Bài giảng Đại số Lớp 7 - Chương 4 - Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số Lớp 7 - Chương 4 - Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_dai_so_lop_7_chuong_4_bai_1_khai_niem_ve_bieu_thuc.ppt
Nội dung text: Bài giảng Đại số Lớp 7 - Chương 4 - Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
- Tiết KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ MỤC TIÊU: - Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số. - Tự tìm hiểu ví dụ về biểu thức đại số.
- 1. 1. Nhắc lại về biểu thức: * Ví dụ 1: 5 + 3 - 2; 14 : 7 . 3; 15 3 . 3 2 − 4 ; là những biểu thức (biểu thức số). * Ví dụ 2: Viết biểu thức số biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5 (cm) và chiều dài bằng 8 (cm) Giải Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật đó là: 2.(5 + 8) (cm)
- ?1 Viết biểu thức số biểu thị diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3 (cm) và chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm) Biểu thức số biểu thị diện tích hình chữ nhật đó là: 3.(3 + 2) (cm 2)
- 2. Khái niệm về biểu thức đại số: * Bài toán : Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5 (cm) và (cm) Giải Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5 (cm) và a (cm) là: 2.(5 + a) (cm) 2.(5 + a) là một biểu thức đại số
- ?2 Viết biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm) Giải Gọi a là chiều rộng hình chữ nhật (a > 0) thì chiều dài hình chữ nhật là a + 2 (cm). Diện tích của hình chữ nhật là: a.(a + 2) (cm 2) Những biểu thức: a + 2; a.(a + 2) là những biểu thức đại số.
- Biểu thức đại số là những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, còn có cả các chử (đại diện cho số). Thế nào là biểu thức đại số ? ?
- Ví dụ 150 1 4x; 2.(5+ a); 3.(x + y); x2 ; xy; ; t x −0,5 là những biểu thức đại số ?3 Viết biểu thức đại số biểu thị: a. Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 30 km/h. b. Tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 km/h và sau đó đi bằng ô tô trong y (h) với vận tốc 35 (km/h)
- Giải a. Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 30 km/h là: 30.x (km) b. Quãng đường của người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 km/h là: 5.x (km). Quãng đường của người đó đi bằng ô tô trong y (h) với vận tốc 35 (km/h) là: 35.y (km). Tổng quãng đường đi được của người đó là: 5.x + 35.y (km).
- Trong các biểu thức đại số sau, đâu là biến ? a + 2; a(a +2) ; 5x + 35y a là biến x, y là biến * Chú ý: (SGK/25)
- CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Vào năm 820, nhà toán học nổi tiếng người Trung Á đã viết một cuốn sách về toán học. Tên cuốn sách này được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề Algebra, Algebra dịch sang tiếng Việt là ẹại số. Tác giả cuốn sách tên là Al - Khowârizmi (đọc là An - khô - va - ri - zmi). Ông được biết đến như là cha đẻ của môn đại số. Ông dành cả đời mình nghiên cứu về đại số và đã có nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực toán học. Ông cũng là nhà thiên văn học, nhà địa lý học nổi tiếng. Ông đã góp phần rất quan trọng trong việc vẽ bản đồ thế giới thời bấy giờ.
- 3. Luyện tập: Bài 1sgk Hãy viết các biểu thức đại số biểu thị: c, Tích của tổng x và a, x + y y với hiệu của x và y. a, Tổng của x và y. b, x.y c, (x + y)(x - y) b, Tích của x ? và y.
- Bài 2sgk Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b và h có cùng đơn vị đo). Giải Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b và h có cùng đơn vị đo) là: (a + b).h 2
- Bài 3sgk Nối các ý 1), 2), ,5) với a), b), , e) sao cho chúng có cùng ý nghĩa. 1) x - y a) Tích của x và y 2) 5y b) Tích của 5 và y 3) xy c) Tổng của 10 và x 4) 10 + x d) Tích của tổng x và y với 5) (x + y)(x - y) hiệu của x và y e) Hiệu của x và y
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số. Lấy ví dụ. - Làm bài tập 4; 5 (sgk/27) Bài tập 1-> 5 (sbt/9-10) - Đọc trước bài: “Giá trị của một biểu thức đại số”