Thuyết minh Bài giảng E-learning Toán Lớp 7 - Tiết 48+49: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu - Trương Thị Tuyến

doc 14 trang Đào Khang 11/06/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh Bài giảng E-learning Toán Lớp 7 - Tiết 48+49: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu - Trương Thị Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_e_learning_toan_lop_7_tiet_4849_quan_h.doc
  • docPHIEU THONG TIN GIAO VIEN.doc

Nội dung text: Thuyết minh Bài giảng E-learning Toán Lớp 7 - Tiết 48+49: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu - Trương Thị Tuyến

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ————— ———————————— Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 10 năm 2016 PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI “SOẠN GIÁO ÁN E_LEARNING” I. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Họ và tên giáo viên : TRƯƠNG THỊ TUYẾN - Ngày, tháng, năm sinh: 08/4/1975 - Giới tính: Nữ. - Đơn vị công tác: Trường THCS Phạm Công Bình II. PHẦN THUYẾT TRÌNH 1. Lý do chọn chủ đề. Trước sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức khoa học, công nghệ thông tin như hiện nay, một xã hội thông tin đang hình thành và phát triển trong thời kỳ đổi mới như nước ta đã và đang đặt nền giáo dục và đào tạo trước những thời cơ, thách thức mới. Để hòa nhập tiến độ phát triển đó thì giáo dục và đào tạo luôn đảm nhận vai trò hết sức quan trọng trong việc “đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, đó là “đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội”. Nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, con đường duy nhất là nâng cao chất lượng học tập của học sinh ngay từ nhà trường phổ thông. Là giáo viên ai cũng mong muốn học sinh của mình tiến bộ, lĩnh hội kiến thức dễ dàng, phát huy tư duy sáng tạo, rèn tính tự học, thì môn toán là môn học đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó. Việc học toán không phải chỉ là học như SGK, không chỉ làm những bài tập do Thầy, Cô ra mà phải nghiên cứu đào sâu suy nghĩ, tìm tòi vấn đề, tổng quát hoá vấn đề và rút ra được những điều gì bổ ích. Bài toán về “Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Đường xiên và hình chiếu của chúng” có những vấn liên quan đến đời sống thực tế. Qua các bài toán trên cơ sở lí thuyết các em có thể vận dụng nó vào đời sống thực tiễn giúp cho công việc đạt hiệu quả cao. Mục đích của chủ đề: - Học sinh khắc sâu kiến thức: định nghĩa đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên, hình chiếu của một điểm trên một đường thẳng, tính chất 1
  2. của mối quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu của chúng. Có kỹ năng vẽ hình và phân tích để vận dụng tính chất cho phù hợp vào từng bài tập cụ thể. Biết liên hệ và vận dụng vào đời sống thực tế. - Để đáp ứng nhu cầu cho việc học tập của các em học sinh trong thời kì công nghệ thông tin và khuyến khích đội ngũ giáo viên ở các cấp học đổi mới hình thức dạy học cho học sinh qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng phần mềm trong việc thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning. - Rèn kĩ năng vẽ hình, quan sát hình vẽ, vận dụng tính chất, lập luận để trình bày lời giải khoa học. - Rèn luyện kỹ năng tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn và có hệ thống. - Rèn luyện khả năng tư duy, óc quan sát, sự sáng tạo và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Yêu thích bộ môn 3. Phương pháp thực hiện: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của chủ đề. Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Dạy học phát huy tính tích cực. - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm trong giảng dạy. 4. Phương tiện thực hiện: - Máy chiếu, máy tính, loa. - Sử dụng các phần mềm Microsoft PowerPoint, Adobe Presenter 10, Quicktime. - Phần mềm Paint để chỉnh sửa hình ảnh. - Các Trang đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành ). 2
  3. - Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn SCORM, AICC của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam. 5. Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016 6. Tóm tắt nội dung bài giảng: STT Nội dung trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Trang bìa Trang 1 Video giáo viên giới thiệu Trang 2 3
