Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11+12 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương

docx 55 trang ngohien 22/10/2022 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11+12 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_7_tuan_1112_nam_hoc_2021_2022_d.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11+12 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương

  1. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Ngày chuẩn bị : 2021 TUẦN 11 –BÀI 10 -TIẾT 41 -> 44 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ (Hồi hương ngẫu thư -Hạ Tri Chương) Dịch: Phạm Sĩ Vĩ; Trần Trọng San A/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: * Chỉ ra được những chi tiết , hình ảnh thể hiện cảm xúc và tâm trạng của tác giả trong khoảnh khắc vừa trở về quê cũ ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành , sâu sắc qua bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ tri Chương, nhận xét được tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ đường và tầm quan trọng của câu thơ cuối bài thơ tuyệt cú. 2. Kĩ năng: -Đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú (TN TT)qua bản dịch tiếng việt. -Nhận ra nghệ thuật đối trong thơ đường -Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán .Phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: -Giáo dục học sinh tình yêu quê hương. -Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. 4 Năng lực cần hình thành: -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ. 1.Trò: Soạn văn bản ngẫu nhiên viết ; từ trái nghĩa ; trả lời câu hỏi trong sách HDH. - Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến vấn đề bài học qua internet - Bảng phụ, bút màu 2.Thầy: Sách HDH NV7. Tài liệu tham khảo, phiếu học tập. máy chiếu C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY -Ngày dạy: .2021 - lớp 7B - tiết 41 + 42 -Ngày dạy: .2021 - lớp 7B - tiết 43 + 44 -Phân chia tiết dạy: -Tiết 41: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. -Tiết 42: Tìm hiểu từ trái nghĩa (Lồng KNS) -Tiết 43: Luyện tập -Tiết 44: Luyện tập Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  2. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân GV giao nhiệm vụ Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt - HĐ cá nhân. Vd: Bài “ Quê hương” 1.Nghe một giai điệu về quê hương, -Lời hát: Thu Hiền. nêu cảm xúc của em khi nghe giai điệu đó - Trao đổi, thảo luận - Báo cáo: -GV: Trong những tiết trước các em đó được tìm hiểu một số bài thơ viết về đề tài quê hương. Nếu như trong thơ của Lí Bạch nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua vầng trăng thì trong thơ của Hạ Tri Chương nỗi nhớ quê hương lại được tác giả thể hiện ở góc độ khác. Đó là nỗi vui mừng xốn sang sau một thời gian dài trở lại. Thế nhưng trong lần về quê ấy tác giả lại thấy buồn rơi nước mắt khi thấy cảnh quê và người quê sau hai mươi năm xa cách không còn như xưa. Đó chính là tâm trạng của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" mà tiết học hôm nay cụ cùng các em đi tìm hiểu. 2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến30 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: nêu vấn đề I.Tìm hiểu chung Kĩ thuật:trình bày Năng lực: giao tiếp HTHĐ: cá nhân GV giao nhiệm vụ: 1.Tác giả ( 659 - 744) 1. Nhắc lại vài nét về nhà thơ Lý -Tự : Quý Chân Bạch? -Hiệu : Tứ Minh cuồng khách 2. NX gì về phong cách thơ Hạ Tri - Quê : Chiết Giang, TrQ Chương: - Ông từng đỗ tiến sĩ, làm quan hơn 50 năm, tính tình phóng khoáng, cởi mở. - HS thực hiện(3’) - Phong cách thơ Hạ Tri Chương: bình -HS báo cáo dị trong sáng, phóng khoáng. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  3. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 -GV chốt GV: Hạ Tri Chương là nhà thơ lớn của TrQ thời Đường, ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch. Văn bản Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương. -Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt , tính tình phóng khoáng , tự phong hiệu là “ Tứ Minh Cuồng Khách” . Ông mất năm 86 tuổi. Thơ văn của ông phần nhiều phục vụ cung đình. Ông sáng tác khi từ quan về quê thăm nhà sau hơn năm mươi năm xa cách . Bài thơ dạt dào tình cảm, đã diễn tả những nỗi niềm chất phát bộc trực từ con tim và đáy lòng của nhà thơ. -Ông đã từ giã quê hương ra đi để mưu tìm công danh sự nghiệp vào những năm còn trai trẻ, và qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc đời, bây giờ tóc đã rụng thưa, phơ phơ sương điểm, nhưng giọng nói quê cũ của ông vẫn chẳng bao giờ đổi thay, đã chứng tỏ tình cảm của ông vẫn luôn còn gắn bó tha thiết với quê hương cố quận, cho dù sống tha phương ngàn trùng xa cách , tận chân trời góc bể nào Đã bao nhiêu năm xa cách nơi chôn nhau cắt rốn, chắc hẳn không phải là điều ngạc nhiên khi người thơ về thăm quê cha đất tổ và gặp đàn trẻ nhỏ chạy chơi - Phong cách thơ Hạ Tri Chương: bình dị trong sáng, phóng khoáng. Đúng như tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn “Đường thi” đã nhận xét: “ Cả bài lời nói tự nhiên không có điêu trác”. quanh quẩn, nhìn ông như một người khách từ phương xa đến đây : Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt GV HD: giọng chậm , buồn 2. Đọc-chú thích. -Câu 3: giọng hơi ngạc nhiên -Câu 4: Câu thơ cuối cần lên giọng, thể hiện sự ngạc nhiên của lũ trẻ, đồng thời cũng là sự hẫng hụt trong tình cảm của nhà thơ. - HS đọc ->NX GV: Cũng như các bài thơ đường khác, bài thơ rất giàu cảm xúc và giá trị biểu cảm nên đọc chậm rãi, chú ý phép đối trong hai câu thơ đầu. -Câu thơ cuối cần lên giọng, thể hiện sự ngạc nhiên của lũ trẻ, đồng thời cũng là sự hẫng hụt trong tình cảm của nhà thơ. Phương pháp: Nêu vấn đề 3.Tác phẩm Kĩ thuật: Động não Năng lực: Giải quyết vấn đề THĐ: Cặp đôi Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  4. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 GV giao nhiệm vụ: 1.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ 2. Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo 1. HCST: Ghi lại sự việc và tâm trạng của thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? tác giả vào lúc đặt chân về làng sau bao 3. Chủ đề năm làm việc xa quê. 4. Xác định PTBĐ ? 2.Thể thơ: (Phiên âm) thể TNTT -HS thực hiện(5’) -Bản dịch: Thể lục bát .6/8 -HS báo cáo , NX + Số câu /bài: 4 –GV chốt + Mỗi câu 7 chữ + Cách đối: câu 1, 2 + Gieo vần: vần “ôi” cuối câu 1,2 3. Đề tài: quê hương 4.PTBĐ: Biểu cảm thông qua tự sự. GV: 1. Khi tác giả trở về quê hương sau 50 năm xa cách ,làm quan trên Tràng An(kinh đô Trung quốc thời nhà Đường), Hạ Tri Trương đã xin từ quan , cáo lão về quê.Vậy lần về thăm quê này là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm xa cách nhưng cũng là lần về cuối cùng , về ở hẳn .Cũng có thể do tuổi quá già (86 tuổi), mà cũng có thể là do ông chán cảnh quan trường , bon chen danh lợi chốn đô thành náo nhiệt . - TNTT chỉ có 28 chữ trong một bài thơ, được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc. -Bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là khi ông trở về quê nhà sau năm mươi năm trời xa cách. Cảm xúc dồn nén, bùng nổ. 3. Đề tài: Quê hương là một đề tài quen thuộc trong thơ ca từ xưa đến nay. Trong thơ Đường cũng vậy, nhiều nhà thơ như Lí Bạch ,, đã thể hiện tình yêu quê hương một cách chân thành tha thiết. Tuy nhiên nếu như các nhà thơ khác thường thể hiện tình yêu quê hương khi ở xa quê thì Hạ Tri Chương lại bộc lộ tình cảm đó trong khoảnh khắc đầu tiên khi đặt chân về đến quê nhà. Chính cái riêng biệt ấy đã tạo nên nét đặc sắc độc đáo về đề tài quê hương của ông và tạo nên sự xúc động sâu xa cho bài thơ. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn II. Tìm hiểu chi tiết đề. 1/Hai câu đầu: Kĩ thuật:Động não Năng lực:Giao tiếp, tự học, hợp tác HTHĐ: cặp đôi GV giao nhiệm vụ: Thiếu tiểu li gia / lão đại Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  5. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 1.Lúc về quê, tác giả đã nghĩ những gì về cuộc đời mình? 2.PTBĐ ở hai câu đầu là gì? 3.Chỉ ra các biểu hiện của phép đối trên các phương diện ?.Nêu tác dụng Hương âm vô cải / mấn mao tồi. của biện pháp nghệ thuật đó. (Không đổi) ( thay đổi) Câu 1:Tự sự để biểu cảm. -HS thực hiện Câu 2: Miêu tả để biểu cảm.(Bộc lộ tình -HS báo cáo cảm gián tiếp) - GV chốt -PTBĐ: kể, tả về bản thân. + Đối vế câu + Đối từ loại: DT ; ĐT + Đối cú pháp: Đều có cụm từ -> Tác dụng: Khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác. => Tình yêu quê hương vẫn đậm đà GV: Cuộc đời: xa nhà lúc còn trẻ, già mới trở về, + Con người: giọng quê không thay đổi, nhưng mái tóc đã rụng, đã điểm bạc. -> Tác dụng: dùng yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (Tiếng nói quê hương -> làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương) - Lời kể của tác giả về quãng đời dài xa quê làm quan (từ lúc còn trẻ đến lúc về già). - Lời nhận xét: đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã rụng. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Nêu vấn đề Kĩ thuật:động não Năng lực:Giải quyết vấn đề HTHĐ cặp đôi GV giao nhiệm vụ: 1.Giọng quê có nghĩa là gì 2.Giọng quê không đổi , điều đó có ý nghĩa gì 3.Sự đối lập giữa cái thay đổi và không thay đổi: Giọng quê và mái tóc.Có ý nghĩa gì?. 4. Có buồn nào không trong khi tác giả tự nhận thấy tóc đà khác bao?. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  6. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 1.Giọng quê là giọng nói mang bản sắc -HS thực hiện riêng của một vùng quê.(Nghĩa hẹp) -HS báo cáo - Giọng quê là chất quê , hồn quê biểu - GV chốt hiện trong giọng nói của con người(Nghĩa rộng) 2.Giọng nói vẫn mang bản sắc quê ,chất quê và hồn quê không thay đổi. 3. Tuổi tác, sức khoẻ thay đổi nhưng tình quê hương không hề thay đổi. -Khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người với quê hương. 4.Có nỗi buồn -Đó là nỗi buồn sâu xa về tuổi già không còn được gắn bó lâu dài với quê hương GV: Tuổi già tóc rụng , về quê mà vẫn giữ được giọng quê, đó là chuyện buồn vui từ cuộc đời tác giả. -Câu 1 :Khái quát ngắn gọn cuộc đời xa quê.: Làm quan-> thay đổi vóc dáng -> Tuổi tác-> Cảm xúc buồn. -Câu 2 : Miêu tả sự thay đổi theo năm tháng.Đó là chi tiết chân thực.Tất nhiên trừ trường hợp cố tình muốn thay đổi. *Liên hệ: NGHỆ THUẬT ĐỐI Thay đổi -Tuổi tác Không thay đổi -Vóc dáng - Giọng quê -Mái tóc Khách quan Chủ quan Tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của tác giả đối với quê hương Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  7. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 *Chuyển ý:Tuổi già tóc rụng, về quê mà vẫn giữ giọng quê .Đó là chuyện buồn vui từ cuộc đời tác giả .Nhưng cũng từ đó tình quê hương được bộc lộ: Tình yêu gia đình , quê hương đậm đà. Bền chặt như cuộc đời mỗi con người. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp nêu vấn đề 2. Hai câu cuối Kĩ thuật động não Năng lực hợp tác HTHĐ cặp đôi GV giao nhiệm vụ: 1.Với tác giả , ấn tượng rõ nhất về bọn 1.Tiếng cười và giọng nói của bọn trẻ. trẻ làng là gì?. Lời thơ nào ghi lại ấn -Lời thơ: Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu tới tượng này?.Tại sao?. làng. 2.Hình dung cảm xúc của tác giả vào -Gợi bản sắc quen thuộc. cái lúc đặt chân về quê , lại được bọn -Gợi nhớ thời niên thiếu. trẻ chào như khách lạ. 3.Giọng điệu câu 2 câu thơ đầu và 2 câu thơ sau có điểm gì khác biệt. 2.Cảm xúc: Vuivì bọn trẻ hồn nhiên. 