Bài giảng Hình học Lớp 7 - Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác - Nguyễn Thị Phương Lan

pptx 43 trang Đào Khang 11/06/2024 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 7 - Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác - Nguyễn Thị Phương Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_hinh_hoc_lop_7_bai_6_tinh_chat_ba_duong_phan_giac.pptx
  • docxBÀI TẬP TỰ LUYỆN.docx
  • mp4Gấp giấy- Xác định giao điểm ba đường phân giác của tam giác (1).mp4
  • docThuyet minh bai tính chất ba đường phân giác của tam giác.doc
  • mp4tinh chat ba duong phan giac cua tam giac.mp4
  • mp4Vẽ ba đường phân giác của tam giác.mp4
  • mp4video1.mp4

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 7 - Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác - Nguyễn Thị Phương Lan

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QŨY LAWRENCE S.TING CUỘC THI QUỐC GIATHIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING LẦN THỨ 4 Bài 6: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC Môn : Toán – Lớp 7 Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan Email: nguyenlan2880@gmail.com Điện thoại: 01683236413 ĐV công tác: Phố Đồng Me, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội Giấy phép bài dự thi: CC- BY-SA Nam Từ Liêm, tháng 11/2016 Chúc hội thi thành công tốt đẹp
  2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI GIẢNG Muốn dừng lại ở bất cứ thời điểm nào của một trang hay muốn chuyển trang tiếp theo hoặc xem lại trang trước đó em có thể kích vào các biểu tượng trên thanh điều khiển ở phía dưới. Đối với các bài tập trắc nghiệm, các em cần nghe kĩ câu hỏi rồi chọn phương án trả lời đúng nhất sau đó nhấn vào nút Nộp bài để kiểm tra kết quả. Nếu có thông báo làm lại thì các em nhấn vào nút Làm lại rồi chọn phương án khác nhé! Dừng lại Quay lại trang trước Chuyển trang tiếp theo
  3. CÁCH THAO TÁC VỚI CÁC BÀI TẬP TƯƠNG TÁC - Đối với các gói bài tập trắc nghiệm, sau khi nghe nội dung và hướng dẫn cách sử dụng, em nhấn chọn nút “Bắt đầu” để làm bài. - Tại mỗi câu hỏi và bài tập sẽ có phần hướng dẫn thao tác làm và kiểm tra kết quả. Sau khi làm bài, nhấn vào nút “Nộp bài” để kiểm tra sẽ có thông báo làm đúng hay sai, nếu xuất hiện thông báo làm lại thì nhấn vào nút “Thử lại” rồi lặp lại thao tác như khi làm lần thứ nhất. - Sau khi hoàn tất gói bài tập sẽ xuất hiện thông báo điểm và nhận xét, để xem lại kết quả đã làm ta nhấn nút “Xem lại”. Để học tiếp nhấn nút “Tiếp tục” để qua trang.
  4. Ôn lại kiến thức cũ
  5. Có hai con đường cắt nhau và cùng cắt một con sông tại hai địa điểm khác nhau. Hãy tìm một địa điểm để xây dựng một đài quan sát sao cho các khoảng cách từ đó đến hai con đường và đến bờ sông bằng nhau.
  6. Giả sử hai con đường cắt nhau tại A, hai con đường cùng cắt con sông tại B và C tạo thành một tam giác ABC. Vị trí xây dựng đài quan sát ở đâu để thỏa mãn yêu cầu đề bài.
  7. Điểm nào trong tam giác cách đều ba cạnh của nó? Bài 7 .? 11
  8. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: - Hiểu khái niệm đường phân giác của một tam giác và biết mỗi tam giác có ba đường phân giác. - Phát biểu được tính chất đường phân giác xuất phát từ đỉnh của tam giác cân. - Phát biểu được tính chất ba đường phân giác của tam giác. Kỹ năng: - Vẽ được đường phân giác của một tam giác. - Tự chứng minh định lý : “Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đáy đồng thời là trung tuyến ứng với cạnh đáy”. - Thông qua gấp hình và bằng suy luận, HS chứng minh được định lý về tính chất ba đường phân giác của tam giác. Bước đầu làm quen với bài toán chứng minh ba đường thẳng đồng quy. - Vận dụng được tính chất ba đường phân giác của tam giác để giải quyết bài toán thực tế. Thái độ: - HS tự giác, tích cực, chủ động, nghiêm túc trong các hoạt động, hào hứng với tiết học, thêm yêu thích bộ môn. - HS có ý thức liên hệ thực tế và áp dụng kiến thức học được giải quyết các vấn đề liên quan trong thực tế.