  4. Mục tiêu bài Trang học` 3 Nội dung cơ bản của bài Trang học. 4 Khái niệm đường vuông Trang góc, 5 đường xiên. Câu hỏi 1.1 Trang 6 4
  5. Lời giải câu hỏi 1.1 Trang 7 Câu Trang hỏi 1.2 8 Bảng điểm trong phần Trang câu hỏi 9 thứ nhất Hình Trang vẽ dẫn 10 vào phần 2. 5
  6. Bài toán. Trang 11 Câu Trang hỏi 2.1. 12 Trang Lời 13 giải câu hỏi 2.1. Câu Trang hỏi 2.2. 14 6
  7. Lời giải hoàn Trang chỉnh 15 của bài toán. Hình vẽ gợi ý cho Trang câu hỏi 16 2.3 Câu Trang hỏi 2.3 17 Trang Đáp án 18 câu hỏi 2.3 7
  8. Trang Nội 19 dung định lí 2. Câu Trang hỏi 2.4 20 Bảng điểm Trang trong 21 phần câu hỏi thứ 2. Củng Trang cố lí 22 thuyết 8
  9. Bài tập vận Trang dụng 23 4.1 Lời giải của bài Trang 4.1 24 Bài tập Trang liên hệ 25 thực tế 4.2 Giải thích Trang của bài 26 tập vận dụng 4.2 9
  10. Bài tập Trang 4.3 27 Câu Trang hỏi 28 4.3a) Đáp án câu hỏi Trang 4.3a) 29 Câu Trang hỏi 30 4.3b) 10
  11. Lời giải bài tập 4.3 Trang 31 Cách xác định khoảng cách Trang giữa 32 hai đường thẳng song song. Bài tập vận Trang dụng 33 thực tế. Hình vẽ củng cố lí Trang thuyết. 34 11
  12. Bảng điểm của Trang phần 35 bài tập vận dụng. Video kết thúc bài Trang học. 36 Tài liệu Trang tham 37 khảo. Tài liệu tham khảo. Trang 38 7. Kết quả thực hiện: 12
  13. - Việc hiểu biết kiến thức môn Toán, hiểu rõ về kiến thức của từng bài học và áp dụng những kiến thức môn Toán vào cuộc sống. Đặc biệt đối với bài toán về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu của chúng học sinh hiểu về một số công việc trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến vấn đề đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu như: nâng dần khoảng cách khi tập bơi, đo khoảng cách của miếng gỗ có hai cạnh song song với nhau hay so sánh khoảng cách bơi của các bạn mà không cần lội xuống ao, hồ, . Các em biết vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào công việc một cách linh hoạt, khoa học và đạt hiệu quả cao. Học sinh hứng thú học bộ môn Toán. Đó là niềm động viên tôi có thêm kinh nghiệm quý báu truyền đạt lại cho các em để có kết quả tốt hơn. - Nhờ phương tiện trực quan sinh động như các video clip, hình ảnh thực tế giúp các em có hứng thú học hơn và liên hệ ngay và ứng dụng tế vào các bài tập thực hành. - Các em có cơ hội để thể hiện hết năng lực của mình trong một giờ học. Chính vì vậy mà giờ học môn Toán trở nên rất nhẹ nhàng và hứng thú. - Qua bài học học sinh có cơ hội củng cố, khắc sâu, rèn luyện thêm kiến thức, kĩ năng của bộ môn và nhiều bộ môn khoa học khác. - Khảo sát chất lượng với 123 học sinh trong năm học kì II năm học 2015-2016 của học sinh khối 7 cụ thể ở các lớp 7A.7B. 7C. 7D trường THCS Phạm Công bình như sau: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN HỌC SINH Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 7A 33 14 42.4 17 51.6 2 6.0 7B 30 5 16.7 8 26,7 16 53,3 1 3.3 7C 30 3 10.0 11 36.7 15 50,0 1 3.3 7D 30 1 3.3 4 6.7 23 83.3 2 6.7 Tổng 123 23 18,7 40 32,5 56 45.5 4 3.3 8. Ý nghĩa của bài giảng đối với thực tiễn đời sống: - Để thực hiện được phương pháp dạy học này học sinh cần phải sử dụng được máy tính, máy tính có kết nối Internet, nắm chắc kiến thức bài học . Chính vì vậy sau khi tham gia bài học thông qua giáo án E_Learning, học sinh có thể chủ động, độc lập trong việc tìm hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra 13
  14. trong thực tiễn cuộc sống, được phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, khả năng kết hợp tri thức của nhiều môn khoa học, khả năng giải quyết một vấn đề khó trong cuộc sống bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao. Qua tiết học vừa rồi, chúng ta đã biết được làm thế nào để so sánh khoảng cách bơi mà không cần phải lội xuống nước, đo khoảng cách giữa hai cạnh song song của một miếng gỗ hay tập bơi để nâng dần khoảng cách. 9. Kết luận Trên đây là toàn bộ bản thuyết trình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, thực hành, kiểm tra đánh giá v v Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tìm hiểu kiến thức được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Đồng Văn, ngày 05 tháng 10 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN Trương Thị Tuyến 14