Ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Văn tự sự

docx 10 trang ngohien 5580
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_7_van_tu_su.docx

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Văn tự sự

  1. VĂN TỰ SỰ I.LƯU Ý: 1.6 yếu tố của văn tự sự Nhân vật, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả Mô hình bàn tay -Setting: when, where (k gian, th gian nghệ thuật) -Character: who? Nhân vật chính, nhân vật phụ (chọn ngôi kể) -Problem : What went wrong? -Vấn đề? Có chuyện gì xảy ra? Cần dựa vào đề bài. -Events: Beginning, Middle, End (sự kiện: bắt đầu, giữa, kết thúc) (Bổ sung: sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc) -Solution: How was the problem solved? (Vấn đề giải quyết như thế nào?) -Sử sụng kết hợp: kể+tả+bộc lộ cảm xúc Đưa yếu tố nghị luận vào văn tự sự VD: -Bộc lộ cảm xúc: sử dụng các từ ngữ cảm thán: chao ôi, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, biết bao nhiêu -Đưa yếu tố nghị luận: VD: Lòng nhân ái: Tất cả rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, chỉ có tình yêu thương là còn mãi. Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao mẹ luôn nhắc nhở tôi phải luôn biết sống yêu thương nhân ái, quan tâm đến mọi người xung quanh và mẹ luôn nói “Cho đi là còn mãi” 2.Kết hợp: +đối thoại (hai nhân vật trò chuyện cùng nhau-dẫn trực tiếp) VD: Lan hỏi tôi: -Sao cậu đến lớp muộn thế? Tôi trả lời: -Tớ vừa chứng kiến một câu chuyện rất cảm động, một câu chuyện về lòng hiếu thảo và tớ phải giúp một cô bé đáng thương cậu ạ! Vì vậy mà tớ đã đến lớp muộn. +độc thoại nội tâm (nhân vật tự nói với chính mình, bày tỏ suy nghĩ, nhận xét, cảm nghĩ, nội tâm của mình như: thầm nghĩ, tự hỏi lòng mình, tự nhủ, tự hứa, tự nói với chính mình, tự dặn lòng .) VD: Tôi thầm nghĩ cô bé đáng thương quá, mình cần giúp đỡ cho cô bé 3. Chú ý yêu cầu: -Chứng kiến: Sử dụng ngôi kể thứ 3, kể lại câu chuyện 1 cách khách quan, có thể đưa bình luận, nhận xét, suy nghĩ về nhâ vật, sự việc, gọi nhân vật bằng tên. -Tham gia vào câu chuyện: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, mình là một nhân vật trong câu chuyện, kể lại sự việc mình từng trải qua, thể hiện cảm xúc chân thật của chính mình, người kể xưng “tôi”
  2. 4.Cách mở bài, kết bài: a.Mở bài -Mở bài bằng một âm thanh: VD: Chiều nay, nghe cô Tư hàng hàng xóm cất tiếng hát ru con: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương? em lại hình dung ra bóng dáng người mẹ dịu hiền của em. Mẹ em đó, người đã mang nặng đẻ đau, đã chịu bao vất vả để nuôi em khôn lớn. Và em chợt nhớ đến một kỉ niệm về mẹ, một kỉ niệm đã để lại trong em bao cảm xúc khó quên. -Mở bài bằng một lời nói VD: Mai ơi đi học không? Đó là câu nói quen thuộc của Hằng, người bạn thân của em. Ngày nào cô ấy cũng sang gọi em đi học. Và chúng em đã có những kỉ niệm tình bạn không thể nào quên. -Mở bài bằng một câu thơ/ ca dao/một câu hát VD: “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau” Câu thơ đưa tôi vào những dòng suy nghĩ về lẽ sống của đời người khiến tôi chợt nhớ về một câu chuyện xúc động. Đó là câu chuyện về tình người giữa cuộc sống với bao bộn bề lo toan. b.Kết bài: -Cảm nghĩ của em về câu chuyện/về người được kể/ về cách sống, ứng xử -Lời hứa . -Ước mong . 4.Đề bài: (1) Kể về một việc tốt (2) Kể về một lần em mắc lỗi (3) Kể về một kỉ niệm/câu chuyện đáng nhớ II.Luyện tập: 1. Dàn ý chung: 1.Mở bài: -Giới thiệu khái quát về câu chuyện -Cảm nhận suy nghĩ của em về câu chuyện. 2.Thân bài: -Sự việc bắt đầu: Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? Cảnh vật ra sao? Em đã làm gì? Miêu tả cảnh vật và sự việc bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của em? -Sự việc phát triển: Em đã nghe gì, thấy gì? Có sử dụng yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc. Kể diễn biến của sự việc mà em đã nhìn thấy? Nhìn thấy cảnh tượng ấy em có suy nghĩ gì và em đã làm gì? -Sự việc cao trào: Sự việc phát triển tiếp tục như thế nào? Đưa yếu tố biểu cảm miêu tả và bộc lộ nội tâm.
  3. -Sự việc kết thúc: Câu chuyện được giải quyết như thế nào? Kết quả ra sao? Suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc ấy? 3.Kết bài: -Cảm nghĩ của em về câu chuyện - Lời hứa, ước mong. 2.Bài tham khảo: Đề 1: Kể về một việc tốt VD: 1.Người (biết mình sắp mất) hiến tặng bộ phận cơ thể cho người khác 2.Giúp đỡ cho đồng bão lũ lụt, gia đình neo đơn, hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn 3.Giúp người ăn xin, em bé đi lạc, người bị nạn giữa đường 4.Giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn: quyên góp tiền giúp bạn khi gia đình bạn gặp nạn, tặng áo ấm, tặng sách vở, đồ dùng học tập, giảng bài cho bạn học yếu 1.MB: Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng có lần làm được việc tốt, em cũng vậy. Lần đó, em đã giúp đỡ quan tâm một cụ già ăn xin nghèo khó. Em kể lại câu chuyện với bố mẹ. Bố mẹ rất vui và khen em là người có tấm lòng nhân hậu. 2.TB - Kể về hoàn cảnh trước khi xảy ra câu chuyện: + Trước đây em vốn là một đứa trẻ hồn nhiên vô tâm, ít quan tâm đến mọi việc xung quanh. + Mẹ thường nhắc nhở em hãy biết quan tâm đến những người xung quanh. + Sáng hôm ấy, em đang ngồi học bài thì mẹ nhờ ra hàng tạp hóa mua gia vị. - Kể hoàn cảnh xảy ra sự việc Thời gian, địa điểm: + Sáng hôm ấy, là buổi sáng (miêu tả) Sự việc mở đầu: + Em vừa đến nơi thì thấy bà chủ quán trông dữ dằn, đanh đá. Thân hình hơi béo, ánh mắt hơi sắc. + Em đưa tiền cho bà, chờ lấy chai nước mắm. * Sự việc phát triển: + Vừa lúc ấy, có một bà lão già nua, nghèo khổ. Mái tóc bạc phơ, lưng khòm khòm. Trên khuôn mặt có nhiều nếp đồi mồi. Bộ đồ bà đang mang đã rách rưới và bốc mùi hôi. Trên tay cầm cái nón rách. Bà lão nói “Bà làm phúc cho tôi vài đồng, để tôi ăn cơm”. Vừa nói, bà vừa đưa chiếc nón rách về phía bà chủ quán. Chưa kịp nghe bà lão nói hết câu thì bà chủ đã quát lên: - Mới sáng mà đã xin với xỏ. Đi chỗ khác cho người ta buôn bán. Thật là xui xẻo (Đi ra ngay, ai dư tiền mà cho bà. Mới mở hàng mà đã tới ám. Đi chỗ khác cho người ta làm ăn, buôn bán.
  4. * Sự việc cao trào: + Vừa nói bà chủ quán vừa đưa chai nước mắm cho em, vừa đẩy bà lão ăn xin ra đường khiến bà lão loạng choạng ngã dúi ra đường. + Nói rồi, bà ta vừa lấy một bó hương vừa thắp vừa khấn vái lầm rầm, quơ quơ giống như muốn đuổi bà lão đi. + Lúc này em mới nhìn kỹ bà lão già nua, nghèo khổ * Sự việc kết thúc + Thấy ái ngại cho hoàn cảnh của bà lão, tôi chạy liền tới bà: “Bà ơi, cháu có thể giúp gì cho bà” Bà lão thều thào: - “Bà đói quá và khát nước nữa đi không nổi nữa. Để bà ngồi nghỉ một lát. + Nhìn bà, em chợt nhớ đến người bà đã quá cố của mình. Lòng em lại xót xa (tâm trạng) + Em lục lọi khắp túi quần, thấy còn một tí tiền, tôi dặn bà hãy chờ đây và mua ít đồ ăn thức uống cho bà. + Em quay lại hàng tạp hóa. Vừa thấy em bà chủ quán tươi cười “Cháu muốn mua gì nữa nào?”. Nhìn nụ cười giả dối của bà ta, em thấy gai cả mắt. Thật đúng là loại người 2 mặt + Em vội vàng mua 1 ổ bánh mì ngọt và bịch sữa, và chạy đến bà lão: “Bà ơi, cháu biếu bà ổ bánh mì, sữa và ít tiền để bà mua thức ăn trong vài ngày tới, cháu chỉ có thể giúp bà như vây thôi ạ!. + Bà lão liền mở gói bánh mì và nhai ngấu nghiến + Nhìn bà lão ăn không kịp nhai em thấy thương vô hạn. Sau khi ăn no, bà lão chào em rồi nói: “Cảm ơn cháu. Cháu là cô bé tốt bụng, nhân hậu ”. + Nhìn bóng dáng xiêu vẹo của bà đi giữa dòng đường xe cộ tấp nập,em thấy bà thật nhỏ bé và đáng thương. + Trở về nhà, mẹ hỏi “Sao mẹ nhờ con mua chai nước mắm mà sao lâu vậy?”. Em đã kể laị cho mẹ. Biết sự việc em làm mẹ rất vui, khuôn mặt mẹ rạng rỡ. Mẹ nói “Con ngoan lắm .”. 3.KB: Qua sự việc ngày hôm đó, mẹ đã có cái nhìn khác về em. Nhìn nụ cười, niềm vui và khuôn mặt rạng rỡ của mẹ em cũng vui lây. Em mong mọi người hãy quan tâm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương. Mỗi chúng ta hãy sống yêu thương nhân hậu để cuộc sống này thêm tươi đẹp như lời bài thơ của Tố Hữu: “Có gì đẹp hơn trên đơn hơn thế Người với người sống để yêu nhau” Đề 2: MỘT LẦN MẮC LỖI Đề (2) Kể về một lần em mắc lỗi VD: 1.Em có thái độ chưa đúng mực với thầy /cô, bố /mẹ hoặc người lớn tuổi.
  5. 2.Em nói dối với thầy /cô, bố /mẹ hoặc một người thân. 3.Bố/mẹ/ ông/ bà/người thân bị ốm, nhờ mua thuốc( ) mà em mải chơi khiến người ấy bị bệnh nguy kịch 4.Em theo đám bạn xấu bỏ học/chơi game/bỏ nhà đi bụi khiến bố/mẹ người thân lo lắng 5.Em trộm tiền của bố /mẹ/ người thân nạp tiền vào thẻ game/theo đám bạn xấu đi chơi, mua sắm, xem phim (hoàn cảnh gia đình khó khăn) 6. Em xem nhật kí của bạn/ hiểu lầm bạn giận bạn, oán trách bạn/ lấy trộm một kỉ vật của bạn 1.MB -Ai mà chẳng có lần mắc lỗi -Em đã -Lần mắc lỗi ấy đến bây giờ vẫn là kỉ niệm khó quên trong em 2.TB Kể về hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc -Em vốn là một học sinh giỏi luôn được bạn bè quý mến, thầy cô tin yêu -Vì dự sinh nhật người chị họ về khuya nên em không kịp học bài. -Về sự việc em mắc lỗi +Không gian, thời gian: sáng hôm ấy một buổi sáng mùa thu dịu mát . +Sự việc bắt đầu: cô giáo cho bài kiểm tra em không làm được. +Sự việc phát triển: em cầu cứu đứa bạn thân nhưng nó không dám giúp vì cô xem kiểm tra nghiêm túc quá +Sự việc cao trào: em đánh liều xem tài liệu, cô giáo phát hiện và em đã nói dối cô +Sự việc kết thúc: cô phê bình em nhận lỗi và hứa sẽ không tái phạm 3.KB: Lần mắc khuyết điểm khiến cô giáo buồn làm em ân hận mãi Bài tham khảo: Trong cuộc sống không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ thuận lợi mà có lúc chúng ta phải trải qua thử thách, vấp ngã. (Con đường đời vốn không bằng phẳng ai rồi cũng có lúc phải trải qua những chông gai thử thách). Cuộc đời mỗi người có lẽ ai cũng từng có lần phạm phải sai lầm. (Không ai không từng có lần phạm phải sai lầm/ mắc khuyết điểm trong cuộc sống này). Có lần em đã nói dối với cô giáo khiến cho cô giáo của em buồn. Lần mắc khuyết điểm ấy khiến em ân hận và nhớ mãi không thể nào quên. Hoặc: Dù rất yêu thương kính trọng người đã ươm mầm ước mơ cho thế hệ trẻ. Nhưng đã có lần em khiến cô giáo buồn. Lần mắc khuyết điểm ấy khiến em ân hận mãi. C2 “Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” (ca dao)
  6. “Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao” (ca dao) “Ai nâng cánh ước mơ cho em Là thầy cô không quản ngày đêm Ai dạy dỗ chúng em nên người Là thầy cô em ghi nhớ suốt đời” (bài hát) “Ơn cô tô điểm vàng son Tỏa vầng trí tuệ trăng tròn ước mơ” (thơ) “Mai đây trên bước đường dài Công thành danh toại nhớ hoài ơn cô” (thơ) Mỗi lần nghe câu ca dao/thơ/ câu hát ấy em lại nghĩ đến công lao dạy dỗ khó nhọc của các thầy cô giáo. Dù rất biết ơn kính trọng thầy cô những người đã xây đắp ước mơ cho thế hệ trẻ nhưng đã có lần em khiến cho cô giáo của em buồn. Em có lỗi với cô. Lần mắc lỗi ấy đã trở thành một kỉ niệm khó phai trong lòng em. 2.TB (Hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc) Từ trước đến nay em vốn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi được thầy cô tin yêu, bạn bè quý mến. Tối hôm qua, vì mải mê với buổi tiệc sinh nhật của người chị họ nên em đã về nhà quá trễ. Bài học môn Ngữ văn cô giáo đã dặn dò chuẩn bị thật kĩ để chúng em làm bài kiểm tra nhưng em chưa có thời gian để ôn bài. Em dự định đi sinh nhật về sẽ tranh thủ ôn bài nhưng vì ham vui, em về trễ, quá mệt và không đủ dũng khí quyết tâm nên em đã bỏ mặc bài kiểm tra và đi ngủ. Em thầm nghĩ Minh Hương ngồi cạnh em vốn là một cây Văn của lớp sẽ gợi ý cho em để em có thể dễ dàng làm bài. Thế rồi em say sưa chìm vào giấc ngủ không biết từ lúc nào. -Kể về sự việc Không gian và thời gian Đó là một buổi sáng đầu tuần em đến lớp trong cơn gió mát dịu của mùa thu. Những đám mây xanh đang nhẹ nhàng trôi trên bầu trời. Em vẫn còn hơi mệt vì dư âm của cuộc vui tối hôm qua còn sót lại, đầu óc mơ màng. Sự việc bắt đầu Sự đông đúc nhộn nhịp của sân trường lắng dần sau khi tiếng trống vào lớp vang lên. Hai tiết đầu tiên của lớp em lại là tiết làm bài kiểm tra môn Ngữ văn. Thời gấp quá nên em không kịp thời gian để xem lại phần ôn tập. Cô giáo vào lớp cả lớp đứng dậy chào cô. Hôm nay cô mặc một chiếc áo dài màu xanh da trời trông thật dịu dàng. Như thường lệ cô nở một nụ cười thật tươi trìu mến nhìn chúng em. Sự việc phát triển
  7. Cô đề nghị cả lớp làm bài kiểm tra thật nghiêm túc. Các bạn dạ ran. Một bầu không khí trang nghiêm bao trùm cả lớp. Tất cả các bạn lấy giấy để làm kiểm tra. Cô đã ghi đề bài lên bảng. Em khẽ liếc nhìn các bạn, thấy ai cũng chăm chú làm bài. Đề bài không quá khó vì cô đã dặn dò cả lớp chuẩn bị trước nên các bạn tập trung vào việc viết bài. Riêng em, vì chưa kịp chuẩn bị bài nên em suy nghĩ mãi đến nát cả óc mà cũng không biết bắt đầu từ đâu. Em đã bắt đầu thấy lo lắng và hối hận. Em thầm nghĩ: “Giá như ngày hôm qua mình về sớm hơn một chút để xem lại bài thì em đã làm được bài rồi. Nếu hôm nay mình không làm được bài thì sẽ khiến cho cả bố mẹ đều buồn. Lâu nay cô giáo và các bạn đều đánh giá mình rất cao, luôn là học sinh làm bài điểm tốt. Lẽ nào hôm nay mình lại phải chịu bị điểm kém. Ôi đứa học trò được thầy cô tin yêu đâu mất rồi? Thật xấu hổ chết đi được!” Mới nghĩ đến đó thôi em đã thấy lòng tràn ngập sự lo lắng, trán lấm tấm mồ hôi. Sự việc cao trào Càng lo lắng em lại càng thấy lòng rối như tơ vò và lại càng không nghĩ được cách để làm bài. Em nhìn sang bạn Minh Hương, thấy bạn ấy vẫn viết lia viết lịa, tờ giấy nháp đặc kín toàn chữ là chữ. Em gọi nhỏ: “Hương ơi, gợi ý cho tớ với!”. Nhưng cô giáo coi kiểm tra nghiêm túc quá, bạn Hương nhìn em ái ngại. Chắc cô ấy cũng muốn giúp em lắm đây nhưng sợ cô mắng nên bạn chỉ lấm lét nhìn em, nhè nhẹ lắc đầu và đưa mắt ra hiệu ý nói “Cô đang nhìn đấy, tớ không dám nhắc”. Em đấu tranh tư tưởng: “Chẳng lẽ bây giờ mình lại bỏ giấy trắng không bài hay sao? Chắc chắn mình sẽ bị điểm kém, bị bố mẹ mắng, bị các bạn chê cười mất thôi!” Em đánh liều thầm nghĩ: “Hay là mình mở phần dàn bài hôm trước cô gợi ý ra xem một chút nhỉ? Chắc có lẽ cô giáo không biết đâu!” Em đắn đo mãi và cuối cùng đã quyết làm liều. Em rất lo lắng sợ bị cô phát hiện. Tim em đập thình thịch như đánh trống bỏi. Tay em vừa giở vở vừa run. Em vừa hành động và vừa tự trấn an mình: “Không sao đâu, Ngọc ơi, cố lên, chỉ một tí là xong”. Em nghiên cứu tài liệu và viết vội ra từ giấy nháp, lúc em ngẩng đầu lên thì đã thấy cô đứng bên cạnh em từ lúc nào. Mặt em đỏ cả lên vì xấu hổ, em giật bắn cả người và tưởng như tim mình ngừng đập. Nhưng rồi em đã nhanh trí nhét ngay quyển vở vào trong hộc bàn, chẳng may quyển vở rơi xuống. Mặc dù vẫn còn run lắm, trống ngực đánh thình thịnh nhưng em vội biện hộ, phủ nhận sai trái. Em nói: “Thưa cô, em lấy, cây thước mà tự nhiên quyển vở rơi ra đấy ạ!” Cô giáo nhìn em với ánh mắt thảng thốt như không tin vào sự thật. Có lẽ cô rất thất vọng vì em. Trong đôi mắt của cô giáo em thấy một dấu hỏi to tướng và một nỗi buồn tràn ngập. Cô không nói gì cả nhưng em thấy vẻ mặt cô buồn lắm. Tuy rất xấu hổ vì mình vừa làm chuyện sai trái lại còn phủ nhận, chối tội nhưng mọi chuyện đã lỡ nên em chỉ biết cúi đầu giấu đi sự xấu hổ. Cô giáo đi lên bàn giáo viên, giờ kiểm tra vẫn tiếp tục diễn ra như không có chuyện gì. Em thở phào nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng nghìn cân và thầm nghĩ: “May quá, thế là
  8. mình đã thoát nạn rồi!” Thế nhưng mọi việc không như em nghĩ. Cuối giờ kiểm tra, cô giáo gọi em đến phòng giáo viên để cô trao đổi một số việc. Nghe cô nói, em đã biết đó là việc gì rồi nên vô cùng lo lắng. Em lê từng bước chân nặng nề trong lòng thắc thỏm không yên giống như không còn một chút sức lực nào. Cô nhìn em, ánh mắt trĩu nặng nỗi buồn, biểu lộ sự thất vọng. Lời cô nhẹ nhàng nhưng thật nghiêm khắc. Từng lời nói của cô như những mũi dao đâm vào tim em đau nhói. Sự việc kết thúc Hôm đó em về nhà với tâm trạng nặng trĩu nỗi buồn chẳng thiết ăn uống. Sao mấy đêm suy nghĩ, em thấy lòng áy náy hối hận day dứt. Ánh mắt, giọng nói của cô cứ ẩn hiện trong giấc mơ của em. Em nhận ra mình đã mắc một lỗi lầm khó tha thứ. Em quyết định đến gặp và nhận lỗi với cô. Nhìn vẻ mặt người ngùng xấu hổ của em, cô nhẹ nhàng xoa đầu em và nói: “Ai cũng có lần mắc lỗi nhưng quan trọng là em phải biết nhìn ra lỗi lầm của mình để khắc phục và đừng bao giờ tái phạm nữa nhé!” Sau chuyện đáng nhớ ấy em đã rút ra cho mình một bài học về giá trị của lòng trung thực. Em hiểu rằng sự chuẩn bị chu đáo chính là yếu tố giúp ta thành công. Bởi nếu không chuẩn bị thì ta sẽ thất bại cho dù đó chỉ là một việc nhỏ như làm một bài kiểm tra. Đây sẽ luôn là bài học quý của em. 3.KB: c1 Lời nói dịu dàng ánh mắt khích lệ, tấm lòng vị tha của cô giáo đã thức tỉnh em. Từ đó, em tự hứa với lòng sẽ cố gắng học tập để không phải mắc sai lầm một lần nào nữa.Lần mắc lỗi ấy đã trở thành một kỉ niệm em không thể nào quên trong quãng đời học sinh của mình. c2 Dù bây giờ em không còn học với cô nữa nhưng tấm lòng vị tha trái tim nhân hậu của cô em sẽ ghi nhớ mãi. Nhờ sự bao dung của cô mà em nhận ra giá trị của lòng trung thực và nhận ra những sai lầm của mình. Sau lần ấy, em học tập chăm chỉ hơn để mãi là cô học trò chăm ngoan đáng yêu luôn được thầy cô tin yêu quý mến. Đó sẽ là kỉ niệm đáng nhớ là hành trang theo em đến suốt cuộc đời. Đề 3 : Kể 1 kỉ niệm khiến em nhớ mãi. Đề (3) Kể về một kỉ niệm/câu chuyện đáng nhớ 1.Một chuyến về quê, trèo cây bị ngã/đi chơi bị lạc khiến người thân lo lắng đi tìm 2.Đi tắm sông/biển/suối gặp nguy hiểm 3.Một chuyến du lịch thú vị cùng gia đình, có kỉ niệm khó quên (gặp bạn mới/ phát hiện cảnh đẹp thú vị ) 4. Chọn một trong các đề (2) và gọi đó là kỉ niệm khó quên. BÀI THAM KHẢO 1 1.MB Cách 1 :
  9. Ai mà chẳng có một quê hương để thương, để nhớ, để tìm về, em cũng vậy. Quê ngoại em là một vùng trung du, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, có tiếng sáo diều vi vút. Ở nơi đó, em có người bà thân yêu có những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Kỉ niệm một lần cùng bạn đi tắm sông suýt bị chết đuối là một kỉ niệm tuổi thơ khiến em nhớ mãi. (Em không thể nào quên .) Cách 2. « Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người » Mỗi lần nghe bài hát này trong em lại hiện lên một vùng đất mới với những cánh đồng bát ngát, vùng đồi núi trập trùng. Quê hương em, nơi em yêu tha thiết và là nơi ghi dấu bao kỉ niệm đẹp đẽ thuở thơ ấu của em. Ở nơi đó, em đã có một kỉ niệm đáng nhớ trong một lần cùng bạn đi tắm sông (suối). Kỉ niệm ấy đến bây giờ em vẫn không thể nào quên. TB : - Kể hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc : + Tình cảm của em đối với quê hương + Mỗi khi những cánh phượng vĩ như những đốm lửa đỏ rực trên cành, em lại được về thăm quê ngoại. + Hai bên đường những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mơn mởn đang rì rào đón làn gió nhẹ. + Đường làng khúc khủy, quanh co uốn lượn + Đằng xa những dãy núi cao ngất, xanh rì đang hiện rõ dần vì làn sương mờ đang tan trong nắng sớm. + Từ đằng xa, em đã nhìn thấy hàng rào râm bụt nở hoa + Em vừa vào đến cổng, con Ruby đã chạy ra sủa inh ỏi. Từ sau vườn, ngoại lom khom đi vào “Ái chà bé Nguyên về rồi đấy à ?” . * Kỉ niệm những ngày ở quê + Những ngày ở quê em thật thú vị : kể chuyện, trèo cây hái ổi, xoài, những buổi chiều cùng lũ bạn ở quê thả diều, thổi sáo hái những chùm hoa dẻ thơm lừng. + Nhớ biết bao những buổi trưa hè đầy nắng em cùng nhỏ bạn thân rủ nhau lên đồi hái những chùm sim chín mọng. + Những buổi tối ở hè thật vui, mọi người cùng ngồi ăn đậu rang (kẹo đậu phộng, kẹo dừa, bánh tráng, ) vừa uống nước chè trò chuyện, hỏi thăm nhau về công việc đồng áng. + Em nhớ biết bao những đêm trăng sáng em nằm trong vòng tay ấm áp của ngoại được nghe những câu chuyện cổ tích, những câu hò đưa em vào thế giới thần tiên. * Kỉ niệm đáng nhớ : Đó là một buổi trưa hè đầy nắng, gió thổi mát rượi + Sự việc bắt đầu : Em nghe lời rủ rê của nhỏ bạn hàng xóm, cùng nhau đi tắm sông.
  10. + Sự việc phát triển Chúng em đến nơi, lũ nhóc cùng xóm đã tụ tập đông đủ. Nhìn dòng sông xanh mướt, óng ả đang lững lờ trôi, em rất sợ. Lũ bạn động viên em « Xuống đi. Mát lắm » . Chúng nó đã chuẩn bị nhiều thân chuối đã chặt thành khúc, khuyến khích em « Mau lên Nguyên ơi, nhảy xuống đây. Tụi mình cùng nhau thi bơi, sông này cạn lắm » . * Nghe lời đảm bảo của nhỏ bạn thân, em yên tâm cùng các bạn xuống tắm. + Sự việc cao trào: * Nước sông mát rượi, dòng sông hiền hòa, nước trong vắt, em nhìn thấy cả đàn cá bơi lội trên sống, trên mặt nước . xa xa, đám lục bình tím ngắt đang lững lờ trôi . * Chúng em cùng nhau lăn những đoạn thân chuối xuống sông, vừa cười đùa inh ỏi vang cả một khúc sông vắng. + Vừa xuống mặt nước, tay ôm chặt đoạn cây chuối, em cảm nhận dòng nước mát lạnh hòa vào từng làn da sợ thịt, cảm giác thật tuyệt biết bao ! + Vừa vùng vẫy khua nước chúng em vừa la hét cười đùa, cười giỡn không biết chán. Lặn ngụp dưới dòng sông trong buổi trưa hè thật thích, chúng em quên cả thời gian. + Chẳng may, trong lúc phấn khích em bị tuột tay khỏi thân chuối. Em lo sợ, hoảng hốt Một ngụm, hai ngụm rồi ba ngụm nước sông tràn vào cổ hộng em chới với buông tay, vẫy vùng trong tuyệt vọng. + Sự việc kết thúc: + Thật may nhỏ bạn thân đã nhìn thấy, cô ấy vội vàng tìm 1 cây sào cho em bám lấy rồi dìu em vào bờ. Em bị sặc nước và trong cổ chỉ toàn là nước. + Thật hú hồn, may không em đã bị nước cuốn trôi. Chúng em rủ nhau ra về lúc chiều muộn. + Vừa về đến nhà, em đã nhìn thấy ánh mắt giận dữ lo lắng của ngoại. Đánh em 1 roi mà ngoại đã rưng nước mắt (đôi dòng lệ). Đó là lần đầu tiên em bị ngoại đánh và đó là một kỉ niệm khó quên. 3. Kết bài: -Kỉ niệm thuở ấu thơ về lần tắm sông suýt chết đuối ấy đã thành kỉ niệm mà em nhớ mãi. Mỗi lần nhớ đến kỉ niệm ấy, em lại thấy lòng quá đỗi ngọt ngào vì những kỉ niệm ở quê ngoại vẫn luôn là kí ức đẹp trong tâm hồn em.