Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)

docx 4 trang ngohien 21/10/2022 5080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_ph.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020-2021 Số báo danh Môn thi: Ngữ văn 7 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04/4/2021 (Đề thi gồm 02 trang) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Có bão tháng bảy Của sông Kinh Thầy Có mưa tháng ba Có hương sen thơm Giọt mồ hôi sa Trong hồ nước đầy Những trưa tháng sáu Có lời mẹ hát Nước như ai nấu Ngọt bùi đắng cay Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy (Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta) Câu 1(1,0điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2(1 điểm): Qua đoạn thơ, tác giả khẳng định những giá trị gì của hạt gạo làng ta? Câu 3(2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4(2 điểm): Đoạn thơ gợi cho em những bài học gì? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1(4,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Câu 2(10,0 điểm): Nhận xét về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “ Hai bài thơ đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ___Hết___ Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .
  2. PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020-2021 MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 7 ( Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 6,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: Biểu cảm. 1,0 Qua đoạn thơ: tác giả muốn khẳng định hạt gạo làng ta là sự I 2 kết tinh: tinh hoa của trời đất cùng công sức lao động vất vả 1,0 của con người. Vì thế nó mang cả giá trị vật chất lẫn tinh thần. ĐỌC - HIỂU Các biện pháp tu từ đựơc tác giả sử dụng trong đoạn thơ: 2,0 - Điệp ngữ: + Hạt gạo làng ta: Nhấn mạnh hình ảnh hạt gạo, là mạch nguồn nối kết các khổ thơ. + Có: khẳng định những giá trị kết tinh trong hạt gạo. 3 - So sánh: Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân đọng lại trong mỗi hạt gạo. => Đoạn thơ sinh động, giàu hình ảnh, thể hiện cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả. ( HS có thể chỉ ra các biện pháp tu từ khác có trong đoạn thơ, GV linh hoạt chấm điểm) Học sinh đưa ra bài học hợp lí: 2,0 4 - Cảm nhận được nguồn gốc cao quý của hạt gạo. - Luôn yêu quý, trân trọng, tự hào về hạt gạo quê hương. - Biết ơn những người đã làm ra hạt lúa, hạt gạo. 1 Viết đoạn văn 4,0 Đảm bảo cấu trúc đoạn văn khoảng 20 dòng, có đủ các phần 0,25 II a mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. TẠO b Xác định đúng nội dung biểu cảm của đoạn thơ. 0,25 LẬP VĂN Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng 3,5 BẢN cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Đoạn thơ là sự rung cảm tinh tế, sâu sắc của nhà thơ về một c trong những cội nguồn của hạt gạo là sự khắc nghiệt của thiên nhiên và công lao động nhọc nhằn của người nông dân. - Đoạn thơ gieo vào lòng người đọc niềm xúc động sâu xa về nỗi vất vả của mẹ. - Nghệ thuật so sánh, hình ảnh đối lập(Cua ngoi lên bờ - Mẹ
  3. em xuống cấy): gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. -> Đoạn thơ mang đến những giá trị vừa cao quý, vừa gần gũi kết tinh trong mỗi hạt gạo vốn đơn sơ, mộc mạc giúp chúng ta thêm yêu quý, trân trọng hạt gạo làng ta. 2 Bài nghị luận văn học 10,0 Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: 1,0 - Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. - Đảm bảo đúng quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, có sự sáng tạo riêng của người viết.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hai bài thơ đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là TẬP sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của LÀM người chiến sĩ. VĂN Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Giải thích: 1,0 Giải thích khái niệm, từ ngữ: - Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên. - Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ. => Cả hai yếu tố đều tồn tại trong cốt cách con người Hồ Chí Minh, thể hiên rõ trong thơ Người. 2. Chứng minh 7,0 a. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ: 3,5 Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại đồng thời cũng là sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp của đêm trăng + Trong bài “Cảnh khuya”: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh 1,5 trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt. + Trong bài “Rằm tháng giêng”: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại 1,5 ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân. (HS phân tích dẫn chứng làm rõ luận điểm) -> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí 0,5 Minh. b. Vẻ đẹp cốt cách của người chiến sĩ cách mạng: 3,5 - Thể hiện ở lòng yêu nước. 1,5 + Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước,
  4. thức tới canh khuya lo việc nước. - Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác: 1,5 + Cả hai bài thơ được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung, lạc quan. + Đêm trăng rằm tháng giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng. + Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng. Đồng thời biểu lộ hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên. ( HS phân tích dẫn chứng để làm rõ luận điểm) -> Cốt cách người chiến sĩ cách mạng là nét tâm hồn cao quý đáng trân trọng và tự hào trong con người Hồ Chí Minh. 0,5 3. Đánh giá: 1,0 -Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ Người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ. - Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. Lưu ý: Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng đối với những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi( kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng ) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, phong cách. ___Hết___