Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

doc 17 trang ngohien 06/10/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_theo_cv417_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_truong.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

  1. Soạn: 12 /10/2020- Dạy: / 10/ 2020. Tuần 7- Tiết 25- Tập làm văn. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Bố cục của bài văn biểu cảm. - Yêu cầu của việc biểu cảm . - Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp. 2- Về kĩ năng: Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm. 3- Về thái độ: Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ. - PC: Chăm chỉ tìm tòi văn biểu cảm để làm bài, có trách nhiệm với công việc được giao. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk , sgv. - Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - PP, KT: Động não cá nhân. - Hình thức: cả lớp. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm. - Thời gian: 5’ * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ : ? Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào? ? Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất ntn? * Khởi động vào bài mới: Gọi 2 HS cùng đọc một bài thơ Côn Sơn ca ? Em hãy nhận xét giọng đọc của bạn nào tốt hơn? Theo em giọng đọc tốt hơn đó là do điều gì? ( biểu cảm tốt). - GV dẫn vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu : Hiểu được mỗi I- Tìm hiểu đặc điểm của VB biểu cảm. bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu; có thể biểu cảm trực tiếp, có thể biểu cảm gián tiếp; tình 112
  2. cảm trong văn biểu cảm phải trong sáng. - Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân. - Hình thành NL, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác. + Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - Thời gian: 20 phút. 1- Tìm hiểu ngữ liệu. HS đọc a- Ví dụ 1: - Y/c Hs đọc bài văn “ Tấm gương”: TL cá nhân - Bài văn “ Tấm gương” ca ngợi đức tính ? Bài văn “ Tấm gương” biểu trung thực của con người, ghét thói xu đạt tình cảm gì? nịnh, dối trá. TL cá nhân - Tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm ? Để biểu đạt tình cảm đó, tác điểm tựa. Vì tấm gương luôn phản ánh giả bài văn đã làm ntn? trung thực mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực. ( hs tìm) ? Tìm những từ ngữ và giọng điệu mang sắc thái ngợi ca và phê phán tính không trung thực? TL cá nhân - Bố cục : 3 phần. ? Bố cục bài văn gồm mấy + MB : từ đầu -> “ cha mẹ sinh ra nó”. phần? + TB : tiếp -> “ mà lòng không hổ thẹn” + KB : còn lại . TL cá nhân - MB : Giới thiệu về tấm gương- người ? Phần MB và KB có quan hệ bạn chân thật. với nhau ntn? KB : Khẳng định tính trung thực của người bạn trung thực ấy. TL cá nhân - TB: nói về các đức tính của tấm gương. ? Phần TB nêu lên những ý - Các ý phần TB đều tập trung biểu gì? Những ý đó liên quan đến dương tính trung thực của chiếc gương: chủ đề của bài văn ntn? VD Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương . Tấm gương không vì tình cảm mà nói sai sự thật TL cá nhân - Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ? Tình cảm và sự đánh giá của ràng, chân thực không thể bác bỏ. 113
  3. tác giả trong bài có rõ ràng, - Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, chân thực không? Điều đó có tạo nên giá trị của bài văn. ý nghĩa ntn đối với giá trị của bài văn? b- Ví dụ 2: HS đọc - Y/c Hs đọc đoạn 2: TL cá nhân - Đoạn văn thể hiện tình cảm cô đơn, cầu ? Đoạn văn biểu hiện tình cảm mong sự giúp đỡ và thông cảm. gì ? TL cá nhân - Tình cảm nhân vật được biểu hiện một ? Tình cảm ở đây được biểu cách trực tiếp. hiện trực tiếp hay gián tiếp? TL cá nhân - Dấu hiệu : là tiếng kêu, lời than và câu ? Em dựa vào dấu hiệu nào để hỏi biểu cảm. đưa ra nhận xét của mình? 2- Ghi nhớ ( sgk trang 86) TL cá nhân ? Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì? Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Mục tiêu: củng cố kiến thức lí thuyết về văn biểu cảm. - Phương pháp và KT: thảo luận nhóm. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Hình thành NL, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. + Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - Thời gian: 15 phút. - Y/c Hs đọc bài văn “ Hoa học trò”. HS đọc II- Luyện tập. Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ - Tạo nhóm ( KT khăn trải bàn) - Làm việc - Xuân Diệu biến hoa phượng- - Bước 1: Chuẩn bị. cá nhân 2 một loại hoa nở rộ vào dịp sắp + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 phút; nhóm kết thúc năm học thành biểu nhóm, mỗi nhóm 6 hs. 3 phút. tượng của sự chia li ngày hè đối + Nhiệm vụ: - Đại diện với học trò. ? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là nhóm trình - Bài văn thể hiện tình cảm lưu hoa học trò? bày kết quả. luyến của hoa phượng- học trò. ? Bài văn thể hiện tình cảm gì? - HS nhóm - Miêu tả hoa phượng là một ? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai khác nhận cách biểu cảm gián tiếp tình cảm trò gì trong văn bản biểu cảm này? xét nhớ nhung, lưu luyến của học trò ? Tìm mạch ý của bài văn? - Mạch ý : - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Đoạn 1: Cảm xúc bối rối , + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ thẩn thơ. HS. + Đoạn 2: Cảm xúc trống trải. + Nhận xét, bổ sung, chốt. + Đoạn 3: Cảm xúc cô đơn, nhớ bạn pha chút dỗi hờn. * Củng cố : ? Nêu đặc điểm VB biểu cảm ? 114
  4. Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể. - PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ viết văn biểu cảm. Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về đôi bàn tay mẹ. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Đọc tham khảo trước một số bài văn biểu cảm. - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản. - Làm hết bài tập sgk. Tìm tòi bài tập nâng cao để làm. - Chuẩn bị: Đề văn biểu cảm và cách làm Soạn: 12 / 10/ 2020- Dạy: / 10 / 2020 Tiết 26- Văn bản : QUA ĐÈO NGANG. ( Bà Huyện Thanh Quan) A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Hiểu sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan, đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài Thơ “ Qua đèo Ngang”. - Hiểu giá trị tư tưởng bài thơ : cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo. 2- Về kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật . - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo. 3- Về thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước ; biết học tập cách biểu cảm để làm văn biểu cảm . => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. - PC: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: 1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ 2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ học để nắm chắc bài cũ. 115
  5. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Em suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong XH cũ? * Khởi động vào bài mới: - Chiếu một vài hình ảnh về Đèo Ngang. ? Em cảm nhận như thế nào về cảnh sắc nơi đây qua những hình ảnh vừa xem? GV dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm những nét cơ I- Đọc và tìm hiểu chung. bản về tác giả; đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú; bố cục, phương thức biểu đạt của bài thơ cùng vị trí địa lí Đèo Ngang. - Phương pháp và KT : Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tự học. + Phẩm chất: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức về tác giả, tác phẩm. - Thời gian: 10 phút. 1- Tác giả : ? Em hiểu gì về tác giả bài thơ? TL cá nhân Bà Huyện Thanh Quan ( sgk) 2- Tác phẩm: - HD đọc, đọc mẫu HS đọc a- Đọc và tìm hiểu chú thích. - Chú ý chú thích 1,4,5. Nhận xét b- Tìm hiểu chung: ? Bài thơ được sáng tác theo thể TL cá