Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Có đáp án)

doc 91 trang ngohien 22/10/2022 7360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_doc_hieu_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_co.doc

Nội dung text: Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 7 – HK II ĐỀ 1: Cho câu tục ngữ sau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, trang 12) 1/ Câu tục ngữ trên nằm trong chủ đề tục ngữ nào mà em đã được học? 2/ Mượn câu tục ngữ trên, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì ? 3/ Hãy nêu những biểu hiện (hành động) của em trong việc thực hiện lời khuyên từ câu tục ngữ trên. 4/Em hãy nêu nghĩa đen, nghĩa ẩn dụ của câu tục ngữ trên. 5. Trong câu tục ngữ trên, thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy có tác dụng gì? 6. Tìm một câu tục ngữ khác cùng nội dung với câu trên. Theo em, giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ hiện nay? GỢI Ý: 1.Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội 2.Mượn câu tục ngữ trên, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta : Biết ơn người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. 3. HS nêu những biểu hiện ( hành động) trong việc thực hiện ý nghĩa câu tục ngữ trên. 4 -Nội dung, ý nghĩa : +Nghĩa đen : Khi ta ăn một thứ quả ngọt thơm cần nhớ tới công người trồng cây, vun xới + Nghĩa ẩn dụ : “ăn quả” : hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần “kẻ trồng cây” : những người đã làm nên thành quả ->Nội dung : khi ta hưởng thụ thành quả phải nhớ ơn những người đã làm nên thành quả đó. 5-Rút gọn thành phần chủ ngữ 6-Tác dụng: + Giúp câu ngắn gọn, hàm súc + Lời dạy đúc kết trong câu tục ngữ có ý nghĩa chung với mọi người 1
  2. -HS nêu đúng một câu tục ngữ đồng nghĩa: VD: Uống nước nhớ nguồn, -Câu tục ngữ nhắc nhở thế hệ trẻ đạo lí về lòng biết ơn: + Giúp mỗi người hoàn thiện nhân cách, sống ân nghĩa, có trước, có sau. + Liên hệ bản thân: thể hiện lối sống tri ân bằng thái độ và những việc làm thiết thực nhất . ĐỀ 2: Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: Tấc đất tấc vàng a. Câu trên nằm trong chủ đề tục ngữ nào mà em đã được học? Hãy chép thêm một câu tục ngữ cùng chủ đề và giải thích nghĩa của câu tục ngữ mà em vừa chép? b. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao? GỢI Ý: a. Câu tục ngữ thuộc chủ đề: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Chép chính xác được 1 câu tục ngữ cùng chủ đề - Giải thích đúng nghĩa của câu tục ngữ đó b. Chủ ngữ thường được rút gọn. - Tục ngữ là những lời khuyên, kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đối tượng mà nó hướng đến là chung tất cả mọi người chứ không riêng ai => Rút gọn chủ ngữ 1. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA ĐỀ 1: Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) a) Xác định câu chủ đề của đoạn văn? b) Nêu vấn đề nghị luận của đoạn văn? c) Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn văn? Cho biết tác dụng của hình ảnh so sánh đó. 2
  3. d) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. GỢI Ý: a) Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” b) Đoạn văn nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta c) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ - Tác dụng của hình ảnh so sánh: Làm cho người đọc có thể hình dung được cụ thể và sinh động về sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. d. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương. ĐỀ 2: Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước, và lũ cướp nước” a. Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của văn bản đó? b.Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên? c.Nội dung chính mà đoạn trích trên đề cập đến là gì ? d.Tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu trong : Đó là một truyền thống quý báu của ta. Cho biết đó có phải là câu mở rộng không? Vì sao? GỢI Ý: a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Tác giả: Hồ Chí Minh - Ý nghĩa của văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống quý báu cần được giữ gìn và phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. b. Trạng ngữ: Từ xưa đến nay Trạng ngữ chỉ thời gian c. Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm. d. Đó // là một truyền thống quý báu của ta. C V =>Không phải câu mở rộng vì chỉ có 1 kết câu C-V làm nòng cốt. ĐỀ 3: Cho đoạn văn sau: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín 3
  4. đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).” a. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? b. Em hiểu câu nói: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.” như thế nào? c. Hãy chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn trích và khôi phục lại thành phần rút gọn? GỢI Ý: a.Đoạn trích nằm trong tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả: Hồ Chí Minh b. Qua việc sử dụng biện pháp so sánh: Tinh thần yêu nước – các thứ của quý, ta cảm nhận được rõ ràng hơn, cụ thể hơn thứ tình cảm trừu tượng của nhân dân Việt Nam, đó là tình yêu nước, tình cảm ấy thật đáng trân trọng, thật cao quý, cần được nâng niu, giữ gìn, bảo tồn và phát huy như tất cả những thứ quý giá nhất trên đời nay. c. Có 3 câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Khôi phục: - Có khi (Các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. - Nhưng cũng có khi (Các thứ của quý) cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Nghĩa là ( Chúng ta) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. ĐỀ 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai NXN Giáo dục Việt Nam, 2013) Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm). Từ xưa đến nay thuộc trạng ngữ gì? Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung đoạn trích. Câu 4 (1,0 điểm). Là học sinh em sẽ làm gì để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong lớp? Câu 5 (2,0 điểm). Từ đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu để nói về vai trò, trách nhiệm của em đối với tập thể lớp . GỢI Ý: 4