4.Em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Buồn vì bọn trẻ coi là người cũng là tình cảm của những người sau lạ bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê 3. Giọng điệu hương? + Hai câu đầu khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người. -HS thực hiện(15’) + Hai câu sau:Hình ảnh tươi vui -HS báo cáo -Tường thuật khách quan hóm hỉnh - Gv chốt: -Tình cảm ngậm ngùi. *TL:Tình huống bất ngờ Cảm giác thấm thía .->Tình cảm quê hương da diết, sâu lắng, thầm kín, bền bỉ, thắm thiết. GV: 3. Giọng điệu tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn, bồi hồi trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác. + Tạo ra tình huống nghịch lí, trớ trêu: trở về quê mà bị trẻ con gọi là khách, không chào. - Nhìn lũ trẻ ông liên tưởng đến tuổi thơ của mình, cảm thấy thời gian và cuộc đời trôi nhanh.Ông buồn vì về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem là khách .Với lũ trẻ , điều đó không có gì lạ ! Vì chúng sinh sau thì làm sao chúng nhận ra ông lão đồng hương đang đứng ngơ ngác trước mặt ! Đó cúng là lẽ tự nhiên. - Tâm trạng nhà thơ từ ngạc nhiên -> buồn tủi -> ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến.Mình vốn là người ở đây mà khi trở về chẳng có ai nhận ra! Lũ trẻ con đón Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  8. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 mình như khách lạ! dù biết rằng đó là quy luật tự nhiên của thời gian , những người bạn cùng trang lứa với ông cũng chắc đã quy tiên cả rồi. Đỗ Phủ có viết: Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm (Nhân sinh thất thập cổ la hi !) Nhưng trong đáy lòng ông vẫn nhói lên nỗi buồn tủi buồn vì tình yêu , nỗi nhớ tích tụ dồn nén trong trái tim nhà thơ , mà ngờ đâu lại được đền đáp thế này ư?. Trẻ con càng hớn hở bao nhiêu thì nỗi lòng ông càng sầu bấy nhiêu.Giọng điệu thật bi hài, tưởng chừng lời kể khách quan , trầm tĩnh. 4.Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? LŨ TRẺ TÁC GIẢ - Hồn nhiên - Ngỡ ngàng - Vô tư - Ngậm ngùi - Cười nói - Xót xa Tình cảm thắm thiết, sự gắn bó máu thịt , bền bỉ của tác giả đối với quê hương Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháphoàn tất một nhiệm vụ III. Tổng kết Kĩ thuật sơ đồ tư duy Năng lực tự học Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  9. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 HTHĐ cá nhân GV giao nhiệm vụ: 1. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được 1. Nghệ thuật: thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc + Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả. sắc nào? + Tạo tình huống bất ngờ, cấu tứ độc đáo. 2. Qua tiêu đề bài thơ, hãy cho biết + Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ + Giọng thơ: hóm hỉnh , ngậm ngùi này có gì đặc biệt ? 2.Nội dung: -HS thực hiện - Tình quê hương thắm thiết của con người, -HS báo cáo sống xa quê. - Gv chốt: GV: Tác giả đã tạo tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên mà độc đáo. - Phép đối sử dụng linh hoạt, có hiệu quả cao trong việc thể hiện tình ý của bài thơ. - Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả và tự sự có sức gợi sức chứa sâu xa, hàm súc. - Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới đặt chân trở về quê cũ. Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của những người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt 1.Giải nghĩa từ ( nhan đề bài thơ) - Em có suy nghĩ gì về nhan đề của + Hồi :Trở về vb?. + Hương: Làng, quê hương + Ngẫu: Ngẫu nhiên, tình cờ HS thực hiện(3’) + Thư: Chép, viết, ghi chép -HS báo cáo , NX -Ngẫu thư: không chủ định viết nhưng tình cảm –GV chốt bỗng dưng dưng trào. GV: Vì sao Hạ Tri Chương lại đặt nhan đề cho bài thơ này là “Hồi hương ngẫu thư”? Chữ “Ngẫu” ở nhan đề không làm giảm ý nghĩa của bài thơ mà còn nâng ý nghĩa của nó lên gấp bội, để rồi “Hồi hương ngẫu thư” mãi neo đậu trong lòng mỗi chúng ta dẫu cho thời gian năm tháng đi qua. - Nhà thơ không có ý định làm thơ ngay khi mới đặt chân về quê hương nhưng tình huống bất ngờ đã làm nảy bật cảm xúc khiến ông không thể không cầm bút. Tuy nhiên nếu chỉ là duyên cớ ngẫu nhiên thì bài thơ không thể có hồn và làm rung động lòng người đến thế. Rõ ràng đằng sau cái gọi là duyên cớ ấy là một điều kiện có tính tất yếu, đó là tấm lòng, là tình yêu quê hương da diết, đằm sâu, dồn nén trong sâu thẳm cõi lòng nhà thơ. Tình cảm ấy như một dây đàn căng hêt mức chỉ Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  10. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 cần khẽ chạm là ngân lên, ngân mãi. Chữ “Ngẫu” ở nhan đề không làm giảm ý nghĩa của bài thơ mà còn nâng ý nghĩa của nó lên gấp bội, để rồi “Hồi hương ngẫu thư” mãi neo đậu trong lòng mỗi chúng ta dẫu cho thời gian năm tháng đi qua. 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháphoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật động não Năng lực hợp tác HTHĐ cặp đôi GV giao nhiệm vụ Bài 1/67.Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài Hồi hương ngẫu thư và những điều cảm nhận được qua việc học bài thơ này, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San - Giống nhau: Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Tương đối sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: +Về chi tiết tóc mai rụng, bản của Phạm Sĩ Vĩ dịch thành tóc đà khác xưa (chưa thể hiện được cụ thể nội dung trong nguyên tác). Trong khi đó bản dịch của Trần Trọng San lại dịch thành sương pha mái đầu (cũng chưa đạt). +Ở câu thứ ba và thứ tư, bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ chưa dịch được tiếng cười hồn nhiên của đám trẻ con khi chúng đưa ra câu hỏi với tác giả. Đồng thời cũng không dịch được sát ý thơ tương kiến, bất tương thức (gặp nhau, không biết nhau). Trong khi đó, bản dịch của Trần trọng San, ở hai câu này dịch sát với nguyên tác hơn. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng. Bài 2: So sánh điểm giống và khác nhau về chủ đề và PTBĐ của hai bài thơ: Tĩnh dạ tứ và hồi hương ngẫu thư. +Giống nhau: Chủ đề tình yêu quê hương sâu nặng. -PTBĐ: Biểu cảm. + Khác nhau: Cách thức thể hiện chủ đề -Bài thơ: Tĩnh dạ tứ -> Từ nơi xa nghĩ về quê hương->BC trực tiếp. -Bài thơ: Hồi hương ngẫu thư.->Từ quê hương nghĩ về quê hương. ->BC gián tiếp. 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Kĩ thuậtđộng não Năng lựcgiải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo HTHĐ cá nhân GV giao nhiệm vụ 1.Liên hệ bản thân tình yêu quê hương?. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  11. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 2.Hãy hát một giai điệu về tình quê hương mà em thích ( quê hương là chùm khế ngọt .) - Quả thật tấm lòng quê của những con người nổi tiếng thời xưa như Hạ Tri Chương và Lí Bạch cũng như bao cuộc đời mỗi con người điều thiêng liêng đó là quê hương , là tình quê không thể thiếu vắng . GV: Nơi quê hương “chôn nhau cắt rốn” vô cùng quen thuộc, thân thương.Nơi mà người ta sẽ cảm giác tĩnh tâm, yên bình khi trở về. Nhưng ở đây,nhà thơ lại cảm giác lạc lõng, cô đơn giữa chốn thân quen này. “ Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương đã thể hiện được chân thực cảm xúc của chính bản thân nhà thơ. Nhà thơ xây dựng được bức chân dung của cảm xúc, của con người nhà thơ. Đó là con người luôn yêu thương tha thiết quê hương của mình và cảm giác buồn tủi, chua xót khi về thăm quê. Từng câu thơ đều khiến cho người đọc cảm động, cùng với đó là sự đồng cảm, thấu hiểu với nỗi niềm của nhà thơ.