Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Văn bản "Ý nghĩa văn chương" - Vũ Minh Phương

pptx 54 trang ngohien 06/10/2022 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Văn bản "Ý nghĩa văn chương" - Vũ Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_day_hoc_qua_truyen_hinh_ngu_van_7_van_ban_y_nghia.pptx

Nội dung text: Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Văn bản "Ý nghĩa văn chương" - Vũ Minh Phương

  1. Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG - Hoài Thanh - Giáo viên: Vũ Minh Phương Trường: THCS Vĩnh Quỳnh – Hà Nội
  2. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giới thiệu sơ lược về nhà văn Hoài Thanh. 1. Kiến - Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. thức - Cách xây dựng và nghệ thuật trình bày luận điểm của văn bản. - Đọc – hiểu một văn bản nghị luận văn học. 2. Kĩ - Biết cách xác định và phân tích luận điểm trong văn nghị luận. năng - Bước đầu học cách xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận. 3. Thái - Giáo dục học sinh tình yêu văn chương. độ - Biết cách sử dụng văn chương một công cụ để truyền đạt cảm xúc, tư tưởng,
  3. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC I. Tìm hiểu chung II. Đọc – hiểu văn bản III. Tổng kết IV. Luyện tập V. Hướng dẫn tự học ở nhà.
  4. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hoài Thanh (1909 – 1982) - Quê quán: Nghệ An - Là một nhà phê bình văn học xuất sắc. - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghệ thuật (năm 2000).
  5. 2. Tác phẩm a. Xuất xứ: - Trích “Văn chương và hành động”. - Được in trong “Bình luận văn chương” (1998). b. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
  6. c. Từ khó Không có thật và không thể tin được do có nhiều Hoang đường yếu tố tưởng tượng và phóng đại quá đáng. Vị tha Vì người khác. Mãnh lực Sức mạnh ghê gớm về tinh thần. Phù phiếm Viển vông, không thiết thực. Thâm trầm Sâu sắc, kín đáo, không dễ dàng để lộ ra bên ngoài những tình cảm, ý nghĩ của mình.
  7. Nghĩa rộng: bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học Văn Nghĩa hẹp: các tác phẩm văn học, chương nghệ thuật ngôn từ. Nghĩa hẹp hơn nữa: tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn.
  8. d. BỐ CỤC: 1. Đặt 2. Giải quyết 3. Kết thúc vấn đề vấn đề vấn đề Từ đầu đến Tiếp đến “muôn vật, “quá đáng”. Còn lại muôn loài”. Nguồn gốc Nhiệm vụ, công Khẳng định cốt yếu của dụng của văn giá trị của văn chương. chương. văn chương.
  9. II. Đọc - hiểu văn bản
  10. 1. Đặt vấn đề: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. [ ]
  11. 1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương - Mượn câu chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ khóc con chim bị thương, quả tim hòa nhịp cùng với sự run rẩy của con chim sắp chết.  Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương. Cách vào bài bất ngờ, cuốn hút, xúc động và rất tự nhiên.
  12. Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 3 Luận điểm Dẫn chứng Lí lẽ Lí lẽ Câu chuyện có Nguồn gốc cốt Con chim Tiếng khóc lẽ chỉ là một câu yếu của văn sắp chết. ấy, dịp đau chuyện hoang chương là lòng Thi sĩ thương ấy đường, song thương người và thương hại chính là không phải rộng ra là khóc nức nguồn gốc thi không có ý thương cả muôn lên. ca. nghĩa vật, muôn loài. Lập luận theo lối quy nạp: đưa dẫn chứng cụ thể để đưa ra kết luận giải thích nguồn gốc của văn chương.
  13. Có ý kiến cho rằng: “Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương là chưa đầy đủ”. Em có đồng ý không? Vì sao?
  14. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánhTrâu ơi, thót ta nhưbảo trâumưa này.ruộng cày. Nhất canh trì, nhị canh Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia viên, tam canh điền Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
  15. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động.
  16. Đồng chí Truyền thuyết (Chính Hữu) “Thánh Gióng”
  17. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động. Văn chương bắt nguồn từ thực tế đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm.
  18. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động. Văn chương bắt nguồn từ thực tế đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm. Văn chương bắt nguồn từ đời sống văn hoá, lễ hội, trò chơi
  19. 2. Giải quyết vấn đề: Nhiệm vụ, công dụng của văn chương “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
  20. Phản ánh cuộc Hình dung sống đa dạng, 01 của sự sống phong phú muôn a. NHIỆM màu muôn vẻ. VỤ CỦA VĂN CHƯƠNG
  21. Phản ánh cuộc chiến đấu Hình dung 01 của sự sống
  22. Nam quốc sơn hà
  23. Phản ánh cuộc chiến đấu Phản ánh tình yêu quê hương đất nước Hình dung 01 của sự sống
  24. Sài Gòn tôi yêu _Minh Hương_ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước
  25. Phản ánh cuộc chiến đấu Phản ánh tình yêu quê hương đất nước 1 Hình dung của sự sống Phản ánh cuộc sống gia đình, quyền trẻ em
  26. Phản ánh cuộc chiến đấu Phản ánh tình yêu quê hương đất nước 1 Hình dung của sự sống Phản ánh cuộc sống gia đình, quyền trẻ em Phản ánh vai trò của giáo dục
  27. Cổng trường mở ra
  28. Phản ánh cuộc chiến đấu Phản ánh tình yêu quê hương đất nước Hình dung 1 của sự sống Phản ánh cuộc sống gia đình, quyền trẻ em Văn chương phản ánh Phản ánh vai trò của giáo cuộc sống. Cuộc sống dục chính là đối tượng của văn chương.
  29. Phản ánh cuộc Hình dung sống đa dạng, 01 của sự sống phong phú muôn a. NHIỆM màu muôn vẻ. VỤ CỦA VĂN Đưa ra ý tưởng mà CHƯƠNG cuộc sống hiện tại Sáng tạo ra chưa có, nhưng sẽ 02 sự sống có nếu con người phấn đấu.
  30. Chú Cuội trên cung trăng Tàu vũ trụ
  31. Tàu ngầm
  32. Nhiều món đồ thần kì trong Doraemon đã thành sự thật.
  33. Máy định vị Xe tự động lái
  34. b. Công dụng của văn chương Nhen nhóm, khơi gợi, Gây những tình 1 cảm không có nảy nở những tình cảm mới tốt đẹp, cao thượng. Bồi dưỡng, làm phong 2 Luyện những phú, tinh tế hơn những tình cảm sẵn có tình cảm ta đã có.
  35. Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, giận cùng Gây những những người không quen biết, tình cảm vì những chuyện ở đâu đâu. không có Làm cho đời sống thêm phong phú.
  36. Tình cảm gia đình Luyện những Tình yêu quê hương, đất nước tình cảm sẵn có Phân biệt phải – trái, đúng – sai, tốt – xấu Hướng tới “Chân – Thiện – Mỹ”.
  37. Đọc bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” ta Ước cho mọi gia đình hạnh phúc bên nhau mãi mãi NhữngBài “Sông câu ca núi dao nước về tìnhNam” yêu khơi quê dậy hương trong đất lòng nước ngườiBồi đắp nghe, tình người yêu và đọc lòng Lòng tự hàotự hào về quêvề dân hương tộc
  38. “Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca thi ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”. Văn chương làm đẹp và hay những thứ bình thường.
  39. NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN - Luận điểm sáng rõ. - Dẫn chứng thuyết phục. - Lời văn cảm xúc, giàu hình ảnh.
  40. 3. Kết thúc vấn đề “Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào! ”
  41. Lập luận theo lối suy tưởng (Nếu thì) Nghệ Về hình thức: thuật Câu giả thiết – hệ quả cảm thán Về mục đích: bộc lộ cảm xúc - Khẳng định vai trò diệu kì của văn nghệ sĩ. - Nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương. - Nhắc nhở độc giả: trân trọng văn sĩ và các tác phẩm nghệ thuật.
  42. III. Tổng kết
  43. 1. Nghệ thuật: Phong cách viết văn nghị luận - Lời văn giản dị, kết hợp lí lẽ, cảm xúc và hình ảnh. - Có luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, thuyết phục. - Cách nêu dẫn chứng đa dạng.
  44. 2. Nội dung Ý nghĩa văn chương Nguồn gốc Nhiệm vụ Công dụng Phản Sáng Làm giàu Làm Cốt yếu là ánh tạo tình cảm đẹp lòng vị tha, sự sự cho con cho nhân ái. sống. sống. người. cuộc sống.
  45. IV. Luyện tập Hãy chứng minh: Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú và sâu sắc.
  46. GỢI Ý: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề 2. Thân bài: a) Giải thích - Tình yêu quê hương, đất nước là tấm lòng yêu mến, tự hào, biết ơn, luôn hướng về cội nguồn, về quốc gia, dân tộc. - Tình yêu quê hương, đất nước là truyền thống thiêng liêng quý báu của dân tộc, được kế thừa và tiếp nối qua nhiều thế hệ. - Dù là thời bình hay thời chiến, tấm lòng yêu quê hương đều được thể hiện thiết tha, sâu sắc. Nhờ vào văn chương, tình yêu ấy càng trở nên gần gũi, sinh động. Ca ngợi và bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn, nhà thơ.
  47. b) Chứng minh • Tình yêu quê hương, đất nước trong thời chiến: Trong bối cảnh đất nước bị xâm lăng, tinh thần yêu nước được nêu cao hơn bao giờ hết. Dẫn chứng: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh, Tiếng gà trưa, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta • Tình yêu quê hương, đất nước trong thời bình: Nếu trong thời chiến, yêu nước là ý chí đấu tranh, là lòng căm thù quân giặc xâm lược thì trong thời bình, tình yêu quê hương, đất nước lại được gửi gắm vào thiên nhiên, quê hương bình dị. Dẫn chứng: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, Thiên Trường vãn vọng. Côn Sơn ca
  48. c) Liên hệ: Bước ra khỏi những trang văn thấm đẫm tinh thần yêu nước, quê hương, thế hệ trẻ chúng ta cần kế thừa, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp đó 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
  49. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Học bài. 2. Hoàn thành bài tập. 3. Soạn bài: “Thêm trạng ngữ cho câu”.