  5. 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2 Trạng ngữ chỉ thời gian 3 Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm. Lưu ý : - HS đưa ra đầy đủ các ý trên đạt điểm tối đa 4 HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức và pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. 5 Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo những ý sau: + Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhân cách. + Sẵn sàng tham gia mọi phong trào, của tập thể. + Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và các hoạt động của lớp. + Tự rút ra bài học cho bản thân. ĐỀ 5: Đọc đoạn trích sau: “ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng ” (SGK Ngữ văn 7, Tập II, Trang 24, NXBGD) Câu 1. (0,75 điểm) Em cho biết tên tác giả, tác phẩm và thể loại của tác phẩm có đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phép liệt kê sử dụng trong đoạn. Câu 3. (1,0 điểm) Cho biết nội dung của đoạn văn trên. Câu 4. (0,75 điểm) Theo em, để “ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc” thế hệ trẻ đã thể hiện thái độ và những hành động thiết thực nào? GỢI Ý: 1 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh - Thể loại: Nghị luận 2 - Phép liệt kê: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, 3 - Nội dung: + Đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm ->Bày tỏ niềm tự hào + Nhắc nhở mọi người ghi nhớ công lao - Thái độ: Tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc; 5
  6. biết ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc - Hành động thiết thực: + Thắp hương nghĩa trang liệt sĩ; thăm các gia đình chính sách, + Ra sức học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân sau này đóng góp xây dựng quê hương ĐỀ 6: Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới: ““Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Ngữ văn 7 – Tập 2) Chọn phương án trả lời đúng từ câu hỏi 1- 4: Câu 1: Đoạn vaờn treõn ủửụùc trớch tửứ vaờn baỷn naứo? A. YÙ nghúa vaờn chửụng. B. Tinh thaàn yeõu nửụực cuỷa nhaõn daõn ta. C. Sửù giaứu ủeùp cuỷa Tieỏng Vieọt D. ẹửực tớnh giaỷn dũ cuỷa Baực Hoà. Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hoà Chớ Minh B. Hoaứi Thanh C. Phaùm Vaờn ẹoàng D. ẹaởng Thai Mai Câu 3: Văn bản chứa đoạn trích trên được viết trong thời kì nào ? A. Tháng 1 năm 1951 C. Tháng 3 năm 1951 . B. Tháng 2 năm 1951 D. Tháng 4 năm 1951 Câu 4: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên là: A. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. B. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Câu 5: (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” Câu 6: (1,0 điểm): Xác định câu có sử dụng phép liệt kê trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào? GỢI Ý: Câu Đáp án Câu 1 B Câu 2 A Câu 3 B 6
  7. Câu 4 A “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng ĐT C V Câu 5 C V bày.” + Phân tích được cấu tạo câu. + Nêu đúng cụm c-v đó dùng mở rộng thành phần phụ ngữ cho động từ. - Câu có chứa phép liệt kê trong đoạn trích trên là: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh Câu 6 thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Kiểu liệt kê: không theo cặp, không tăng tiến. ĐỀ 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:+ “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Ngữ Văn 7 – tập II) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản trên là ai? Câu 2: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Câu 3: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 4: (1,0 điểm) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của các câu rút gọn đó? Câu 5: (1,5 điểm) Từ đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần yêu nước của người Việt Nam ta trong giai đoạn hiện nay? GỢI Ý: 7
  8. 1 - Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.” - Tác giả: Hồ Chí Minh + Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. + Cách lập luận: Đoạn văn có cách lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, 2 dẫn chứng chân thực, dễ hiểu. Tác giả đã mở rộng vấn đề đồng thời rút ra nhiệm vụ trong thực tiến để phát huy tinh thần yêu nước. - Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu 3 nước của nhân dân. + Các câu rút gọn trong đoạn văn: -“Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” -“Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” 4 -“Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” + Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 5 * Hình thức : - Đúng hình thức một đoạn văn. - Diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi. * Nội dung: Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân. Trong đó, phải nêu được một số ý sau: Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đã hòa bình và phát triển thì tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam được thể hiện trong mọi lĩnh vực: - Trong lao động hằng ngày, với tinh thần tự giác, tích cực, miệt mài của tất cả mọi người, từ lao động bình thường đến nhà khoa học để làm ra nhiều sản phẩm vật chất cũng như tinh thần làm giàu cho đất nước. - Tinh thần yêu nước được thực hiện trong việc tìm hiểu, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, những giá trị văn hóa bền vững đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới - Tinh thần yêu nước được thể hiện trong công việc giữ gìn lãnh thổ, chủ quyền, an ninh quốc gia, chống lại mọi sự xâm phạm, phá hoại của các thế lực thù địch, giữ gìn sư đoàn kết, thống nhất dân tộc. ĐỀ 8; Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh 8
  9. đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” ( Ngữ văn 7 – Tập 2) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn ? 3. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết rút gọn thành phần nào? 4. Xác định các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn ? GỢI Ý 1- Đoạn văn trích trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Tác giả Hồ Chí Minh 2. - Nội dung: Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. 3. Xác định được 3 câu rút gọn: - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Thành phần được rút gọn trong 3 câu: Chủ ngữ 4. HS xác định 3 biện pháp tu từ được sử dụng : - So sánh - Liệt kê - Điệp ngữ ĐỀ 9; Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Câu 2. (1,0 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn văn. Câu 3. (1,5 điểm): Chỉ ra các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết thành phần nào được rút gọn? Câu 4. (0,5 điểm): Xác định một phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? Câu 5. (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo của câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì? 9
  10. “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” GỢI Ý Câu - Yêu cầu trả lời: 1 + Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (1,0 + Tác giả: Hồ Chí Minh/Bác Hồ. điểm) + Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu Nội dung: 2 Đoạn văn trình bày rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, (1,0 kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho điểm) tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.(tuỳ theo mức độ diễn đạt của học sinh để cho điểm phù hợp) Câu + Đoạn văn gồm ba câu rút gọn: 3 Câu 1: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (1,5 + Thành phần được rút gọn ở câu 1: Chủ ngữ điểm) Câu 2: Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Thành phần được rút gọn ở câu 2: Chủ ngữ Câu 3: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. + Thành phần được rút gọn ở câu 3: Chủ ngữ Câu Xác định đúng 1 trong 3 phép sau: 4 + Phép liệt kê 1: trong tủ kính, trong bình pha lê (0,5 + Phép liệt kê 2: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo điểm) + Phép liệt kê 3: công việc yêu nước, công việc kháng chiến Câu + Cụm C-V làm nòng cốt câu: “Bổn phận của chúng ta (CN)// là làm 5 cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” (VN) (1,0 + Cụm C-V dùng mở rộng câu: những của quý kín đáo ấy (CN) // đều điểm) được đưa ra trưng bày. (VN) + Cụm chủ-vị dùng mở rộng phần phụ ngữ sau trong cụm động từ hoặc mở rộng bổ ngữ. ĐỀ 10: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 10
  11. “Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” ( Ngữ văn 7 tập 2, trang 24) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? (0.5điểm) Câu 2. Tác giả là ai ? (0.5điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính đoạn trích trên? (1điểm) Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ” có tác dụng gì ?(1 điểm) GỢI Ý: 1 Đoạn trích được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 2 Tác giả : Hồ Chí Minh 3 Nội dung của đoạn trích : Thể hiện niềm tự hào và trách nhiệm phải luôn ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước. 4 Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa liệt kê hết ĐỀ 11: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yeu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Câu 2: (1 điểm) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3: (1 điểm) a. Câu văn "Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, " sử dụng biện pháp tu từ nào? b. Hãy nêu khái niệm của biện pháp tu từ đó. Câu 4: (1 điểm) a. Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau:"Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, " . b. Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng. 11
  12. GỢI Ý: 1 - Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Tác giả: Hồ Chí Minh. 2 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. a. Biện pháp tu từ: Liệt kê. 3 b. Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 4 - Biểu thị còn nhiều vị anh hùng chưa được liệt kê hết. - Hs đặt được câu văn có sử dụng dấu chấm lửng. ĐỀ 12: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập hai, NXBGD 2014) Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? (1,0 điểm) Câu 4. Chỉ ra trạng ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu rõ công dụng của trạng ngữ đó. (1,0 điểm) Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) thể hiện lòng tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, gạch chân dưới phép liệt kê đó. (2,0 điểm) GỢI Ý: 1 - Đoạn trích được trích từ văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. - Tác giả: Hồ Chí Minh 2 PTBD: Nghị luận 3 Nội dung chính của đoạn trích: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước trong quá khứ của nhân dân ta. 4 - Trạng ngữ sử dụng trong đoạn trích: “Từ xưa đến nay”, “mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng”. - Công dụng của trạng ngữ: bổ sung, nhấn mạnh ý nghĩa về mặt thời gian; về hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu. 5 * Về hình thức: - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn có độ dài 6 - 8 câu, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, - Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, gạch chân dưới phép liệt kê đó. * Về nội dung: - Truyền thống yêu nước có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác theo suốt chiều dài lịch sử, 12
  13. - Là người dân Việt Nam, ai ai cũng tự hào về truyền thống đó, - Bản thân là HS, cần làm gì để tiếp nối truyền thống ấy? (rèn luyện đạo đức, tích cực học tập, luôn ghi nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc, ) ĐỀ 13: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm) b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết các câu đã rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm) c. Tìm và chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm) d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cấu trúc câu: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” (0.75 điểm) GỢI Ý: a.- Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b. - Xác định đúng ba câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ c. Phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo - Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng câu: những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày C V - Phân tích: + Bổn phận của chúng ta: CN + là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra ĐT C V trưng bày: VN ĐỀ 14: Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 13
  14. (1) “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trong thật là thảm”. (Ngữ văn 7- Tập 2) (2) “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Ngữ văn 7- Tập 2) Câu 1: (1,5 điểm) a. Đoạn (1) trích trong văn bản nào? Của ai? b. Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản vừa xác định? Câu 2: (1,5 điểm) a. Thế nào là phép liệt kê? b. Xác định phép liệt kê trong đoạn (2) và cho biết chúng thuộc kiểu liệt kê nào? Câu 3: (1 điểm) Viết một câu văn có cụm chủ vị làm phụ ngữ cho cụm danh từ. GỢI Ý: Câu 1 HS nêu được: a. - Văn bản: Sống chết mặc bay. - Tác giả: Phạm Duy Tốn. b. Giải thích ý nghĩa nhan đề: + Thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phủ trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. + Bằng nhan đề này, tác giả đã phê phán xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 với cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. Câu 2 Hs trả lời đúng và đầy đủ các ý theo yêu cầu của đề: (1,5 điểm) a. Nêu đúng khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cảnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. b. Xác định phép liệt kê và các kiểu liệt kê - Phép liệt kê : nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. - Kiểu liệt kê: + Xét theo cấu tạo: không theo từng cặp. + Xét theo ý nghĩa: tăng tiến. Câu 3 Đảm bảo yêu cầu: - Đặt câu đúng ngữ pháp, sáng rõ, theo đúng yêu cầu . 14
  15. - Chỉ ra cụm C-V làm phụ ngữ cho CDT. ĐỀ 15: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: ''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" (Ngữ văn 7 – Tập 2) Câu 1: (1,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (Từ 1.1 – 1.4) 1.1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là: A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Tự sự 1.2: Câu: “Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" có sử dụng phép: A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Ẩn dụ 1.3: Trạng ngữ trong câu “Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn ” là: A. mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng B. Từ xưa đến nay C. mạnh mẽ, to lớn D. tinh thần ấy lại sôi nổi 1.4: Nghệ thuật chính của đoạn trích là: A. Miêu tả kết hợp với tưởng tượng, liên tưởng B. Sử dụng phép nhân hóa làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người C. Kể chuyện hấp dẫn sáng tạo D. Lập luận chặt chẽ làm sáng tỏ luận điểm Câu 2: (1,0 điểm): Điền các cụm từ cho trong ngoặc vào chỗ trống ( ) cho đúng: (Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, yêu nước, quý báu, nồng nàn) Đoạn trích trên trích từ văn bản (1)của tác giả (2) Qua bài văn tác giả đã làm rõ một chân lí: “Dân ta có một lòng (3) yêu nước. Đó là một truyền thống (4) Câu 3. (3,0 điểm): Từ đoạn trích phần I, em hãy: 15
  16. a) Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng) nêu suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. b) Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. GỢI Ý: Câu 1 1.1 A 1.2 C 1.3 B 1.4 D 2 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1) Hồ Chí Minh(2) nồng nàn(3) quý báu(4) Câu 3: a) + Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không sai chính tả + Nội dung: - Khẳng định nhân dân ta có truyền thống yêu nước - Lí giải thế nào là truyền thống - Ý nghĩa tác dụng của lòng yêu nước trong quá khứ, hiện tạo và tương lai b) - Học tập chăm chỉ để có kiến thức mai sau góp sức xây dựng nước nhà - Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy - Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước bằng những việc làm cử chỉ cụ thể - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện ĐỀ 16 :Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung . Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng . (Dẫn theo Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục, 2003, tr 24) a) Đoạn văn trên trích từ VB nào? Ai là tác giả? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn? c) Nêu nội dung của đoạn văn trên. a/ - Đoạn văn trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả : Hồ Chí Minh - Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận b/ - Câu văn mang luận điểm : Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. 16