  9. NỘI DUNG BÀINỘI HỌC DUNG BÀI HỌC 1 Đường phân giác của tam giác 2 Tính chất ba đường phân giác của tam giác 3 Luyện tập, củng cố
  10. 1. Đường phân giác của tam giác Cho tam giác ABC. Vẽ tia phân giác của góc BAC cắt cạnh BC tại M. Trong tam giác ABC, tia phân giác của góc BAC cắt cạnh BC tại điểm M. Đoạn thẳng AM được gọi là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của tam giác ABC.
  11. À Mỗi tam giác có ba đường phân giác.
  12. Tính chất Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy.
  13. Để xem chính xác định lý, mời các em nhấp chuột vào tệp đính kèm: SÁCH GIÁO KHOA Nhấp chuột vào nút => hoặc <= để lật trang. Các em hãy lật đến trang 72
  14. VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT! Luật chơi: Để tham gia trò chơi, nhấp chuột vào nút bắt đầu, có 4 câu hỏi tương ứng trả lời đúng em có 10 điểm, trả lời sai trừ đi 5 điểm. Em có 5 phút để hoàn thành trò chơi này. Chúc các em giành điểm cao.
  15. 2. Tính chất ba đường phân giác của tam giác Với tam giác bằng giấy đã chuẩn bị, em hãy: - Gấp hình xác định ba đường phân giác của tam giác. - Trải tam giác ra, quan sát và cho biết: Ba nếp gấp có cùng đi qua một điểm không?
  16. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỆP ĐÍNH KÈM: Kiem chung tinh chât.gsp Để xem đường phân giác nhấn chuột vào đường phân giác. Để xem khoảng cách giao điểm đến các cạnh nhấn chuột vào Ẩn/ hiện khoảng cách. Để đo khoảng cách nhấp chuột vào đo kh/ cách. Để xem kết luận nhấp chuột vào Kết luận
  17. Định lí: Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
  18. Hướng dẫn: MNQ; NE,QF,MI đồng quy tại I NE là tia phân giác MNQ; QF là tia phân giác NQM; NE= QF I GT NE cắt QF tại I; MI là tia phân giác của NMQ IH⊥⊥ NQ; IK MQ; IP⊥ MN KL MI là tia phân giác của NMQ; IH=IK=IP.
  19. Hãy chứng minh định lí: Ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác. MNQ NE là tia phân giác MNQ; QF là tia phân giác NQM; GT NE cắt QF tại I; IH⊥ NQ; IK ⊥ MQ;IP ⊥ MN KL MI là tia phân giác của NMQ; IH=IK=IP.
  20. Giao của ba đường phân giác là tâm đường tròn nội tiếp tam giác
  21. Vậy địa điểm cần tìm để xây dựng đài quan sát sao cho các khoảng cách từ đó đến hai con đường và đến bờ sông bằng nhau là giao điểm ba đường phân giác của tam giác ABC.
  22. Điểm nằm ngoài tam giác, cách đều ba đường thẳng chứa ba cạnh của tam giác đó, là điểm chung của tia phân giác trong và hai tia phân giác ngoài (tia phân giác của góc ngoài) của tam giác. Điểm K là tâm của đường tròn bàng tiếp của tam giác ABC. Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp.
  23. CÁC EM CHỌN TỆP ĐÍNH KÈM BÀI TẬP TỰ LUYỆN.DOCX Sau khi trình bày xong bài tập, em hãy nộp bài trình bày qua địa chỉ email: nguyenlan2880@gmail.com
  24. Nhấp chuột vào tệp đính kèm: THAM KHẢO THÊM
  25. Hướng dẫn học bài: - Nắm vững khái niệm đường phân giác của tam giác và tính chất ba đường phân giác của tam giác -Chứng minh vào vở định lý về tính chất ba đường phân giác của tam giác. Vẽ lại sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chủ đề tính chất đường phân giác của tam giác.
  26. Bài tập tham khảo Mời các em nhấp chuột vào tệp đính kèm: HƯỚNG DẪN BÀI TẬP BỔ SUNG
  27. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sử dụng phần mềm Camtasia Studio 7 để biên tập các đoạn video. - Sử dụng phần mềm Total Video Converter để đổi đuôi các đoạn phim. - Sử dụng trang và để truy cập sưu tầm tư liệu, tranh ảnh - Sử dụng phần mềm Photoshop 7.0 để chỉnh sửa ảnh. - Sử dụng trang web: - Và một số tài liệu tham khảo khác của đồng nghiệp.
  28. CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP