Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

docx 194 trang ngohien 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_ngu_van_lop_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NGỮ VÃN 7 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DựNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 I- NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Phần Văn Trọng tâm Chương trình Ngữ văn lớp 7 là đọc - hiểu tác phẩm trữ tình và tác phẩm nghị luận, ngoài, ra còn đọc - hiểu một vài tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng. Nội dung các bài tập, các đề kiểm tra đánh giá cần chú ý bám sát một số yêu cầu cơ bản sau đây : a) Kiểm tra những hiểu biết của HS về đặc điểm thể loại của các văn bản trữ tình đã học (thơ ca dân gian, thơ trữ tình trung đại, thơ Đường, thơ và tuỳ bút hiện đại). Nắm được những biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học (cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình ). Từ đó có thể phân biệt được ca dao và thơ lục bát, thơ Đường và thơ hiện đại, thơ Đường và thơ Đường luật, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm qua một số tác phẩm đã học ; trả lời được các câu hỏi như tại sao tuỳ bút lại có thể coi là tác phẩm trữ tình Để nấm được các nội dung này, chú ý xem kĩ phần chú thích CQ dấu sao (☆) sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại trong sách giáo khoa. b) Kiểm tra một số nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình. Đó là những bài ca dao theo bốn chủ đề chính : tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước, than thân và châm biếm ; các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo ; các bài thơ trữ tình Việt Nam hiện đại thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống bình thường, giản dị mà rất đỗi diệu kì ; các bài thơ Đường ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu quê hương sâu đậm, da diết và tình cảm qhân ái, vị tha vì con người, c) Kiểm tra một số nội dung nổi bật của các bài văn nghị luận được học. Các nội dung này thể hiện rõ ở tiêu đề của mỗi văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân 2
  3. dân ta, Sự giàu đẹp của tiêng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương, Đây chính là những vấn đề bao trùm mà các bài vãn nghị luận tập trung làm sáng tỏ: Qua các văn bản nghị luận đã học, thấy được vẻ đẹp của các trang vãn lập luận (hệ thống luận điểm, luận cứ ; cách thức lập luận chật chẽ, ngắn gọn, sáng sủa, giàu sức thuyết phục). d) Ngoài ra cũng cần chú ý kiểm tra hai truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX : thấy được nghệ thuật miêu tả - châm biếm của hai ngòi bút tiêu biểu cho vãn xuôi Việt Nam những nãm hai mươi của thế kỉ XX qua hai tác phẩm : Sôhg chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc. è) Kiểm tra các nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng, cụ thể là : - Vai trò và tầm qúan trọng của nhà trường qua văn bản cổng trường mở ra. - Chủ đề người mẹ qua các văn bản cổng trường mở ra, Mẹ tôi. - Vấn đề quyền trẻ em qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. , - Vẻ đẹp của truyền thống văn hoá qua văn bản Ca Huế trên sông Hương. 2. Phần Tiếng Việt a) Kiểm tra những hiểu biết của HS về các đơn vị ngôn ngữ và các phép tu từ : từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hấn Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê. b) Kiểm tra các kiến thức về đặc điểm cụã các loại câu : câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động và câu bị động, trạng ngữ và khả năng nhận diện chúng. c) Cách thức mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ - vị, thêm trạng ngữ cho câu. d) Ôn lại hệ thống dấu câu và vai trò, tác dụng của các dấu câu : dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. 3. Phần Tập làm văn a) Kiểm tra những hiểu biết chung về văn biểu cảm, như : - Thế nào là biểu cảm ? Nhu cầu và mục đích của biểu cảm ? - Đặc điểm của văn bản biểu cảm. - Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Tinh cảm, thái độ trong văn biểu cảm.' b) Kiểm tra kĩ năng làm một bài ván biểu cảm : - Các dạng lập ý cho bài biểu cảm. 3
  4. - Cách làm văn bản biểu cảm. - Viết bài biểu cảm về sự việc, sự vật, con người. - Viết bài biểu cảm về tác phẩm văn học. c) Kiểm tra một số vấn đề chung về văn nghị luận : - Thế nào là văn nghị luận ; mục đích và tác dụng của vãn nghị luân. - Bố cục của bài văn nghị luận.'7 - Các thao tác nghị luận : giải thích, chứng minh. d) Kiểm tra kĩ năng làm bài văn nghị luận : - Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị - xã hội. - Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học. e) Nắm được nội dung khái quát về văn bản điều hành (hành chính - công vụ) : - Đặc điểm văn bản điều hành. - Biết cách làm một văn bản đề nghị và báo cáo. - Các lỗi thường mắc về các loại văn bản trên. II- YÊU CẦU VỀ Kĩ NĂNG 1. Nãng lực đọc - hiểu và cảm thụ văn bản Nãng lực này thể hiện trình độ tiếp nhận và cảm thụ văn học của HS. Để đánh giá đúng năng lực này, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cần hướng vào các yêu cầu sau đây : - Cảm nhận và hiểu được ý nghĩa khái quát của bài văn. - Biết tóm tắt, chia đoạn, xấc định đề tài, mối liên hệ giữa các phần trong bài, biết rút ra đề cương và đặt tên cho vãn bản. - Biết nhận ra các câu, đoạn văn hay, có nội dung sâu sắc và các từ, nhóm từ, câu then chốt trong các đoạn vãn đó. - Trên cơ sở hiểu được nghĩa của từ, vai trò và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật, biết bình giá một chi tiết nghệ thuật trong bài văn hoặc thơ. - Nhận ra được các phương thức biểu đạt khác nhau và đặc điểm thể loại của văn bản. - Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của một số bài văn. - Trên cơ sở nội dung, ngôn ngữ và cách viết, nhận ra được thái độ, tình cảm và tư tưởng của tác giả. - Nhớ chính xác một số bài (đoạn, câu) vãn và thơ hay. 4
  5. 2. Năng lực vận dụng từ ngữ, ngữ pháp - Nhận ra và sử dụng đúng : từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ trái nghĩa, từ đồng- nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ. - Nhận diện và phân tích được vai trò, tác dụng của các biện pháp tu từ : điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê. - Phân tích vắ nhận diện được các loặi câu : câu rút gọn, câu đặc hiệt, câu chủ động và bị động, trạng ngữ. Biết mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ - vị, thêm trạng hgữ cho câu. - Hiểu và vận dụng đúng quy tắc các dấu câu và vai trò, tác dụng của các dấu câu : dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. 3. Năng lực tạo lập văn bản - Biết cách làm các loại văn bản : biểu cảm, nghị luận và đề nghị, báo cáo. - Viết rõ ràng, ngay ngắn, đúng quy phạm, trình bày sáng sủa. - Biết chuyển từ bài (đoạn) văn thành dàn ý và ngược lại. - Biết lập dàn ý, nhân ra sự thiếu logic và không hợp lí trong việc sắp xếp các ý, từ đó biết tổ chức lại theo một thứ tự chặt chẽ, phù hợp. J - Biết viết Mở bài và Kết bài cho các kiểu bài khác nhau. - Biết viết các câu chuyển đoạn và liên kết các đoạn văn trong bài. - Biết từ một ý diễn đạt thành một đoạn văn với nội dung cụ thể và tình cảm chân thực. - Biết nhận ra các lỗi trong diễn đạt (dùng từ sai, từ chưa hay, câu tối nghĩa, câu cụt, lủng củng, trùng lặp, dài dòng ), từ đó viết lại cho đúng và hay. - Có sáng tạo về nội dung, nêu được ý kiến cá nhân, có cách viết, cách diễn đạt mới mẻ, hay. - Biết nhận ra các lỗi và cách khắc phục lỗi của một văn bản đơn từ. III- PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỤNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NGỮ VÃN 7 1. Các lĩnh vực (mạch) kiến thức tlệ thống câu hỏì trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 được xây dựng theo tinh thần tích hợp, chủ yếu là nhằm kiểm trà năng lức lĩnh hội văn bản, song cũng có những câu nhằm kiểm tra nâng lực tạo lập văn bản dưới dạng ngắn gọn. Trong mỗi bài đều có các lĩnh vực kiến thức : 5
  6. - Đọc - hiểu và cảm thụ văn bản ;. - Từ ngữ; - Ngữ pháp ; - Phân tích và tìm hiểu đề ; - Tìm ý và lập dàn ý ; > - Viết và diễn đạt. Trong mỗi mạch kiến thức này sẽ có nhiều câu. Các câu là sự cụ thể hoá của những nội dung chủ yếu vừa nêu ở trên. 2. Mức độ Nghiên cứu và lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm theo ba mức độ : - Biết : kiểm tra những kiến thức đã học, chủ yếu là yêu cầu tái hiện và học thuộc, trả lời câu hỏi cái gì ? - Hiểu : cao hơn biết, kiểm tra khả năng lí giải ý nghĩa và mối liên hệ của những gì HS đã biết, trả lời câu hỏi tại sao ? - Vận dụng : khả năng vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết và thực hành một vấn đề nào đó. ■ Về lí thuyết thì có thể phân biệt như trên, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp, ranh giới giữa các mức độ rất mong manh, rất khó phân biệt, nên ở đây cũng chỉ là quy ước có tính chất tựơng đối. 3. Các dạng thức của câu hỏi trác nghiệm Hình thức câu hỏi trắc nghiệm được thể hiện bằng các dạng chính sau đây : - Dạng lựa chọn : thường là lựa chọn một phương án đúng nhất trong bốn phương án đã cho. - Hình thức trắc nghiệm đúng - sai. - Nối các cụm từ, các phần trái phải với nhau tạo nên phương án đúng. - Thống kê, phân loại. - Điền vào bảng biểu, ô trống 4. Quy ước trình bày - Các câu dẫn hoặc đoạn vặn trích để trong dấu ngoặc kép (trừ những vãn bản hoàn chỉnh) hoặc in nghiêng. 6
  7. - Trong các phương án trả lời, những từ và cụm từ nào lấy trong văn bản hoặc câu văn dãn, câu lệnh thì giữ nguyên văn và in nghiêng. Các câu trả lời do người soạn đưa ra thì viết hoa chữ cái đầu, trừ trường hợp dễ gây hiểu nhầm cho HS. - Các chữ cần nhấn mạnh để lưu ý HS thì in nghiêng hoặc in đậm. 5. Hướng dẫn làm bài tập trác nghiệm Phần lớn các câu hỏi trắc nghiệm ở đây đều nêu lên bốn phương án trả lời. Sau khi đọc’lời dẫn và yêu cầu của câu hỏi, HS lựa chọn một phương án trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu (V ) vào chữ cái đứng đầu câu trả lời ấy. Trong các trường hợp khác như nối, điền từ, lựa chọn đúng - sai thì thực hiện theo lệnh của từng câu cụ thể. Trong phần gợi ý trả lời, chúng tôi chỉ nêu đáp án cho một số câu hỏi khó hoặc nêu cách tìm hiểu để HS tự trả lời. Việc sử dụng sách tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng cá nhân HS. Nếu muôh dùng nhiều lần thì HS phải chép lại, hoặc ghi kết quả trả lời ra vở. 7
  8. PHẦN MỘT BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THEO HỆ THÔNG BÀI HỌC NGỮ VÁN 7 BÀI1 • CỔNG TRƯỜNG MỞ RA •MẸ TÔI • TỪGHÉP • LIÊN KẾT TRONG VẢN BẢN 1. Văn bản cổng trường mở ra viết về nội dung gì ? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ c. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngàỳ khai trường vào lớp Một của con 2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào ? A. Phấp phỏng, lodắng B. Thao thức, đợi chờ c. Vô tư, thanh thản D. Căng thẳng, hồi hộp 3. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? ' A. Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. , 8