Đây là một bài thơ chứa chan tình cảm, tâm tư của một người con xa quê. 5. HĐ TÌM TÒI , MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp nêu vấn đề Kĩ thuật động não Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tự quản bản thân, sáng tạo, CNTT và TT HTHĐ cá nhân, cộng đồng GV giao nhiệm vụ 1.Viết về tình quê hương nhưng tại sao bài thơ lại có nhan đề “ngẫu nhiên viết .” *Gợi ý:Viết về tình quê hương nhưng bài thơ lại có nhan đề “ngẫu nhiên viết .”ở đây có hai sự lạ” +Bao năm xa quê tác giả đã không viết bài thơ nào , bây giờ lại viết khi mới về quê. + không có chủ ý viết.Ngẫu nhiên mà viết (ngẫu thư) => Hai điều lạ lùng có tất cả uẩn khúc bên trong. 2.Không có một chữ nào nói về tình cảm mà tình cứ hiện ra náo nức , xốn xang,tủi mừng trên từng câu thơ. 2.Tham khảo: Còn trẻ ra đi, lão mới về Tóc thưa cằn cỗi, tiếng còn quê Trẻ con trông thấy mà không biết Cười hỏi " Khách từ mô đến tê ? " Ông về đó để tìm lại những kỷ niệm dấu yêu thời hãy còn thơ ấu, để tìm lại bạn bè thuở hàn vi nhưng những người bạn cũ đó, nếu may mắn còn sống được đến ngày nay như tuổi của ông thì thật là hiếm có vô cùng. Bạn bè kẻ mất người còn , "bán tiêu ma" (vắng đi một nửa) nhưng thật ra khó mà tìm được bạn cũ người xưa còn nhớ ông để mà tri âm, kể lại chuyện vui buồn dĩ vãng thời niên thiếu Thương nhớ bạn bè xưa để mà suy ngẫm thân phận mình, về chuyện đời lắm nỗi thăng trầm dâu bể Tất cả đều đổi thay tang điền thương hải. Cuộc đời Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  12. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 như giấc mộng, như gió thoảng, mây bay cuối trời Có còn lại chăng là cái hình ảnh của thiên nhiên vô thủy giữa cảnh trời đất mênh mông vô tận mặt Hồ Kính trước nhà vẫn lung linh , sóng nước lăn tăn vẫn còn đó, vẫn còn nguyên vẹn trước gió Xuân, dẫu qua bao cuộc bể dâu : Năm tháng xa nhà chắc đã lâu bè mất nửa, nửa về đâu Hồ Gương trước cửa lung linh nước Gió chẳng làm thay gợn sóng sầu. Ngày chuẩn bị: 2021 TÌM HIỂU TỪ TRÁI NGHĨA TUẦN 11 - BÀI 10 (Tiếp theo) - Tiết 42 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhận biết từ trái nghĩa ; biết lựa chọn và sử dụng từ trái nghĩa phù hợp. 2. Kĩ năng: -Rèn kỹ năng sử dụng từ trái nghĩa trong nói , viết có hiệu quả. -Kỹ năng sống: + Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân . + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ , ý tưởng , thảo luận chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ trái nghĩa . 3. Thái độ, phẩm chất: -Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng đúng từ trái nghĩa khi nói, viết. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ. 4. Năng lực cần hình thành: + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. + Chuyên biệt: sử dụng tiếng Việt. B.CHUẨN BỊ: 1. Trò : Tìm từ trái nghĩa ; xác định cơ sở ; sưu tầm bài thơ , câu ca dao có sử dụng từ trái nghĩa.(Dựa vào kiến thức tiểu học) ; bảng phụ 2. Thầy: Soạn bài ; định hướng rõ hoạt động của thầy và trò phiếu học tập máy chiếu C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: . 2021 - lớp 7B - tiết 42 Phân chia tiết dạy: Tiết 42: Tìm hiểu từ trái nghĩa D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  13. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 1. HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học HTHĐ: Cá nhân GV giao nhiệm vụ Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” 1.Luật chơi: Khi nhìn thấy hình ảnh, các em dựa vào hình ảnh đó để nói được một câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa liên quan đến hình ảnh. 2.Ai đoán đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng . GV : Trong tiết trước chúng ta đi tìm hiểu về từ đồng nghĩa. Cùng với từ đồng nghĩa có một từ loại có những đặc điểm hoàn toàn khác với từ đồng nghĩa đó là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa? Đặc điểm và cách sử dụng chúng như thế nào? Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu. 2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 25 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. I. Thế nào là từ trái nghĩa Kĩ thuật động não 1.VD Năng lực giao tiếp Kỹ năng sống nhận thức HTHĐ cặp đôi GV giao nhiệm vụ 1.Đọc lại hai bài thơ “Cảm nghĩ trong - Cặp từ trái nghĩa. đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết Bài 1: nhân buổi mới về quê” tìm cặp từ trái +) Ngẩng - cúi (Trái nghĩa về hành động nghĩa ?. của đầu theo hướng lên xuống ) 2. Em hãy tìm thêm 1 số cặp từ trái Bài 2: nghĩa khác, chỉ rõ cơ sở để xét cặp từ - Trẻ - già. (Trái nghĩa về tuổi tác ). trái nghĩa - Đi - trở lại (Là trái nghĩa về sự tự di 3.Em hiểu từ trái nghĩa là gì. chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay -HS thảo luận (5’) trở lại nơi xuất phát). - VD: -HS báo cáo + Sáng - Tối (Trái nghĩa về thời gian) -Gv chốt. + Ngắn - Dài (Trái nghĩa về độ dài) + Cao - Thấp (Trái nghĩa về hình dáng) 2. Kết luận - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. *Chuyển ý: Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  14. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. II. Tác dụng Kĩ thuật động não Năng lực giao tiếp Kỹ năng sống ra quyết định HTHĐ cặp đôi GV giao nhiệm vụ 1. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ + Ngẩng đầu – cúi đầu: Hai hành trái nghĩa trong hai bản dịch thơ ?. động ngược chiều nhau, thể hiện sự 2.Hãy tìm một số câu ca dao tục ngữ trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà có sử dụng từ trái nghĩa và hãy nêu thơ.=> tạo phép đối, làm nổi bật tình tác dụng của các từ đó . yêu quê hương sâu nặng, thường trực của Lí Bạch -> câu thơ cân đối, nhịp -HS thảo luận (5’) nhàng . -HS báo cáo + Đi trẻ - về già: Hai hình ảnh, hai -Gv chốt. hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa. => tạo phép đối, khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, nêu sự đối lập về tuổi tác, vóc dáng con người -> câu thơ nhịp nhàng, cân xứng. → Tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. VD: 1.Chị em như chuối nhiều tàu, Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời 2.Ba năm được một chuyến sai, Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê - So sánh hai cách diễn đạt sau và nhận xét Cách 1 Cách 2 Nước non lận đận một mình Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy Thân cò trải qua nhiều vất vả, gian nay. truân, nguy hiểm bấy nay. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  15. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Trông cho chân cứng đá mềm Trông cho sức lực khoẻ ,dẻo dai, Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, trời yên biển lặng mới yên tấm lòng. -Tạo các hình tượng tương phản, Bình thường gây ấn tượng mạnh sinh động VD: “Người xấu duyên lặn vào trong Người đẹp duyên bong ra ngoài” “Ngăm ngăm” Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt HĐ chung 1.Từ trái nghĩa thường được sử dụng *KL: trong trường hợp nào và có tác dụng -Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, gì? tạo các hình tượng tương phản, gấy ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 2. *Liên hệ: Cho biết tác dụng của từ trái nghĩa trong *Gợi ý: +Việc học môn Ngữ Văn ? -Việc học Văn: hiểu nghĩa của từ; giải nghĩa +Hoạt động giao tiếp hàng ngày từ +Sáng tác thơ văn -Đối với hoạt động giao tiếp hằng ngày muốn diễn đạt tư tưởng tình cảm của mình đã khó, Vd: Ca dao: nhưng để cho người nghe người đọc chú ý, Trăm khúc sông, khúc lở, khúc bồi đồng tình và có mối quan hệ tốt với mình còn Khúc lở thành vực, khúc bồi thành non khó hơn gấp bội. Nói cách khác trong hoạt động giao tiếp hàng ngày chúng ta không chỉ . trao đổi thông tin mà còn phải tạo lập được -Thành ngữ: những mối quan hệ tốt đẹp trong việc dùng từ Bước thấp bước cao; có đi có lại; buổi trái nghĩa có một vai trò hết sức quan trọng đực buổi cái; bên trọng bên khinh; - Trong sáng tác thơ văn có thể khẳng định rằng hầu hết các tác phẩm văn học cổ kim, đông tây đều không những sử dụng từ trái nghĩa làm phương tiện để biểu đạt tư tưởng, tình cảm mà còn triệt để khai thác nó như một trờ chơi ngôn ngữ độc đáo, thú vị, nhất là trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  16. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 *c/67 Hãy tìm một số cặp từ trái nghĩa khác để chứng minh rằng một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Xấu Xấu –đẹp Xấu – tốt Xấu – xinh Tươi Tươi – héo Tươi - ươn Yếu Yếu – mạnh Yếu – giỏi Từ nhiều Non Non – già Trẻ - già nghĩa Chín Chín – sống Chín – xanh Đi Đi – về Đi – đứng Lành Lành – yếu lành – độc VD: từ “lành” Xét về cơ sở Thực thuốc chữa -nấm lành – nấm độc phẩm bệnh - vị thuốc lành -vị thuốc độc. Khối u u lành u ác Tính cách của lành ác con người - Thuộc tính của chó lành chó dữ điềm lành – điềm dữ loài vật hoặc điềm báo: - Tình trạng sức lành(khoẻ) yếu (ốm) lành(khoẻ) – yếu (ốm) (tục khoẻ ngữ: Làm khi lành, để dành khi đau. - Phương châm Điều lành thì nhớ, điều dở thì đối nhân xử thế: quên Gv: Từ “ lành” là từ nhiều nghĩa, mỗi trường nghĩa của từ “ lành” sẽ hình thành nên các cặp từ trái nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào từng văn cảnh. Như vậy, khi xét một cặp từ trái nghĩa hay đồng nghĩa chúng ta đều phải dựa trên một tiêu chí nhất định, đó chính là cơ sở chung của nó. ?.Vậy một từ nhiều nghĩa có phải chỉ tạo nên một cặp từ trái nghĩa hay không . => Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, tạo nên phép đối, tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động. 3.HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 12 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ Bài 3 sgk/68 Kĩ thuật động não Cá tươi Cá ươn. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  17. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Năng lực giao tiếp, hợp tác Hoa tươi Hoa héo. HTHĐ cá nhân Ăn yếu Ăn khoẻ. Kỹ năng sống nhận thức Học lực yếu Học lực khá. GV giao nhiệm vụ Chữ xấu Chữ đẹp. -HS thực hiện làm bài 3,4 sgk/68 Đất xấu Đất tốt 1.Tìm từ trái nghĩa + Trong cụm từ Bài 4 sgk/68 + Trong ca dao Lành Rách Giàu Nghèo -HS thảo luận -HS báo cáo Ngắn Dài -Gv chốt. Đêm Ngày Sáng Tối 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 3phút) Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Kĩ thuật động não Năng lực giải quyết vấn đề HTHĐ cá nhân GV giao nhiệm vụ Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt 1. Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng . - Thiếu - Giầu Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí - Sống - Chết Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung. - Sức -Nhân nghĩa Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng . - Tác dụng: Tạo sự tương phản, lời Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. thơ sinh động. 2.Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, về ngôi trường có sử dụng từ trái nghĩa. Ai sinh ra mà chẳng có quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông mang tên Bác. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt xô bờ. Nhớ cả con nước khi vơi, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi, khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Nhờ Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền