Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thắng Nhì (Có hướng dẫn chấm)

doc 6 trang ngohien 21/10/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thắng Nhì (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thắng Nhì (Có hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP.VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THẮNG NHÌ NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Một đặc điểm riêng có của con người Việt Nam ta là “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, cho nên từ đời xưa đã xuất hiện các vị lão tướng tiền bối công danh lừng lẫy, đất nước mãi mãi ghi công như: Bà Trưng, Bà Triệu và cho đến nay chị Võ Thị Sáu vẫn ngẩng cao đầu, với nụ cười chiến thắng trước quân xâm lược, chị Út Tịch, người mẹ của sáu đứa con, tham gia đánh giặc khiến giặc nhiều phen khiếp vía, với câu nói nổi tiếng “ đánh đến còn cái nai quần cũng đánh” thì không còn gì phải bàn cãi về lòng yêu nước của những người con đất Việt như vậy. ” ( Trích trong bài viết “Người Việt chân chính”, báo Tiếng nói thế hệ trẻ) Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn trên giống với văn bản nào mà em đã học trong chương trinh Ngữ văn 7 học kì 2? Văn bản đó được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước? Câu 3 (1.0 điểm) Tìm phép liệt kê trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó? II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Mỗi chúng ta cần phải luôn học tập suốt đời, em hãy viết một bài văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Học, học nữa, học mãi” của Lê nin.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP. VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THẮNG NHÌ NĂM HỌC 2020-2021 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 (Gồm 02 trang) Câu Nội dung Thang điểm I. ĐỌC HIỂU 4,0đ Câu 1 Giống văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 0,5đ 1 điểm Phương thức biếu đạt: nghị luận 0,5đ Câu 2 - Nội dung: tinh thần yêu nước mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nói 1,0đ về những người anh hùng của dân tộc. 2 điểm - Là học sinh để thể hiện lòng yêu nước em cần phải: 1,0 đ + là học sinh mỗi chúng ta cần phải biết ơn những anh hùng đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập tự do của đát nước. + kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cấc thế hệ cha ông đi trước. +chăm ngoan, học giỏi, tu dưỡng đạo đức để góp phần công sức nhỏ bé xây dựng nước nhà. Câu 3 - Phép liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu (0, 5 đ) 1 điểm Tác dụng : nhấn mạnh lòng tự hào về những vị anh hùng của dân (0, 5 đ) tộc.
  3. II. LÀM VĂN 6,0đ ❖ Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng kiểu bài văn miêu tả, bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ , dẫn chứng thuyết phục - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, không sai chính tả. - Có vận dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự. ❖ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để miêu tả cảnh sân trường giờ ra chơi. Bài viết thể hiện sự quan sát kĩ về cảnh giờ ra chơi, bày tỏ được sự vui vẻ, tình yêu với bạn bè, thầy cô và trường lớp. I/ Mở bài – Nêu vấn đề cần giải thích: cần học tập không ngừng 1.0đ – Trích dẫn câu nói của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi” - Trích dẫn câu ca dao. II/ Thân bài (4,5 điểm) 1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao – Học: là hành động tiếp thu, lĩnh hội tri thức của người khác thành của bản thân mình. 1.0đ – Học nữa: thúc giục học tập nhiều hơn. – Học mãi: việc học là việc suốt đời và cả đời dù là với bất kì ai. => Câu nói khuyên ta luôn phải nỗ lực học tập, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội. 2. Tại sao phải học nữa, học mãi 1,5đ – “Bể học vô hạn” nên ta cần tiếp thu tri thức một cách không ngừng 0,5đ nghỉ mới theo kịp trình độ phát triển của nhân loại.
  4. – Sự cố gắng học tập không ngừng nghỉ sẽ giúp ta tiếp thu được nhiều 0,5đ tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, là nền tảng để làm việc hiệu quả, có năng suất hơn người khác. 0,5đ – Học ở đây không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là học kĩ năng sống, còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ học từ sách mà còn học thầy cô, bạn bè; đi làm rồi vẫn cần phải học, học từ đồng nghiệp, học từ mọi người trong xã hội. – Tri thức được mở rộng không chỉ có lợi cho công việc của bản thân mà còn giúp mọi người nhìn bạn với cái nhìn khác: tôn trọng, ngưỡng mộ. – Nếu không học sẽ tự đánh lùi bản thân so với tiến độ học tập của xã hội. ( Dẫn các câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự) 3. Cần làm gì để thực hiện lời dạy của Lê Nin? 1,5đ – Nắm vững kiến thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nền tảng học những điều cao hơn. 0,5đ – Biết chọn lọc kiến thức phù hợp với trình độ tiếp nhận của bản thân. 0,5đ – Biết lập mục tiêu học tập và tu dưỡng quyết tâm để thực hiện mục 0,5đ tiêu đó. – Cần học hỏi từ mọi người: bạn bè, thầy cô, người lớn, - Liên hệ câu ca dao, tục ngữ khác. III/ Kết bài 1.0đ Khẳng định tính đúng đắn, giá trị bài học của câu tục ngữ. Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. HẾT