  9. B. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. c. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh D. Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì di'ệu sẽ mở ra. 4. Hãy chọn những từ thích hợp lớp học, chiêh thắng, hoàn cầu, sách vở điền vào chỗ trống trong cầu sau : Hãy can đảm lên 'con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy là vũ khí của cơn, là đơn vị của con, trận địa ỉậ cả .: và là nền văn minh nhân loại. ("Trích Những tấm lòng cao cả) 5. Ét-môn-đô dơ A-mi-xỉ là nhà văn của nước nào ? ' A. Nga B. Ý c, Pháp D. Anh 6. Cha của En-ri-cô là người như thế nào ? A. Rất yêu thương và nuông chiều con B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con c. Yêu .thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con D. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình 7. Tại sao ngưòi cha của En-ri-cô lại viết thư cho con khỉ con mình phạm lỗi ? A. ,VÌ ở xa con nên phải viết thư B. Vì giận con quá, không muốn nhìn mật con nên không nói trực tiếp c. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc.phạm đến con D. Vì qua bức thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều cha nói được thấm thìa hơn 8. Câu văn nào không trực tiếp bày tỏ thái độ của người cha đối với En-ri-cô ? A. Sự hổn láo của con như một nhát dao đâm vào tỉm bố vậy ! 9
  10. B. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. c. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. D. Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được. 9. Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ? A. Rất chiều con B. Rất nghiêm khắc với con c. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con D. Không tha thứ cho lỗi lầm của con 10. Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ? A. Từ có hai tiêrìg' có nghĩa B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa c. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính 11. Hãy sắp xếp các từ ghép sau đây vào bảng phân loại : học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ. Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập 12. Nối cột A với cột B để tạo thành các từ ghép chính phụ hợp nghĩa : A B bút tôi xanh mắt mưa bi vôi gặt thích ngắt mùa ngâ u 13. Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và từ ghép dẳng lập. VÍ dụ : nhà : cửa nhà (từ ghép đẳng lập); nhà ăn (từ ghép chính phụ) 10
  11. a) áo : b) vở: c) nước : d) cười: e) dưa : . 'g) đen: 14. Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại: Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiêh những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc. (Tô Hoài) Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập 15. Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh : a) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ? b) Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. c) Dưới gốc tre, tua tủa những mẩm măng. 16. Từ nàb sau đây có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong đoạn íhơ : Dân ta nói là làm, đi là đến, bàn là thông. quyết là quyết một lòng, phát là động, vùng là lên. A. nếu B. đã 11
  12. c. phải D. dù 17. Từ nối ỉn đậm trong đoạn văn sau chưa phù hợp. Em hãy thay thế hằng một từ thích hợp. Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, mặc dù sức quyêh rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, dày dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. HheoT3guyềnYd\ỉá,NgàyTếtvềthămquê) A. bởi vậy B. chò nên c. nhưng sao 1 D. sao cho 18. Hãy chọn cụm từ thích hợp (trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây : Ngày chưa tắt hẳn, Mặt trăng tròn; to và đỏ, , sau của làng xa. Mấy sợi mây con '., mỗi lúc mảnh dần rồi dứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, hiu hiu đưa lại, thoang thoảng (Thạch Lam) 19. Chọn những từ thích hợp (như, nhưng, và, của, mặc dù, bởi vì) điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây dể các câu liên kết chặt chẽ với nhau. Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe tiêhg chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng những đoá hoa. Khỉ bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui không bao giờ tắt trên đôi má ngâm ngâm đã có nhiềưnếp nhăn, khuôn mặt bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. (M. Go-rơ-ki, 77íờ?' thơ ấu) 20. Vi sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh ? Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. 12
  13. Long lanh đáy nước in trời, . Thành xây khối biếc non phơi bóng vàng. Sè sè nấm đất bên đàng, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. A. Vì chúng không vần với nhau B. Vì chúng có vần nhưng vần gieo không đúng luật c. Vì chúng có vần nhưng ý của các câú không liên kết với nhau D. Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn BÀI 2 • CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ •BỐ CỤC TRONG VÁN BẢN • MẠCH LẠC TRONG VÃN BẢN 1. Nhân vật chính trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là ai ? A. Người mẹ B. Cô giáo c. Hai anh em D. Những con búp bê 2. Trùyện được kể theo ngôi kể nào ? À. Người em B. Người anh . . c. Người mẹ D. Người kể chuyện vắng mặt 3. Tại sao lại có cuộc chia tay giữa hai anh em ? A. Vì cha mẹ chúng đi công tác xa B. Vì anh em chúng không thương yêu nhau c. Vì chúng được nghỉ học D. Vì cha mẹ chúng chia tay nhau 13
  14. 4. Kết thúc truyện, cuộc chia tay nào đã không xảy ra? A. Cuộc chia tay giữa hai anh em B. Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ c. Cuộc chia tay giữa hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ D. Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ với cô giáo và bạn bè 5. Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong câu chuyện là gì ? A. Xa người anh trai thân thiết B. Xa ngôi nhà tuổi thơ c. Không được tiếp tục đến trường D. Gồm tất cả những ý trên 6. Thông điệp nào được gửi gầm qua câu chuyện ? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình c. Hãy hành động vì trẻ em , D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có 7. Tại sao nhân vật tôi lại "kỉnh ngạc thấy 'mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ướm trùm ỉên cảnh vật" ? A. Vì lần đầu tiên em nhìn thấy mọi người và cảnh vật trên đường phố B. Vì cảm nhận thấy sắp có bão dông trên đường phố G. Vì dông bão đang dâng trào trong tâm hồn em trong khi cuộc sống vẫn diễn ra như thường nhật D. Vì em thấy xa lạ với mọi người xung quanh 8. Chi tiết nào trong truyện thể hiện rõ nhất nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong cuộc chia tay ? A. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. B. Thuỷ rhở to đôi'mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. c. Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em mật thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. D. Cuộc chia tay đột ngột quá. Thuỷ như người mất hồh, mặt tái xqnh 'như . ' tàu lá. ' 2.BTỊNNV7-A 14
  15. 9. Chủ đề của một văn bản là gỉ ? A. Là sự vật, sự việc được nói tới trong văn bản B. Là các phần trong văn bản c. Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong vãn bản D. Là cách bố cục của văn bản 10. Dòng nào sau đây nói đúng khái niệm bổ cục của một văh bản ? A. Là tất cả các ý được trình bày trong văn bản B. Là ý lớn, ý bao trùm của văn bản c. Là nội dung nổi bật của văn bản D. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí trong một văn bản 11. Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản ? A. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật. z ' B. Giới -thiệu các nội dung của văn bản c. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện 12. Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản ? A. Mạch máu trong một cơ thể sống B. Mạch giao thông trên đường phố c. Trang giấy trong một quyển vở D. Dòng nhựa sống trong một cái cây 13. Ý chủ đạo của văn bản Cuộc chia tay của những con húp bê là gì ? A. Cuộc chia tay của những con búp bê B. Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ với thầy cô, bè bạn c. Những con búp bê bị buộc phải chia tay nhưng hai anh em đã không để cho chúng phải chịu cảnh chia li D. Hai anh em Thành - Thuỷ bị buộc phải xa nhau nhưng chúng đã nhất định không chịu để tình cảm anh em bị chia lìa 14. Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong vãn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ? A. Cuộc chia tay của hai anh em 18 2.BTTNNV7-B
  16. B. Cuộc chia tay của hai con búp bê c. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ D. Cuộc chia tay của bé Thuỷ với bạn bè và cô giáo 15. Các sự việc trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào ? A. Liên hệ thời gian B. Liên hệ không gian c. Liên hệ tâm lí (nhớ lại) D. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phần) • Đọc đề vãn và nội dung bên dưới để trả lời các câu hỏi 16 —18 : . Hãy kể lại câu chuyện "Cuộc chia tay của những combúp bê", trong đó nhân vật chính là hai con búp bê Em Nhỏ và vệ Sỉ. ■ Với đề bài trên, một bạn đã xác định các ý như sau : Ý 1 : Giới thiệu về lai lịch hai con búp bê Ý 2 : Trước đây, hai con búp bê vẫn luôn ở bên nhau, cũng như hai anh em cô chủ và cậu chủ Ý 3 : Nhưng rồi chúng bị buộc phải chia tay vì cô chủ và cậu chủ của chúng phải chia tay nhau k Ý 4 : Trước khi chia tay, hai anh em đưa nhau đến trường chào thầy cô và bạn bè Ý 5 : Cũng chính nhờ tình cảm của hai anh em mà hai con búp bê đã không phải chia tay 16.Trong các ý trên, ý nào không phù hợp với yêu cầu của đề bài ? A. Ý 1 B. Ý 3 c. Ý4 D. Ý5 17.Câu văn "Ở một nhà kia có hai con búp bê được đặt tên là con Vệ Sĩ vâ con Em Nhỏ" phù hợp với phần nào của bài văn trên ? A. Mở bài B. Thân bài 19
  17. c. Kết bài D. Có thể dùng ở cả 3 phần 18. Ý nào trên đây có thể dùng làm phần kết của câu chuyện ? A. Ý 2 B. Ý3 c. Ý 4 D. Ý 5 BÀI 3 • CA DAO, DÂN CA NHỮNG CẦU.HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, DAT NƯỚC, CON NGƯỜI • TỪLÁY • QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN 1. Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời " là lời của ai ? Nói với ai ? A. Lời của người con nói' với cha mẹ B. Lời của ông nói với cháu c. Lời của người mẹ nói với con D. Lời của người cha nói với con 2. Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc chín chữ cù laò ? A. Sinh đẻ , '■ B. Nuôi dưỡng c. Dạy dỗ ■ , D. Dựng vợ gả chồng 3. Đặc sắc vê' nghệ thuật của bài ca dao trên íà gì ? A. Âm điệu hát ru B. Hình ảnh nhân hoá c. Lối so sánh ví von D. Hai ý A và c 20
  18. 4. Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao "Chiều chiều ra đứng. "là tâm trạng gì ? , A. Thương người mẹ đã mất B. Nhớ về thời con gái đã qua c. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ D. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại 5. Tìm trong ca dao những câu có cặp so sánh "bao nhiêu bấy nhiêu". Ví dụ : Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu a) b) c) ; d) : 6. Lối hát dối dáp (hát giao duyên) thường được diễn ra trong những lễ hội Quan họ. Theo em, bài ca dao "Ở đâu năm cửa " thuộc kiểu hát nào ? A. Hát chào mời B. Hát đố hỏi c. Hạt xe kết D. Hát giã bạn 7. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho phù hợp giữa địa danh và đặc điểm được nói đến trong bài ca dao trên. AB Sông Lục Đầu có thành tiên xây Núi Đức Thánh Tản sáu khúc nước chảy xuôi một dòng Sông Thương thắt cổ bồng, có thánh sinh Tỉnh Lạng '. bên đục bên trong 8. Ị)ịa danh nào sau đây không phải nằm ở Hồ Gươm ? A. Chùa Một Cột w '■ B. Đền Ngọc Sơn c. Tháp Rùa , D. Tháp Bút * 21
  19. 9. Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao Đường vô quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Ai.vô. thì vô A. Xứ Huế B. Xứ Lạng c. Xứ Nghệ D. Xứ Quảng 10. Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao "Đứng bên ni đồng " là vẻ đẹp : A. Rực rỡ và quyến rũ B. Trong sáng và hồn nhiên c. Trẻ trung và đầy sức sống D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh 11. Cách tả cảnh của bốn bài ca dao vê tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm chung gì ? A. Gợi nhiều hơn tả B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên c. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả 12. Từ láy là gì? A: Từ CÓ nhiều tiếng có nghĩa B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu c. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa 13. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy ? A. xinh xắn B. gần gũi, c. đông đủ D. dễ dàng 22
  20. 14. Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ ? A, mạnh mẽ B. ấm áp C: mong manh D. thăm thẳm 15. Hãy sắp xếp các từ láy sau vào bảng phân loại : long lành, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thăm thẳm. Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận 16. Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành các từ láy : rào ; bẩm ; tùm ; nhẻ; lụng ; chít trong ; ngoan ; lồng ; mịn ; bực ; đẹp 17. Hãy chọn từ thích hợp trong các từ : âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ổ ồ, lùng tùng, độp độp, man mác để điển vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Mưá xuống , giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá. Trong nhà hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, Mùi xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gỗ trên phên nứa, mái giại, đập , liên miên vào tàu lá chuối. Tiêhggiọt gianh đổ , xói lên những rãnh nước sâu. 18. Nghĩa của những tiếng láy có vần ênh (trong những từ lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm chung gì ? A. Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng B. Chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn c, Chỉ vật dề bị đổ vỡ _ ) ■ .) D. Chỉ những vật nhỏ bé, yếu ớt 19. Đặt câu với mỗi từ sau a) lạnh lùng : b) lạnh lẽo : ' ; c) nhanh nhảu : d) nhanh nhẹn : 23
  21. 20. Trong những yếu tố sau, yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản ? A. Thời gian (Văn bản được nói, viết vào lúc nào ?) B. Đối tượng (Nói, viết cho ai ?) c. Nội dung (Nói, viết về cái gì ?) D. Mục đích (Nói, viết để làm gì ?) 1 21. Dòng nào ghi đung các bước tạo lập vặn bản ? A. Định hướng và xây dựng bố cục B. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành cầu, đoạn hoàn chỉnh c. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn , D. Định hướng, xây dựng bố cực, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra vãn bản vừa tạo lập BÀI 4 • CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÁu HÁT THAN THẦN NHỮNG CẤU HÁT CHÂM BIEM • ĐẠI TỪ • LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN 1. Hình ảnh con cò trong bài ca dao than thân thứ nhất thể hiện điều gì về thân phận người nông dán ? A. Nhỏ bé, bị hắt hủi B. Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay c. BỊ dồn đẩy đến bước đường cùng D. Gặp nhiều oan ưái 2. Những biện pháp nghệ thuật nào đã góp phần khắc hoạ thăn phận người nông dân ở bài ca dao trên ? A. Nghệ thuật so sánh ví von B. Nghệ thuật ẩn dụ, đối lập c. Sử dụng câu hỏi tu từ D. Gồm 2 ý B và c 24
  22. 3. Hãy nối cột A (sự vật được nói đến) với cột B (ý ngtua ẩn dụ của mỗi sự vật) cho phù hợp với nội dung bài ca dao than thân thứ hai. A B s a) Con tằm 1) Thân phận bé nhỏ, vất vả cơ cực trong cuộc sống lao động b) Con kiến 2) Cuộc đời phiêu bạt trong những cố gắng vô vọng c) Con hạc 3) Những nỗi khổ đau oan trái của những con người thấp cổ bé họng d) Con cuốc 4) Những thân phận suốt đời bị vắt mòn sức lực 4. Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù họp với mỗi câu ca dao : quả xoài trên cây, cái chổi đầu.hè, củ ấu gai, lá đài bi. A. Thân em như Để ai mưa nắng đi vê' chùi chân. ' B. Thân em như Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương. c. Thân em như Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. D. • Thân em như Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành. 5. Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bôn tiếng như "gió dập sóng dồi" ? A. Lên thác xuống ghềnh B. Nước non lận đận ' C. Nhà rách vách nát D. Gió táp mưa sa 6. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả ba bài ca than thân ? A. Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ B. Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm C. Nhiều điệp từ, điệp ngữ D. Những hình ảnh mang tính truyền thống 25
  23. 7. Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của "chú tôi” trong bài ca dao châm biếm thứ nhất ? A. Tham lam và ích kỉ B. Độc ác và tàn nhẫn c. Dốt nát và háo danh D. Nghiện ngập và lười biếng 8. Bài ca dao châm biếm thứ ba phê phán cái gì ? A. Thói gia trưởng trong xã hội phong kiến B. ' Hủ tục ma chay c. Sự thờ ơ trước cái chết của kẻ khác D. Gồm 2 ý B và c , 9. Con cà cuống trong bài ca dao chấm biếm thứ ba ngầm chỉ hạng người nào trong xã hội? A. Thân nhãn của người chết B. Những kẻ chức sắc trong làng xã c. Bọn lính tráng D. Những người cùng cảnh ngộ với người chết 26
  24. • Đọc kĩ đề văn sau và trả lời các câu hỏi 18 - 20 : Em hãy viết bức thư cho một người chiến sĩ ngoài đảo xa để kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa của chi đội em. 10. Em hãy xác định những yêu cầu cụ thể sau : a) Thư viết chơ ai ? : b) Thư viết về cái gì ? c) Em sẽ xưng hô như thế nào trong bức thư ? d) Câu chuyện em sẽ kể là câu chuyện gì ? 11. Câu văn nào sau đây phù hợp với phần mở đầu của bức thư ? N. Chúng em xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập chăm ngoan và làm thật nhiều việc tốt để những người-bà, người mẹ ở hậu phương vợi bớt đi nỗi vất vả và nỗi nhớ thương về những người con đang, chiến đấu nơi xa. B. Chúng em là những đội viên của trường Lê Văn Tám, ngôi trường mà anh đã từng gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ ; do vậy, chúng em đã được biết về anh và những chiêh công của anh ngoài đảo xa. c. Nhà mẹ Liên ở tận xóm ngoài, mẹ sổng, với người con dâu và đứa cháu nhỏ ; anh Nam, người con trai duy nhất của mẹ đang canh giữ biên cương của Tổ quốc ', D. Căn nhà của mẹ Liên ngày ngày luôn đầy ắp tiêhg cười ; mẹ vẫn nói rằng mẹ vắng một con mà lại có bao nhiêu con cháu sớm hôm bên mẹ. 12. Trong bốn câu trên (câu hỏi 19), câu nào phù hợp với phần kết của bức thư ? A. Câu A B. CâuB c. Câu C D. Câu D ' 27
  25. BẢI 5 • SÔNG NÚI NƯỚC NAM (NAM QUỐC SƠN HÀ) • PHÒ GIÁ VỀ KINH (TỤNG GIÁ HOÀN KINH su) • TỪHÁN VIỆT , • TÌM HIỂU CHUNG VỀ VÀN BlỂU CẢM 1. Bài Sông núi nước Nam thường được gọi là gỉ ? A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn , C. Áng thiên cổ hùng văn, D. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên 2. Bài Sông núi -nước Nam được làm theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn bát cú B. Ngũ ngôn c. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát 3. Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào ? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sống Bạch Đằng. B. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. c. Trần Quang Khải chống giặc Mông - Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. 4. Bài thơ đã nêu bật nộkdung gì ? A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được: B. Nước Nam là một đất nước văn hiến, c. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. 5. Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ là gì ? A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lặng 28