Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Dấu gạch ngang - Vũ Minh Phương

pptx 39 trang ngohien 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Dấu gạch ngang - Vũ Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_day_hoc_tren_truyen_hinh_ngu_van_7_dau_cham_lung_v.pptx

Nội dung text: Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Dấu gạch ngang - Vũ Minh Phương

  1. DẠY HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH NGỮ VĂN 7 Giáo viên: Vũ Minh Phương Trường: THCS Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội
  2. DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY . DẤU GẠCH NGANG Giáo viên: Vũ Minh Phương Trường: THCS Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì
  3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1 Về kiến thức: Hiểu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong văn bản. Về kĩ năng: - Nhận biết công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang 2 trong văn bản. - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản. ề độ Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch 3 V thái : ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
  4. I. Dấu chấm lửng TIẾN II. Dấu chấm phẩy TRÌNH III. Dấu gạch ngang GIỜ IV. Vận dụng HỌC IV. Hướng dẫn tự học ở nhà
  5. I. Dấu chấm lửng 1. Tìm hiểu ngữ liệu: (SGK/ 121) Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì? a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! c. Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp.
  6. I. Dấu chấm lửng 1. Tìm hiểu ngữ liệu 2. Nhận xét a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa được nêu tên.
  7. b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! Dấu chấm lửng thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi của người dân vào báo quan. c. Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp. Dấu chấm lửng giúp giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hài hước, châm biếm (chiếc bưu thiếp quá nhỏ so với dung lượng của cuốn tiểu thuyết).
  8. I. Dấu chấm lửng 1. Tìm hiểu ngữ liệu 2. Nhận xét 3. Ghi nhớ 1: (SGK/122) Dấu chấm lửng được dùng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa kể hết; - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  9. Bài tập vận dụng Bài 1: Cho biết trong những trường hợp sau, dấu chấm lửng thể hiện điều gì? a. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng nhọn và rộng như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! (Vũ Tú Nam) b. Ù ù ù Tầm một lượt. (Võ Huy Tâm) c. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng [ ]. Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. (Đặng Thai Mai) d. Ôi sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về Im lặng Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ. (Tố Hữu)
  10. Tác dụng của dấu chấm lửng: a. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng nhọn và rộng như đôi Biểu thị tâm lí chờ đợi. gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! b. Ù ù ù Tầm một lượt. Thể hiện âm thanh kéo dài. c. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng [ ]. Giá Thể hiện đoạn văn bị lược trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ bớt một số câu. là câu chuyện chất nhạc.
  11. Tác dụng của dấu chấm lửng: Gợi tả sự hồi hộp chờ đón Bác về của cả đất trời, thiên nhiên, vạn vật. d. Ôi sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Thể hiện tâm trạng xúc động khôn Bác về Im lặng Con chim hót nguôi của khi Bác về của nhà thơ. Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ. Sự ngưng đọng của thời gian, lắng đọng của không gian, khoảnh khắc thiêng liêng, xúc động đến tột cùng. Dấu chấm lửng là một tín hiệu nghệ thuật.
  12. II. Dấu chấm phẩy 1. Tìm hiểu ngữ liệu: (SGK/ 122) Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao? a. Cốm không b. Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể phải thức quà nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp của người vội; xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước ăn cốm phải nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là ăn từng chút nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý ít, thong thả thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của và ngẫm nghĩ. công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
  13. I. Dấu chấm phẩy 1. Tìm hiểu ngữ liệu 2. Nhận xét a. Cốm không phải thức quà của người vội; CN (1) VN (1) ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. CN (2) VN (2) Dấu chấm phẩy có tác dụng: đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  14. b. Những tiêu (1) yêu nước, yêu nhân dân; chuẩn đạo (2) trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; đức của con người mới (3) ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; phải chăng có (4) yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; thể nêu lên (5) có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; như sau: (6) chân thành và khiêm tốn; Dấu chấm phẩy (7) quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; có tác dụng: đánh dấu ranh giới giữa (8) yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; các bộ phận trong một phép liệt kê (9) có tinh thần quốc tế vô sản. phức tạp.
  15. II. Dấu chấm phẩy 1. Tìm hiểu ngữ liệu: 2. Nhận xét 3. Ghi nhớ 2: (SGK/122) Dấu chấm phẩy được dùng để: - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  16. Bài tập vận dụng Bài 2: Cho biết trong những trường hợp sau, dấu chấm lửng phẩy thể hiện điều gì? a. Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng. (Nguyễn Trung Thành) b. Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo là không làm cách mạng được. (Lê Duẩn)
  17. a. Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; CN (1) VN (1) chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng. CN (2) VN (2) Dấu chấm phẩy có tác dụng: đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp (các vế có cấu tạo đối xứng nhau về nghĩa và hình thức).
  18. b. Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; CN (1) VN (1) không sáng tạo là không làm cách mạng được. CN (2) VN (2) Dấu chấm phẩy có tác dụng: đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp (các vế có có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nhau).
  19. III. Dấu gạch ngang 1. Tìm hiểu ngữ liệu: Trong mỗi câu sau đây, dấu gạch ngang được dùng để làm gì? a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa c. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hoa Kì xuân của Hà Nội thân yêu [ ]. ngày một tốt đẹp. Đánh dấu bộ phận giải thích. Nối các bộ phận trong liên danh b. Có người khẽ nói: d. Các biện pháp cơ bản phòng tránh Covid19: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! – Rửa tay thường xuyên. Ngài cau mặt, gắt rằng: – Đeo khẩu trang. - Mặc kệ! – Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Đánh dấu lời nói trực tiếp của – Tránh tụ tập nơi đông người. nhân vật. Dùng liệt kê tên các biện pháp.
  20. III. Dấu gạch ngang 1. Tìm hiểu ngữ liệu: Về công dụng: 2. Nhận xét - Đánh dấu bộ phận chú thích. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của Về vị trí: đặt ở đầu nhân vật. - Liệt kê. dòng hoặc giữa câu. - Nối các từ trong một liên danh. Đặc điểm của dấu gạch ngang:
  21. III. Dấu gạch ngang 1. Tìm hiểu ngữ liệu: 2. Nhận xét 3. Ghi nhớ 3: (SGK/130) Dấu gạch ngang có những công dụng sau: - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh.
  22. Bài tập vận dụng Bài 3: Phân tích giá trị tu từ của dấu gạch ngang trong câu dưới đây: «Đoan nhăn nhó: - Mẹ Thúy đừng giận quá hóa mất khôn. - Tôi không thích dính với ai cả! - Sao! - Tôi – không – thích – dính – với – ai – cả. Nghe rõ chưa?» (Ma Văn Kháng) => Thể hiện cách phát âm dằn giọng, nhấn vào từng tiếng một, gắn với sự bực tức, thái độ kiên quyết của người nói.
  23. Bài tập vận dụng Bài 4: Cho biết các câu sau đây có gì giống và khác nhau? a. Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm. b. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Dậu, tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm. c. Chồng chị (anh Nguyễn Văn Dậu) tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm. * Giống nhau: cùng diễn đạt một sự việc.
  24. Bài tập vận dụng 4: c. Chồng chị Câu a: Dấu gạch ngang: thể hiện sự nhấn mạnh nào đó từ phía b.a. ChồngChồng chị, chị anh – người viết từ góc độ bộ phận chú thích, không phải người đọc đã (anh Nguyễn Nguyễnanh Nguyễn Văn Dậu,Văn được biết trước. Văn Dậu) tuy tuyDậu mới– tuy 26 mới tuổi 26 mới 26 tuổi nhưngtuổi* Khácnhưng đã nhau: họcđã Câu b: Dấu phẩy: được dùng khi bộ phận chú thích là một điều đã nhưng đã học nghềhọc nghềlàm ruộnglàm được biết trước, gắn với sự vật, hiện tượng được nói đến. Ở đây, nghềdấu làmcâu ruộng nằm người viết chỉ làm nhiệm vụ nhắc lại để người đọc xác định rõ hơn đếnruộng mườiđến mườibảy đếnở giữa mười câu. bảy sự vật, hiện tượng đó. nămbảy năm. . năm. Câu c: Dấu ngoặc đơn: được dùng như dấu phẩy nhưng có ý giảm nhẹ hơn. Thông tin được chú thích ở đây chỉ là phụ, không quan trọng bằng các thông tin khác, nhiều khi là không cần thiết.
  25. Bài tập vận dụng Bài 5: Cho biết dấu gạch giữa các tiếng Va-ren được dùng làm gì? « Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.» Dấu gạch nối giữa tiếng Va-ren được dùng để tách âm đọc, trong tên riêng nước ngoài của nhân vật.
  26. LƯU Ý: PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG – DẤU GẠCH NỐI v Về bản chất: ü Dấu gạch ngang: là một dấu trong câu. ü Dấu gạch nối: là một dấu trong từ. v Về hình thức và cách thức trình bày: Dấu Hình thức Cách trước Cách sau Ví dụ Gạch Khoảng trắng Khoảng trắng Dài (–) Hà Nội – Thủ đô yêu dấu ngang (1 cách) (1 cách) Gạch Ngắn (-) Không Không Mát-xcơ-va là thủ đô của nước Nga. nối
  27. IV. Vận dụng
  28. Bài 1: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy, chấm lửng trong các câu sau: a. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, Dấu chấm lửng: Còn nhiều cung bâng khuâng, có tiếc thương ai oán (Hà Ánh Minh) bậc tình cảm chưa liệt kê hết. Dấu chấm phẩy: b. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay Đánh dấu ranh giới khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong giữa các bộ phận ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc trong một phép liệt bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy kê phức tạp. tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. (Phạm Duy Tốn) c. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế. Dấu chấm lửng: Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. - Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi tôi (A. Đô-đê) Dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh d. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: «Điếu, giới giữa các vế của một câu mày»; tiếng tên lính thưa: «Dạ»; tiếng thầy đề hỏi: «Bẩm, ghép có cấu tạo phức tạp. bốc»; tiếng quan lớn truyền: «Ừ». (Phạm Duy Tốn)
  29. Bài 2: Phục hồi các dấu gạch ngang trong các câu dưới đây và nêu rõ tác dụng: a. Bạn An lớp trưởng lớp tôi tuy c. Tình hữu nghị Việt Lào đời đời nhỏ người mà nhanh nhẹn. bền vững. b. Thi đua yêu nước để: d. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Diệt giặc dốt Nghe tiếng thưa, tôi hỏi: Diệt giặc đói Chú mình có muốn cùng tớ đùa Diệt giặc ngoại xâm. vui không? Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây.
  30. Bài 4: Phục hồi các dấu gạch ngang trong các câu dưới đây và nêu rõ tác dụng: b. Thi đua yêu nước để: a. Bạn An lớp trưởng lớp tôi Diệt giặc dốt tuy nhỏ người mà nhanh Diệt giặc đói nhẹn. Diệt giặc ngoại xâm. a. Bạn An - lớp trưởng lớp tôi b. Thi đua yêu nước để: - tuy nhỏ người mà nhanh - Diệt giặc dốt nhẹn. - Diệt giặc đói - Diệt giặc ngoại xâm. Dấu gạch ngang để đánh dấu Dấu gạch ngang để liệt kê. bộ phận giải thích trong câu.
  31. Bài 4: Phục hồi các dấu gạch ngang trong các câu dưới đây và nêu rõ tác dụng: d. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi c. Tình hữu nghị Việt Lào hỏi: đời đời bền vững. Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây. d. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi c. Tình hữu nghị Việt - Lào hỏi: đời đời bền vững. - Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không? - Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây. Dấu gạch ngang để nối các Dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói trực tiếp của từ trong một liên danh. nhân vật.
  32. Bài 3: Nêu cảm nhận của em sau khi đọc câu thơ có dấu chấm lửng sau đây: «Ra thế Lượm ơi! » (Tố Hữu) Gợi ý: Ý nghĩa của dấu chấm lửng: - Sự bàng hoàng, nghẹn ngào, xúc động, đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm đã hi sinh. - Nốt lặng – chùng của cảm xúc, không nói thành lời.
  33. Bài 4: Đọc câu truyện sau: Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con: - Đừng uống trà uống rượu con nhé! - Đừng đánh cờ đánh bạc con nhé ! Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố. sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại. a. Dấu chấm lửng trong câu thể hiện điều gì? b. Vì sao anh con trai lại lao vào uống rượu, đánh bạc? a. Dấu chấm lửng trong câu thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng (do sức khỏe của ông bố đang rất nguy kịch). b. Vì anh con trai hiểu nhầm là dấu ngắt câu, nên anh hiểu bố khuyên nên uống rượu và đánh bạc.
  34. Bài 5: Thử tưởng tượng em lạc vào một cuộc họp – nơi các dấu câu cùng bàn luận với nhau xem đâu là dấu có ý nghĩa nhất đối với quá trình tạo lập văn bản. Mỗi dấu câu đều đưa ra lí lẽ để chứng minh mình có giá trị nhất, em hãy viết bài văn ngắn để kể lại câu chuyện đó. Trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang. Gợi ý: a. Về hình thức: - Bài văn hoàn chỉnh, có đủ bố cục (mở - thân – kết bài), liên kết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. - Yêu cầu tiếng Việt: có sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang (gạch chân chỉ rõ).
  35. b. Về nội dung: − Sử dụng phép nhân hóa để mỗi dấu câu được nói lên vai trò, công dụng, chức năng của mình: ü Dấu chấm: báo hiệu kết thúc câu. ü Dấu phẩy: đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu (giữa thành phần phụ - thành phần chính; giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu; gữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó; giữa các vế của câu ghép) ü Dấu chấm phẩy: ü Dấu chấm lửng: ü − Cần khẳng định lại dấu câu nào cũng quan trọng, cần thiết, có giá trị. Trong làm văn cũng như trong giao tiếp hằng ngày, cần có biết cách sử dụng các dấu câu một cách linh hoạt, phù hợp để diễn đạt mạch lạc, rõ ràng suy nghĩ, ý kiến của bản thân.
  36. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Học bài. 2. Hoàn thành các bài tập trong SGK và bài tập 5. 3. Soạn bài: - Văn bản đề nghị - Văn bản báo cáo.
  37. Tạm biệt các em. Hẹn gặp lại!