nhân * Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. thơ nào? + Số câu: 8 câu trong một bài thơ. - GV dùng bảng phụ: + Số chữ trong 1 câu: 7 chữ. ? Hãy nhận diện bài thơ “ Qua TL cá nhân + Cách gieo vần: vần ( a) ở các chữ đèo Ngang” ở các phương diện cuối các câu 1,2,4,6,8( tà- hoa- nhà- sau: gia- ta) + Số câu trong một bài thơ? + Phép đối: đối câu 3 với câu 4; câu 5 + Số chữ trong 1 câu? với câu 6 + Cách gieo vần? + Luật bằng trắc: có luật bằng (chữ + Phép đối ? thứ hai của câu 1 là thanh bằng-> bài + Luật bằng trắc? thơ làm theo luật bằng) ? Cho biết bố cục bài thơ? TL cá nhân * Bố cục : 4 phần: ( GV giới thiệu bố cục bài thơ Hai câu đề: ( câu 1+2) 116
  6. Thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu thực: ( câu 3+4) Nhưng đôi khi phân tích người ta Hai câu luận: (câu 5+6) cũng có cách chia khác : Vd chia Hai câu kết : (câu 7+8) theo nội dung biểu đạt trong bài) ? Bài thơ sử dụng phương thức TL cá nhân * Phương thức biểu đạt: biểu đạt nào? Miêu tả + Biểu cảm . II- Phân tích. - Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh cảnh vật đèo Ngang và nỗi niềm hoài vọng của tác giả. - Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi. - Hình thức: Cá nhân, cặp đôi. - NL, PC: + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ. + PC: Chăm chỉ chuẩn bị bài, trách nhiệm với công việc được giao. - Thời gian: 25’ - Quan sát vào 2 câu thơ đầu: 1- Cảnh tượng đèo Ngang. ? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả TL cá nhân * Thời điểm : “bóng xế tà”. vào thời điểm nào trong ngày? - Gợi một không gian với ánh nắng ? Cụm từ “ bóng xế tà” gợi một yếu ớt. không gian và thời gian ntn? - Thời gian đã chiều muộn. ? Thời gian chiều muộn thường TL cá nhân -> Thời điểm dễ gợi tâm trạng buồn, sự gợi cảm giác ntn? cô đơn, nỗi nhớ nhung đối với người lữ thứ tha hương và mong ước đoàn tụ trong cảnh gia đình sum họp, đầm ấm. ? Trong khoảnh khắc thời gian TL cá nhân * Thiên nhiên: “ Cỏ cây chen đá, lá đó, thiên nhiên đèo Ngang hiện chen hoa” lên ntn qua con mắt của người lữ khách ? ? Tác giả miêu tả mấy đối tượng TL cá nhân - 5 đối tượng được nhắc đến trong một trong một câu thơ? Nghệ thuật gì câu thơ 7 chữ( cỏ, cây, lá, đá ,hoa) được sử dụng để miêu tả? - Phép tiểu đối ( cỏ cây chen đá> Cảnh đèo Ngang hiện lên rậm rạp, em một cảnh tượng về cỏ cây đèo hoang sơ, vắng lặng. 117
  7. Ngang ntn? - Gv cho hs quan sát tranh đèo Ngang: ? Bức ảnh chụp cảnh đèo Ngang HS bộc lộ có giống với hình dung của em qua lời thơ của bà Huyện Thanh Quan không? ( Gợi ý : giống ở cảnh hoang vắng; nhưng thiếu những đường nét cụ thể của “ cỏ cây chen đá, lá chen hoa”) ? Trong tưởng tượng của em, HS bộc lộ hình ảnh nhà thơ hiện lên ntn giữa khung cảnh chỉ có cỏ cây hoa lá và đá ấy? ( Gợi ý: cô đơn, buồn, nhớ nhà, nhớ quê) ? Ở phần thực, cảnh đèo Ngang TL cá nhân * Cuộc sống con người và chợ búa : có thêm đối tượng nào? Lom khom dưới núi tiều vài chú Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’ Lác đác bên sông chợ mấy nhà. ? Đặc sắc nghệ thuật trong hai - Tạo cặp - Sử dụng từ láy : lom khom-> gợi câu thơ này là gì? Phân tích tác đôi hình dáng vất vả, nhỏ nhoi của người dụng của nghệ thuật miêu tả của - HĐ cá tiều phu giữa cảnh đèo hoang sơ heo tác giả? nhân: 1’ hút. - Dãy 1: đặc sắc và tác dụng của - Chia sẻ Từ láy : lác đác -> gợi sự ít ỏi, thưa việc dùng từ láy. cặp đôi: 2’. thớt của những quán chợ nghèo. - Dãy 2 : đặc sắc và tác dụng của - Báo cáo - Phép đảo ngữ ( đảo trong câu, đảo việc dùng đảo ngữ, lượng từ? kết quả. trong cụm từ : vài chú tiều lom khom - Dãy 3 : đặc sắc và tác dụng của - Nhận xét dưới núi ; mấy nhà chợ lác đác bên phép đối . sông), dùng những lượng từ chỉ sự ít ỏi GV nhận xét, bổ sung, chốt: ( vài, mấy)-> Nhấn mạnh cái dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu, sự thưa thớt quạnh hiu của những lều chợ. - Phép đối rất cân xứng ( câu trên đối cả về thanh và ý với câu dưới)-> gợi cuộc sống đèo Ngang buồn tẻ, vắng lặng, heo hút. ( Nếu như hai câu đề cảnh đèo => Đèo Ngang được thu nhận trong Ngang hiện lên rậm rạp, vắng một bức tranh sơn thủy. Tuy đã có lặng, hoang sơ thì đến hai câu thêm hơi ấm sự sống con người và chợ thực búa nhưng sự sống nơi đây chỉ là một chút linh động. Và chính sự sống này càng làm cho cảnh vật héo hon, buồn 118
  8. bã hơn, xa vắng hơn. - Hs đọc 2 câu luận: ? Hai câu luận, đèo Ngang có TL cá nhân * Âm thanh : con chim quốc, chim gia thêm âm thanh nào? gia. ? Chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ TL cá nhân - Đối ý, đối thanh rất cân xứng : thuật của hai câu thơ trên? + Nội dung cảm xúc câu trên > < câu dưới. - Sử dụng cách chơi chữ bằng từ đồng âm độc đáo : “ quốc” : nước ; “ gia” : nhà. - Sử dụng ẩn dụ thành công : Mượn tiếng chim quốc để bày tỏ nỗi nhớ nước, tiếng chim gia gia để gửi gắm nỗi nhớ nhà . ( dg: Mượn chuyện vua Thục mất nước hóa thành chim cuốc kêu hoài nỗi nhớ nước và âm thanh tiếng chim đa đa để biểu lộ tâm trạng mình, bà huyện TQ đã khéo bộc lộ nỗi lòng mình lồng trong cảnh vật: Đó là nỗi nhớ nước thương nhà bồn chồn trong dạ. Nỗi buồn nhớ ấy thấm sâu vào cõi lòng, bàng bạc cả một vùng không gian. Trong lịch sử, khi cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn PK xảy ra thì đèo Ngang trở thành địa phận phân chia nước ta thành hai miền Nam –Bắc . Miền Bắc là nhà nước của người Bắc Hà do vua Lê, chúa Trịnh, sau này là triều Tây Sơn do vua Quang Trung làm chủ; miền Nam là triều Nguyễn. Bà Huyện Thanh Quan sinh sống ngoài Bắc nhưng khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua thống nhất đất nước , bà theo dụ chỉ phải vào miền trong để nhận chức cung trung giáo tập. Lòng bà không muốn nhưng không thể 119
  9. kháng chỉ nên chân bước đi trong nước mà lòng vẫn nhớ thương một đất nước Bắc Hà trong dĩ vãng, vẫn thấy đất nước hiện tại với người Bắc Hà còn xa lạ. Chính điều đó đã làm nên tâm trạng bà khi đứng trước đỉnh đèo.) - Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh. Cảnh vật tuy có thêm âm thanh của tiếng chim rừng trong buổi chiều bóng xế nhưng không làm nó thêm phần sống động, trái lại càng thêm buồn vắng. 2- Tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan. - Quan sát vào hành trình của bà Huyện TQ ? Mở đầu bài thơ là hoạt động “ TL cá nhân * Điểm dừng chân: đỉnh đèo . bước tới”; kết thúc bài thơ là hoạt động “ dừng chân”. Cho biết điểm dừng chân của bà huyện là ở chỗ nào của đèo Ngang? ? Tại điểm dừng chân, toàn cảnh TL cá nhân * Toàn cảnh đèo Ngang: Trời, non, đèo Ngang hiện lên ntn trong ấn nước. tượng thị giác của tác giả? Đó là -> Một vùng không gian mênh mang, ấn tượng về một vùng không gian xa lạ và tĩnh vắng. ntn? ? Một mình đối diện với không TL cá nhân * Tâm trạng : một mảnh tình riêng, ta gian vô cùng vô tận ấy, trong với ta. lòng bà huyện chất chứa điều gì? Câu thơ nào diễn tả điều này? ? Em hiểu “ một mảnh tình HS bộc lộ riêng” ntn? ( Gợi ý : là tâm sự sâu kín chỉ một mình mình biết, một mình mình hay . Ở đây mảnh tình riêng là nỗi nhớ nước thương nhà da diết mà âm thầm lặng lẽ) ? Cụm từ “ ta với ta” , đại từ “ ta” HS bộc lộ cho ta hiểu thêm về mảnh tình riêng trên ntn? ( Gợi ý : ta với ta là không có người chia sẻ nhất là trong lúc này nên mới càng trở nên cô đơn) 120
  10. ? Hai câu kết sử dụng nghệ thuật TL cá nhân - Nghệ thuật đối lập tương phản : lấy gì? Từ đó em hãy khái quát tâm cái mênh mông bao la vô hạn của vũ trạng bà Huyện Thanh Quan trụ tương phản với cái nhỏ bé của trong phần kết? mảnh tình riêng . - Cụm từ “ ta với ta” được dùng chính xác. => Cực tả nỗi buồn thầm lặng, nỗi cô lẻ giữa đời, giữa trời và non nước mênh mông. III- Tổng kết: 1- Nghệ thuật: ? Nhận xét về nghệ thuật của bài TL cá nhân - Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú thơ? Đường luật một cách điêu luyện. - Kết hợp miêu tả và biểu cảm( sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình). - Dùng từ ngữ gợi hình, gợi cảm , phép đối, đảo, phép ẩn dụ, chơi chữ, điệp từ, từ láy, nhịp thơ cân xứng đạt đến độ điêu luyện . 2- Nội dung: ? Khái quát nội dung của bài thơ? TL cá nhân Bài thơ miêu tả cảnh đèo Ngang heo hút hoang sơ, thấp thoáng sự sống con người, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, thương nước và nỗi buồn cô đơn thầm lặng của bà Huyện Thanh Quan . Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu: củng cố kiến thức trọng tâm - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Định hướng NL, phẩm chất: + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ làm bài tập. - Thời gian: 5 phút. ? Cảnh vật đèo Ngang hiện lên qua miêu tả của bà Huyện Thanh Quan như thế nào? ? Tâm trạng bà Huyện Thanh Quan thể hiện trong văn bản ra sao? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn tích hợp với việc BVMT. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: 121
  11. + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ với công việc được giao. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp bài thơ Qua Đèo Ngang? Em thấy mình cần có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên hoang dã? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm thêm một số bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan để đọc - Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc cách phân tích và nội dung, nghệ thuật bài thơ. - Chuẩn bị : Bạn đến chơi nhà. . Soạn: 12 / 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020. Tiết 27- Tập làm văn: ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Nắm được đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm . 2- Về kĩ năng: - Nhận biết đề văn biểu cảm. - Bước đầu rèn luyện các bước làm văn biểu cảm. 3- Về thái độ: Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về đề văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ. - PC: Chăm chỉ, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk , sgv. - Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - PP, KT: Động não cá nhân. - Hình thức: cả lớp. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm. - Thời gian: 5’ * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ : ? Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào? ? Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất ntn? * Khởi động vào bài mới: - Nghe hát “ Mùa thu ngày khai trường”. ? Em thấy bài hát có gợi được trong em tình cảm nào không? - GV dẫn vào bài mới. 122
  12. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu : Hiểu được đề văn I- Đề văn biểu cảm và các bước làm biểu bao giờ cũng nêu ra đối bài văn biểu cảm. tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện, các bước làm bài biểu cảm. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm. - Hình thức: Cá nhân, nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Giải quyết vấn đề, hợp tác. + Chăm chỉ. - Thời gian: 35 phút. - Y/c Hs đọc 5 đề bài sgk: HS đọc VD 1- Đề văn biểu cảm. Tổ/c hoạt động nhóm: 7’ a- Cảm nghĩ về dòng sông quê hương. ( KT khăn trải bàn) - Tạo nhóm - Đối tượng : dòng sông quê hương . - Bước 1: Chuẩn bị. theo yêu cầu - Tình cảm : Tình yêu dòng sông, + Chia nhóm: Cả lớp chia - Làm việc những kỉ niệm về dòng sông. thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs. cá nhân 3 b- Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu. + Nhiệm vụ: phút; nhóm - Đối tượng: đêm trăng trung thu. ? Đối tượng biểu cảm và tình 4 phút. - Tình cảm : sự vui thích, lòng biết ơn cảm cần biểu hiện trong các đề - Đại diện người lớn quan tâm. văn đó là gì? nhóm trình c- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. bày kết quả. - Nụ cười của mẹ. + GV quan sát, phát hiện giúp - HS nhóm - Cảm nghĩ : hiền lành, thân yêu, độ đỡ HS. khác nhận lượng. + Nhận xét, bổ sung, chốt. xét d- Vui buồn tuổi thơ. - Những kỉ niệm tuổi thơ. - Những vui buồn, suy nghĩ về những kỉ niệm đó. e- Loài cây em yêu. - Giống cây mà em thích nhất. - Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó. ? Từ phần tìm hiểu trên, em TL cá nhân => KL: Đề văn biểu cảm bao giờ cũng hãy cho biết đề văn biểu cảm nêu lên được đối tượng biểu cảm và có đặc điểm gì? tình cảm biểu hiện. 2- Các bước làm bài văn biểu cảm. Đề : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. - DG: Để tìm hiểu đề, ta cần a- Tìm hiểu đề, tìm ý : phải đọc kĩ đề bài, gạch chân * Tìm hiểu đề: những từ ngữ quan trọng có 123
  13. trong đề. ? Đâu là những từ ngữ quan HS bộc lộ trọng trong đề? ? Từ những từ ngữ quan trọng, TL cá nhân - Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ. hãy xác định đề đặt ra yêu cầu - Tình cảm biểu hiện: cảm xúc, suy gì( Đối tượng biểu cảm trong nghĩ về nụ cười của mẹ. đề là đối tượng nào? Tình cảm biểu hiện đối với đề này ra sao? - Trả lời những câu hỏi tìm ý: * Tìm ý : ? Từ thuở ấu thơ, có bao giờ TL cá nhân + Từ tuổi ấu thơ ai cũng từng nhìn em chưa nhìn thấy nụ cười của thấy nụ cười của mẹ. mẹ không? ? Nụ cười của mẹ gợi trong em TL cá nhân + Cảm giác về nụ cười của mẹ: cảm giác ntn? Mỗi khi đi đâu về nhà, nhìn thấy được nụ cười của mẹ khiến ta cảm thấy vui và những nỗi buồn, mệt nhọc trong ta không còn nữa. ? Mẹ nở nụ cười những khi TL cá nhân + Mẹ cười khi cả nhà mạnh khỏe, quây nào? Có phải lúc nào mẹ cũng quần bên nhau. Khi đó nụ cười mẹ vô cười không? cùng hạnh phúc. - Khi nhận được niềm vui từ kết quả học tập của con, nụ cười mẹ như khuyến khích con hãy cố gắng nhiều hơn nữa để ngày mai đây con sẽ trở thành một công dân có ích cho quê hương, tổ quốc. - Khi có ai đó, không kể chỉ là người trong gia đình gặp chuyện buồn, mẹ cười vỗ về chia sẻ. Nụ cười ấy như cả một bến bờ yêu thương, mang đến cho ta cảm giác được an ủi. ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ TL cá nhân + Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ: em cảm thấy thế nào? - Cảm thấy cuộc sống ảm đạm biết bao. - Bữa ăn không còn hương vị thơm ngon, niềm vui không còn tồn tại, xóm làng không còn gần gũi, mặt trời như tắt nắng. ? Làm sao để luôn được thấy TL cá nhân + Làm sao để luôn thấy nụ cười của nụ cười của mẹ? mẹ: - Bản thân nỗ lực trong cuộc sống và học tập. - Anh em mãi yêu thương nhau 124
  14. cùng phấn đấu học tốt để nụ cười mãi nở trên đôi môi hồng của mẹ . ? Để tìm được ý cho bài văn, ta TL cá nhân => KL: Để tìm được ý cho bài văn, ta phải làm thế nào? phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó. b- Lập dàn ý. ? Dựa trên những ý đã tìm TL cá nhân * MB: được, hãy sắp xếp các ý theo - Giới thiệu: Từ tuổi ấu thơ ai cũng bố cục 3 phần MB , TB, KB? từng nhìn thấy nụ cười của mẹ. - Nêu cảm xúc với nụ cười của mẹ : Mỗi khi đi đâu về nhà, nhìn thấy được nụ cười của mẹ khiến ta cảm thấy ấm lòng những nỗi buồn, mệt nhọc trong ta không còn nữa. * TB: - Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ: + Mẹ cười khi cả nhà mạnh khỏe, quây quần bên nhau. Khi đó nụ cười mẹ vô cùng hạnh phúc. + Khi nhận được niềm vui từ kết quả học tập của con, nụ cười mẹ như khuyến khích con hãy cố gắng nhiều hơn nữa để ngày mai đây con sẽ trở thành một công dân có ích cho quê hương, Tổ quốc. + Khi có ai đó, không kể chỉ là người trong gia đình gặp chuyện buồn, mẹ cười vỗ về chia sẻ. Nụ cười ấy như cả một bến bờ yêu thương, mang đến cho ta cảm giác được an ủi. - Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ: + Cảm thấy cuộc sống ảm đạm biết bao. + Bữa ăn không còn hương vị thơm ngon, niềm vui không còn tồn tại, xóm làng không còn gần gũi, mặt trời như tắt nắng. * KB: Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ: - Bản thân nỗ lực trong cuộc sống và học tập. 125
  15. - Anh em mãi yêu thương nhau cùng phấn đấu học tốt để nụ cười mãi nở trên đôi môi hồng của mẹ . ? Bước lập dàn bài cần dựa vào TL cá nhân => KL: Để lập được dàn bài cho bài đâu? văn, cần căn cứ vào các ý đã tìm được trong bước tìm ý, sắp xếp các ý theo một bố cục hợp lí. c- Viết bài ? Hãy viết phần MB, KB và ( hs viết, một đoạn phần TB? đọc, nhận - Gv nhận xét, bổ sung. xét) ? Hãy rút ra kĩ năng tạo lập bài TL cá nhân => KL: Để viết được VB hoàn chỉnh, viết? cần liên kết các ý thành các câu, các đoạn văn để chúng tạo thành một chỉnh thể cùng hướng về một đề tài chung của VB. ? Sau khi viết xong có cần đọc TL cá nhân d- Sửa bài. lại và sửa chữa bài viết không? - Bài viết xong cần được kiểm tra lại Vì sao? nếu thiếu xót thì sửa chữa. - Xem bài văn đúng với yêu cầu chưa. ? Đặc điểm của đề văn biểu - HS đọc ghi GHI NHỚ ( sgk trang 88) cảm và các bước làm bài văn nhớ ( sgk) biểu cảm? Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố : - Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết. - PP và kĩ thuật: cá nhân. - Hình thức: nhóm lớn. - Năng lực, phẩm chất: + Hợp tác. + Chăm chỉ. - Thời gian: 5'. * Củng cố : ? Đề văn biểu cảm cần đạt những yêu cầu gì? ? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể. - PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về nụ cười của mẹ. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 126
  16. - Đọc tham khảo trước một số bài văn biểu cảm. - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản. - Làm hết bài tập sgk. Tìm tòi bài tập nâng cao để làm. - Chuẩn bị: Cách làm bài văn biểu cảm. Soạn: 12 / 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020. Tiết 28- Tập làm văn: ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM( tiếp). A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Củng cố đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm . 2- Về kĩ năng: Biết làm bài văn biểu cảm theo các bước làm văn biểu cảm. 3- Về thái độ: Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về đề văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ. - PC: Chăm chỉ, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk , sgv. - Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ : ? Đề văn biểu cảm cần đạt những yêu cầu gì? ? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm? Hoạt động 2: Luyện tập. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết qua bài tập thực hành. - PP và kĩ thuật: cá nhân. - Hình thức: nhóm lớn. - Năng lực, phẩm chất: + Hợp tác. + Chăm chỉ. - Thời gian: 3 5'. Hoạt động cá nhân: - Hs đọc II- Luyện tập. - Hs đọc yêu cầu, làm bài: bài văn sgk 1- Tìm hiểu đề. ? Bài văn biểu đạt tình cảm gì? tr 89: - Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết đối Đổi với đối tượng nào? - Làm bài với quê hương An Giang. ? Hãy đặt cho bài văn một nhan độc lập 2- Dàn bài : đề và một đề văn thích hợp? - Báo cáo * MB: Giới thiệu tình yêu quê hương 127
  17. ? Lập dàn ý cho đề bài văn trên? kết quả tha thiết đối với quê hương An Giang. ? Chỉ ra phương thức biểu cảm - Nhận xét. * TB: Biểu hiện tình yêu mến quê của bài văn? hương An Giang. - Gv nhận xét bổ sung. - Tình yêu quê từ tuổi ấu thơ. - Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. * KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành. -> Bài văn biểu cảm một cách trực tiếp. * Củng cố : ? Đề văn biểu cảm cần đạt những yêu cầu gì? ? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể. - PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về nụ cười của mẹ. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Đọc tham khảo trước một số bài văn biểu cảm. - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản. - Làm hết bài tập sgk. Tìm tòi bài tập nâng cao để làm. - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm. 128