Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 28: Văn bản "Qua đèo Ngang" - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Thúy

docx 9 trang ngohien 06/10/2022 6940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 28: Văn bản "Qua đèo Ngang" - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_28_van_ban_qua_deo_ngang_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 28: Văn bản "Qua đèo Ngang" - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Thúy

  1. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm GIÁO ÁN HỘI ƯDCNTT Ngày soạn: 14/10/2020 Tuần 7 Tiết chương trình: 28 VĂN BẢN QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Huyện Thanh Quan. - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ. - Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. - Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. - Rèn kĩ năng đọc và phân tích bố cục bài thơ thất ngôn bát cú. - Phân tích một số nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ. *GD kĩ năng sống: Kĩ năng thể hiện tình cảm 3. Thái độ: Tình yêu quê hương đất nước và đặc biệt là trước vẻ đẹp của thiên nhiên 4.Năng lực cần đạt - Năng lực nhận thức. - Năng lực hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực tự học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án - Bảng phụ (tivi), tranh ảnh 2. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp đọc diễn cảm - Phương pháp giảng bình IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) GV chiếu câu hỏi: Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  2. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm - Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua đèo Ngang”? - Khái quát nội dung 2 câu thơ đầu? 3. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Ghi bảng ❖ Hoạt động 1: Khởi động(1 phút) Giáo viên giới thiệu bài mới: Ở tiết 1 các em đã được tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. Chúng ta đã tìm hiểu về bố cục bài thơ và đã phân tích xong hai câu thơ đầu. Dừng chân trên đèo khi bóng chiều đã xế. Bức tranh đèo Ngang trong hai câu mở đầu hiện lên có nắng chiều, cỏ, cây, đá, lá, hoa. Chỉ bằng những nét phác thảo hết sức đơn sơ, nhà thơ đã gợi tả tài tình sức sống của cỏ cây, hoa lá ở một nơi chật hẹp. Hai câu đề đã khắc họa tài tình khung cảnh đèo Ngang heo hút, vắng vẻ, hoang vu. I. Tác giả - Tác phẩm Khung cảnh ấy tạo cảm giác vắng lặng và buồn man mác. Như vậy cảnh đèo Ngang ở 2 II. Tìm hiểu văn bản câu đề là cận cảnh, phóng tầm mắt ra xa tác giả thấy những gì, tâm trạng của nhà thơ như 1. Hai câu đề thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.Hai câu thực. 2. Hai câu thực ❖ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) 1, Phân tích bài thơ GV trình chiếu bài thơ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc hai câu thực GV trình chiếu 02 câu thực(slide 5) *Yêu cầu - Thảo luận cặp đôi (theo bàn) (2 phút) - Giáo viên trình chiếu câu hỏi. (slide 6) Câu hỏi: Ở 02 câu thực, cảnh Đèo Ngang được tác giả miêu tả cụ thể qua những hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện ở hai câu thơ? - Học sinh thảo luận và trình bày Giáo viênnhận xét, bổ sung. (Trình chiếu đáp án)(slide 7) * Nghệ thuật: đối và đảo ngữ, từ láy gợi hình, gợi cảm. Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  3. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà + Đối: Lom khom/ lác đác, dưới núi/ bên sông, tiều vài chú/ chợ mấy nhà. + Đảo “lom khom, lác đác” lên đầu câu, + Từ láy gợi hình ảnh: lom khom, lác đác - Bức tranh Đèo Ngang được miêu tả cụ thể về cảnh sườn non, chân núi với cuộc sống, - Con người: ít ỏi, nhỏ bé con người. - Con người hiện ra thật nhỏ bé qua dáng điệu “lom khom”, xa vời “dưới núi” và ít ỏi “tiều vài chú”. - Cuộc sống: thưa thớt, trơ trọi với mấy túp - Cuộc sống: thưa thớt, mờ nhạt. nhà heo hút ”lác đác” ở bến sông. → Cảnh vật hiện lên với những nét ước lệ, phép đối, đảo ngữ, từ láy gợi mờ nhạt: thiên nhiên thì rộng lớn, ngút ngàn, hình dù thấp thoáng có sự sống của con người Nhấn mạnh dáng vẻ nhỏ bé, tội nhưng còn hoang sơ, tiêu điều. Sự sống như nghiệp của con người và sự hoang thu nhỏ lại, cảnh vật làm hồn người nặng trĩu vắng, hiu quanh của cảnh vật. hơn. Giáo viên bình giảng: Khung cảnh ở hai câu thực tuy đã có sự xuất hiện hình bóng của con người nhưng không hề làm cho bức tranh tươi vui, ấm áp mà ngược lại càng làm tăng lên sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của cảnh đèo Ngang. Các từ láy “lom khom”, “lác đác” để gợi lên hình ảnh của con người và sự sống nơi đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lẻ loi, chỉ “vài” người kiếm củi trong rừng; “chợ” vốn là nơi tụ họp đông vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ chợ chỉ có “mấy nhà” lác đác, thưa thớt, buồn tẻ lại càng làm nổi bật thêm quang cảnh thưa vắng, hoang vu của đèo Ngang. Bức tranh ấy còn được miêu tả qua những hình ảnh tiêu biểu nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp phần 3. 3. Hai câu luận - Học sinh đọc hai câu luận (chiếu side 8) - Giáo viên Trình chiếu Câu hỏi: Theo em, bức tranh đèo Ngang được miêu tả ở hai câu luận có gì khác với bức tranh đèo Ngang ở bốn câu trước? (Không chỉ có cảnh vật mà còn có cả âm Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  4. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm thanh.) - Âm thanh: tiếng chim cuốc, chim Câu hỏi: Giữa cảnh đèo hoang vu đó đã đa đa. vang lên những âm thanh nào? (tiếng chim cuốc cuốc và đa đa) Câu hỏi: Em biết gì về loài chim cuốc, đa đa? (HS xem chú thích sgk/103) GV cung cấp thêm: Chuyện xưa kể rằng vua nước Thục sau khi nhường ngôi cho vị tể tướng có tài trị thủy, lên ẩn cư tại núi Tây Sơn rồi qua đời, hồn biến thành chin đỗ quyên (chim cuốc), vào cữ tháng hai cho tới cuối xuân đầu hè thường cất tiếng kêu nghe ai oán như tiếng gọi hồn nước cũ. Câu hỏi:Phân tích tác dụng biểu cảm của âm thanh và nghệ thuật được sử dụng? (Chiếu side 11) - Với lối chơi chữ (theo nghĩa từ Hán Việt) + “quốc” có nghĩa là “nước”; + “gia” có nghĩa là “nhà”; → nhân hoá “quốc quốc, gia gia” → Âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa vang lên nghe khắc khoải, da diết, làm tăng thêm sự vắng lặng và xoáy sâu thêm nỗi buồn nhớ của nhà thơ. Câu hỏi: Phép đối được tiếp tục sử dụng như thế nào trong hai câu thơ này? - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét, trình chiếu (nói) (slide .) →phép đối, chơi chữ, nhân hóa. (Hai câu thơ đối rất chỉnh: Nhớ nước/ thương nhà, đau lòng/ mỏi miệng, con quốc quốc/ cái gia gia) Câu hỏi: Theo em có phải nhà thơ chỉ miêu tả âm thanh của tiếng chim hay còn muốn bộc lộ những cảm xúc nào nữa? - Không chỉ tả âm thanh của tiếng chim mà Nỗi nhớ nước, thương nhà và còn tả những cảm xúc, nỗi lòng của chính bà. niềm hoài cổ. Tiếng chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng thiết tha, da diết của nỗi nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  5. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm (Chiếu side 13) GV tích hợp phân môn Lịch sử. *Thảo luận nhóm (theo tổ) (3 phút) Trình chiếu câu hỏi thảo luận: (slide 14) Câu hỏi: Tại sao đang đứng trên đất nước mình bà Huyện Thanh Quan lại có tâm trạng nhớ nước, thương nhà? - Thương nhà: là tình cảm tha thiết của đứa con tha hương, xa Thăng Long vào Phú Xuân làm chức “Cung trung giáo tập” theo chỉ dụ của triều đình. - Nhớ nước: đó là hoài niệm chung về một thời dĩ vãng và phủ nhận trước thực tại (triều Nguyễn) có phần xa lạ đối với bà.) * Giáo viên giảng bình: “Thương nhà” thì đã rõ. Bà vốn là người Nghi Tàm, Hà Nội, được triệu vào Huế làm chức “Cung trung giáo tập”. Một người phụ nữ phải rời nhà đi xa như thế, dù là đi làm quan, cũng ngổn ngang biết bao nỗi niềm. Bà Huyện Thanh Quan sống vào khoảng cuối Lê đầu Nguyễn. Cũng như phần lớn văn nhân thi sĩ lúc bấy giờ, bà mang tâm trạng hoài Lê, ngậm ngùi, luyến tiếc một thời xưa cũ, tiếc một triều đại vàng son đã xa. Mượn tiếng chim kêu của con cuốc và đa đa, Bà Huyện Thanh Quan gửi gắm vào đó nỗi lòng sâu kín, niềm hoài cổ nhớ nước, thương nhà luôn thường trực của mình. Tâm trạng này cũng được thể hiện một cách cụ thể nhất qua bài “ Thăng Long thành hoài cổ”: Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Câu hỏi: Hãy nhận xét cảnh tượng qua đèo Ngang và bút pháp miêu tả của nhà thơ qua 6 câu vừa phân tích? - Đó là cảnh thiên nhiên với núi đèo bát ngát, cây cỏ um tùm thấp thoáng, có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà, lại với tâm trạng cô đơn Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  6. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm cho nên không gợi cảm giác vui, đẹp mà buồn vắng lặng. - Bút pháp miêu tả: dùng từ láy giàu sức gợi hình kết hợp với phép đảo ngữ, phép đối, từ tượng thanh, đã làm tăng thêm sức gợi tả.) Câu hỏi: Vậy 6 câu đầu có phải đơn thuần là tả cảnh không? (Mượn cảnh để nói lên tình cảm – tả cảnh ngụ tình) * Giáo viên giảng: Tả cảnh ngụ tình là thủ pháp thường được sử dụng trong thơ cổ, tả cảnh nhưng nhằm thể hiện tình cảm, tâm trạng. Bài thơ này cũng đã cho thấy một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, điêu luyện. Cảnh gợi buồn (bóng xế tà, tiều vài chú, chợ mấy nhà, ), có âm thanh nhưng chỉ càng thêm hoang vắng, khắc khoải, lòng người lại càng bâng khuâng hoài niệm. Tình và cảnh đan quyện vào nhau trong một điệu buồn hoang vắng, cô đơn. Nghệ thuật này các em sẽ được tìm hiểu rõ hơn ở chương trình trên như tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vậy hình ảnh toàn cảnh đèo Ngang và nỗi niềm của nhân vật trữ tình hiện ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp 2 câu kết của bài thơ. - Giáo viên trình chiếu (slide 15) - Gọi học sinh đọc hai câu kết. Câu hỏi: Trong tư thế “dừng chân đứng 4. Hai câu kết lại” toàn cảnh đèo Ngang hiện lên như thế nào trước mắt nhà thơ? (Toàn cảnh đèo Ngang hiện ra trước mắt nhà thơ với cảnh “trời non nước” với vẻ rộng lớn, bao la ) Câu hỏi: Nhịp thơ của câu 7 có gì khác so với nhịp thơ của toàn bài? Em hãy cho biết dụng ý nghệ thuật của tác giả? (Học sinh trả lời - Gv trình chiếu) (slide 16) - Nhịp thơ trong câu là 4/1/1/1. Với nhịp thơ cho thấy cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn ở chốn đèo Ngang. Câu hỏi: Ngoài nhịp thơ có sự khác biệt, Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  7. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm trong hai câu cuối tác giả còn sử dụng nghệ thật gì? - Tác giả sử dụng thủ pháp đối: đối lập giữa không gian trời, non, nước bao la, mênh - Hình ảnh đối lập: mông, rợn ngợp đến vô cùng của cảnh vật với Trời, non, nước > < Mảnh tình hoàn cảnh con người lẻ loi, cô đơn, nhỏ bé.) riêng Câu hỏi: Nếu 6 câu trên là mượn cảnh ngụ tình, vậy hai câu cuối nhà thơ trực tiếp tả tình như thế nào? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào? (Tâm trạng buồn, cô đơn. Cụm từ “ta với ta”.) Câu hỏi: Phân tích hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”? - Cụm từ : "ta với ta" Là cụm từ bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả, là mình đối diện với chính mình, → Đó là tâm sự sâu kín, một mình là sự thể hiện chân thực và sâu sắc tâm sự cô biết, một mình hay. Tình thương đơn, lẻ loi.) nhà, nhớ nước âm thầm, lặng lẽ. *GV giảng bình: Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, heo hút, có trời, non, nước, Nỗi buồn cô đơn, lẻ loi, trống nhưng khung cảnh rời rạc, cách biệt, càng gợi vắng đến tột cùng cho lòng người sự lẻ loi, nặng nề. Cảnh vật mở ra đến vô cùng, vô tận mà lòng người lại nhỏ bé, cô độc, trống vắng đến mênh mông. Đến hai câu kết cái buồn xuyên suốt bài thơ mới bật ra thành những tiếng cảm thán mang nặng u hoài không ai chia sẻ. Một mảnh tình mong manh, riêng chiếc giữa cảnh trời, non, nước. Cách dùng cụm từ “ta với ta” ở cuối bài thơ đã thể hiện tình cảnh của nữ sĩ, lúc này Bà Huyện Thanh Quan đang một mình đối diện với chính mình, với nỗi buồn, nỗi cô lẻ không ai chia sẻ ngoài trời, non, nước bát ngát. Sự cô đơn, lẻ loi, trống vắng đến tột cùng của Bà Huyện Thanh Quan giũa cảnh núi non trùng điệp ở đèo Ngang như càng nhân lên gấp bội. GV chiếu hình ảnh Đèo Ngang(slide 17, 18, 19) Câu hỏi: Các em nhìn lên màn hình. Em biết gì về đèo Ngang hôm nay? - HS trả lời Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  8. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm *Giáo viên khái quát, bổ sung: Thắng cảnh đèo Ngang là đệ nhất hùng quan, đây là vùng đất hiểm yếu được mệnh danh là bức tường thành phía Nam của nước Đại Việt xuất hiện qua các áng thơ văn bất hủ của nhiều thi nhân các thời. Không chỉ có cảnh đẹp,sơn thủy hữu tình. ĐèoNgang còn giữ vai trò còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các miền khí hậu Việt Nam. So với đèo Hải Vân, đèo Ngang thua kém ở mức độ hiểm trở nhưng hơn hẳn về vẻ thơ mộng. Chính vì vậy mà đèo Ngang vẫn là địa chỉ khó quên, vẻ đẹp thiên nhiên cùng với câu chuyện lịch sử đã đi vào huyền thoại càng làm cho đèo Ngang trở nên cuốn hút, vừa có một chút gì đó bí ẩn khiến những con tim lữ khách thôi thúc tìm đến để chiêm ngưỡng. Câu hỏi: (GDKNS cho học sinh) Từ đó, thế hệ trẻ chúng ta phải có trách nhiệm, gì đối với di tích, cảnh quan đèo Ngang nói riêng và các di tích, cảnh quan khác trên đất nước ta nói chung? - Học sinh làm việc độc lập và trả lời - Giáo viên bổ sung,chốt kiến thức chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn, phát huy, tôn tạo vẻ đẹp của di tích, thắng cảnh đèo Ngang nói riêng và các di tích,thắng cảnh,di sản văn hóa của đất nước ta nói chung. Sống thân thiện, tích cực với môi trường, cảnh quan thiên nhiên xung quanh ta. 2.Hướng dẫn HS tổng kết *Giáo viên chuyển ý: Các em vừa phân tích xong toàn bộ bài thơ. Câu hỏi: Vậy, em hãy cho biết những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - HS trả lời - Giáo viên nhận xét, chốt và chiếu đáp án (side 20) + Nội dung: Cảnh đèo Ngang đẹp, hoang sơ, gợi buồn. Tâm trạng nhớ nước, thương nhà da diết, cô đơn thầm lặng. Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021
  9. Giáo viên: Vũ Thị Thuý - Trường THCS Trần Đại Nghĩa - Cam Lâm + Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ, chơi chữ. Miêu tả kết hợp với biểu cảm. Lời thơ trang nhã, điêu luyện, âm điệu trầm lắng. (Học sinh đọc ghi nhớ SGK/104 ) Qua bài thơ em hiểu gì về con người tác * Ghi nhớ:( Sgk /104) giả? - Là người phụ nữ nặng lòng với gia đình và đất nước. Người có tài làm thơ thất ngôn bát cú. Liên hệ bản thân về lòng yêu nước: Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước ? - Học sinh trình bày, GV nhận xét. ❖ Hoạt động 3: Luyện tập toàn bài (8 phút) III. Luyện tập Bài tập 1: Hàm nghĩa cụm từ “ta với ta” Bài 1,2 (Sgk / 104) (về nhà hoàn thành như đã tìm hiểu trong phần bài học - Bộc lộ độ cô đơn khép kín của tác giả) 4. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Học thuộc bài thơ – học ghi nhớ - Soạn bài: “Bạn đến chơi nhà” theo câu hỏi SGK/105. + Đọc – hiểu văn bản. + Tác giả – tác phẩm. + Nhận xét giọng điệu của bài thơ. + Cảm xúc của tác giả trong bài thơ? + So sánh cụm từ “ta với ta” ở trong bài này với bài “Qua đèo ngang – Huyện Thanh Quan” +Trả lời theo câu hỏi SGK/105. 5. Rút kinh nghiệm Hiệu trưởng Tổ/ nhóm trưởng Giáo viên Vũ Thị Thúy Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2020 - 2021