Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)

doc 3 trang ngohien 21/10/2022 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT TP.VŨNG TÀU ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020 TRƯỜNG THCS THẮNG NHÌ Môn : Ngữ văn 7 Thời gian làm bài : 90 phút Đề bài I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Người lái đò Một đời người - một dòng sông Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ, “Muốn qua sông phải lụy đò” Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa Tháng năm dầu dãi nắng mưa, Con đò trí thức thầy đưa bao người Qua sông gửi lại nụ cười Tình yêu xin tặng người thầy kính thương Con đò mộc - mái đầu sương Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày, Khúc sông ấy vẫn còn đây Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông (Khuyết danh) Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn thầy cô? Câu 3: ( 1.0điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ “ kính thương” trong đoạn văn trên và đặt một câu với từ vừa tìm được. II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
  2. Đáp án đề thi kì 1 lớp 7 môn Văn Năm học 2020- 2021 Câu 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm 1.0 điểm - Nội dung chính: thể hiện tình cảm của người học trò yêu 1.0 điểm Câu 2 mến,biết ơn, kính trọng thầy giáo cũ. - Thể hiện lòng biết ơn thầy cô: lễ phép, vâng lời thầy cô, học tập chăm chỉ, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . 1.0 điểm - Từ đồng nghĩa với “ kính thương”- “ kính trọng, kính yêu. 0,5 điểm Câu 3 0,5 điểm - HS đặt câu. TLV I/ Về kĩ năng: (6điểm) - Kiểu bài: Biểu cảm về tác phẩm văn học - Đối tượng biểu cảm: bài thơ bánh trôi nước. - Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần; bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc. - Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường; lời văn trong sáng, dễ hiểu. - Trình bày sạch, đẹp. II/Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: 1/Mở bài: 0,75đ - Giới thiệu bài thơ . - Tình cảm của em. 2/Thân bài: 4,5 điểm 1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa (2,25 trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non) điểm) - Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt, • - Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ, • Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước 2,25 điểm
  3. 2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.) • - Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn • Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân, • Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son • Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực 3/ Kết bài 0,75điểm - Khẳng định lại giá trị bài thơ -Nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước