chiến thắng trò chơi.
  11. VÒNGVÒNG QUAYQUAY MAYMAY MẮNMẮN 30 20 40 10 1 2 3 50 80 60 70 4 5 6 7 8 9 QUAY
  12. Câu 1: Khi bác bảo vệ đánh trống và tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, âm thanh ấy được tạo ra bởi sự dao động của: A. mặt trống B. các chân đỡ của trống C. dùi trống D. tay của bác bảo vệ QUAY VỀ
  13. Câu 2: Âm thanh không thể truyền trong chân không vì: A. Chân không không có trọng lượng. B. Chân không không có vật chất C. Chân không là môi trường trong suốt D. Chân không không đặt được nguồn âm QUAY VỀ
  14. Câu 3: Trong không khí, sóng âm lan truyền dưới hình thức nào? A. Các phần tử không khí dao động tới lui theo hướng truyền âm. B. Các phẩn tử không khí bị kéo dãn theo hướng truyền âm. C. Các phẩn tử không khí bị nén theo hướng truyền âm. D. Các phẩn tử không khí chuyển động thẳng theo hướng truyền âm. QUAY VỀ
  15. Câu 4: Trong thí nghiệm tạo âm trầm, bổng bằng thước, phần tự do của thước dao động càng nhanh thì âm phát ra có A. tần số càng nhỏ. B. biên độ càng lớn. C. tần số càng lớn. D. biên độ càng nhỏ. QUAY VỀ
  16. Câu 5: Hai sóng âm 1 và 2 được hiển thị trên màn hình dao động kí.Tỉ lệ trên các ô vuông là như nhau. Chọn kết luận đúng. A. Sóng âm 1 có tần só nhỏ hơn sóng ấm 2. B. Sóng âm 1 có tần số lớn hơn sóng âm 2. C. Sóng âm 1 có biên độ lớn hơn sóng âm 2 D. Sóng âm 1 có biên độ và tần số lớn hơn sóng âm 2. QUAY VỀ
  17. Câu 6: Vật nào sau đây phản xạ âm kém nhất? A. Tường bê tông. B. Sàn đá hoa cương. C. Cửa kính. D. Tấm xốp bọt biển. QUAY VỀ
  18. Câu 7: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của A. thành ống sáo. B. cột không khí trong ống sáo. C. các ngón tay của người thổi. D. đôi môi của người thổi. QUAY VỀ
  19. Câu 8: Khi em nghe được tiếng nói to của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì? A. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại. B. Trong hang động có mối nguy hiểm. C. Có người ở trong hang cũng đang nói to. D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh. QUAY VỀ
  20. Câu 9: Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là A. vật liệu truyền âm B. vật liệu thấu âm C. vật liệu cách âm D. vật liệu phản xạ âm. QUAY VỀ
  21. III. VẬN DỤNG
  22. Câu 1: Bạn Xuân cho rằng với bảy cái chén (bát) sành, một ít nước và một chiếc đũa tre, bạn có thể tạo ra một"dàn nhạc" và gõ được các bản nhạc tuỳ thích. a) Để có được "dàn nhạc" như ý kiến của bạn Xuân, em phải điểu chỉnh lượng nước trong các chén như thế nào? Hãy tiến hành biểu diễn trước lớp. b) Độ trầm, bổng của âm thanh phát ra phụ thuộc như thế nào vào lượng nước trong chén?
  23. Câu 1: Bạn Xuân cho rằng với bảy cái chén (bát) sành, một ít nước và một chiếc đũa tre, bạn có thể tạo ra một"dàn nhạc" và gõ được các bản nhạc tuỳ thích. a) Để có được "dàn nhạc" như ý kiến của bạn Xuân, em phải điểu chỉnh lượng nước trong các chén như thế nào? Hãy tiến hành biểu diễn trước lớp. Để có "dàn nhạc chén", ta rót cho mức nước trong bảy chén (bát) khác nhau.
  24. Câu 1: Bạn Xuân cho rằng với bảy cái chén (bát) sành, một ít nước và một chiếc đũa tre, bạn có thể tạo ra một"dàn nhạc" và gõ được các bản nhạc tuỳ thích. a) Để có được "dàn nhạc" như ý kiến của bạn Xuân, em phải điểu chỉnh lượng nước trong các chén như thế nào? Hãy tiến hành biểu diễn trước lớp. b) Độ trầm, bổng của âm thanh phát ra phụ thuộc như thế nào vào lượng nước trong chén? Chén chứa nhiều nước hơn thì âm thanh phát ra nghe trầm hơn.
  25. Câu 2: Giải thích vì sao: a) Trong phòng thu âm, phòng karaoke, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung. b) Khi đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đổng thời hướng tai vể phía nguồn âm, chúng ta có thể nghe rò hơn. b) Tai hướng vể phía nguồn a) Tường sần sùi, nhiều góc âm và bàn tay khum vào cạnh và rèm nhung hấp thụ trong, đặt sát tai nhằm hướng âm, làm giảm các âm phản xạ các ám phản xạ bởi bàn tay không mong muốn. vào trong tai, giúp nghe rõ.
  26. Câu 3: Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? * Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: - Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn (như làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra) - Phân tán tiếng ồn trên đường truyền ( như làm cho âm truyền theo hướng khác) - Ngăn cản bớt tiếng ồn truyền tới tai.
  27. Câu 4. Một người gõ 1 nhát búa vào đường sắt, ở cách 1100m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3 giây. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 343m/s thì tốc độ truyền âm trong đường sắt là bao nhiêu? Thời gian âm truyền trong đường sắt là: t2 = t1 -3 = 0,2 (s)
  28. Câu 5. Tại 1 nơi trên mặt biển mà thời gian kể từ lúc con tàu (trên mặt nước) phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1,5 giây. Độ sâu là bao nhiêu. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1500m/s Thời gian âm thanh đi từ mặt biển đến đáy biển là: t1 = t/2= 0,75 (s) Độ sâu của đáy biển là: s =t1 .v =0,75.1500 =1125 (m)
  29. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ • Ôn bài chủ đề 4. • Đọc và tìm hiểu chủ đề 5: “ Ánh sáng”