Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Bánh trôi nước"

docx 2 trang ngohien 21/10/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Bánh trôi nước"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_van_ban_banh_troi_nuoc.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Bánh trôi nước"

  1. BÁNH TRÔI NƯỚC Hồ Xuân Hương A. Nội dung bài thơ Bài thơ là sự trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ xưa cùng nỗi xót xa cho thân phận bấp bênh, chịu nhiều bất công của họ trong xã hội Phong kiến. B. Tìm hiểu tác phẩm 1. Tác giả - Hồ Xuân Hương( ?-?) lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách nói bà là con Hồ Phi Diễn, quê ở Nghệ An - Bà có số phận lận đận trong tình duyên, được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm” 2. Tác phẩm a, Hoàn cảnh sáng tác - Trước cảnh bất công mà những người phụ nữ luôn phải chịu đựng, lời thơ của bà như tiếng nói về bình quyền của phụ nữ. - b, Bố cục: 2 phần - Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh bánh trôi nước - Phần 2 ( 2 câu cuối): Phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước - c, Phương thức biểu đạt - Biểu cảm d, Thể thơ - Thất ngôn tứ tuyệt e, Ý nghĩa nhan đề - Bánh trôi nước gọi tắt là bánh trôi, thứ bánh làm bằng bột nếp có nhân đường phèn, được luộc chín bằng cách cho vào nước đun sôi, khi bánh nổi lên là chín. Từ thực tế đó tác giả liên tưởng tới thân phận người phụ nữ bấp bênh. Nhan đề ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa nội dung. f, Giá trị nội dung - Phản ánh thân phận và phẩm chất người phụ nữ - Trân trọng và cảm thông cho số phận họ
  2. - g, Giá trị nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, độc đáo với thể thơ tứ tuyệt - Ngôn ngữ giản dị, cô đọng C. Đọc hiểu tác phẩm 1. Hình ảnh bánh trôi nước - Có hai nghĩa : Nghĩa thứ nhất là chiếc bánh trôi nước tả thực với hình dáng tròn, màu trắng do bàn tay con người tạo ra. Nghĩa thứ hai là nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho người phụ nữ xinh đẹp, trắng trẻo. Nhân bánh có đường đỏ ngọt như tấm lòng son. - Nghĩa thứ hai là nghĩa quyết định ý nghĩa bài thơ => Chiếc bánh trôi được miêu tả cặn kẽ, chi tiết nhằm tượng trưng cho người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp 2. Số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ Phong kiến - Số phận lênh đênh “Bảy nổi ba chìm”- sự trắc trở, truân chuyên - Không được tự quyết định số phận mình “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”- Bị chà đạp dưới những hủ tục phong kiến. => Với vẻ đẹp và những phẩm chất của mình người phụ nữ đáng ra phải được hưởng những hạnh phúc tốt đẹp nhưng dưới chế độ trọng nam khinh nữ người phụ nữ phải chịu những cay đắng, lận đận, bất hạnh.