Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 17+18: Văn bản "Nam quốc sơn hà. Tụng giá hoàn kinh sư"

pptx 53 trang ngohien 22/10/2022 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 17+18: Văn bản "Nam quốc sơn hà. Tụng giá hoàn kinh sư"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_1718_van_ban_nam_quoc_son_ha_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 17+18: Văn bản "Nam quốc sơn hà. Tụng giá hoàn kinh sư"

  1. Kiểm tra bài cũ 1. Ca dao – dân ca là gì? Kể tên những chủ đề chính của ca dao 2. Đọc thuộc lòng một bài ca dao châm biếm mà em thích nhất.
  2. TIẾT 17, 18
  3. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH SGK/ 63, 64
  4. Nguyên tác chữ Hán
  5. Phiên âm
  6. Tìm hiểu thơ trung đại Việt Nam Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; có nhiều thể thơ: Đường luật, song thất lục bát, lục bát
  7. Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời và tác giả của bài thơ “Sông núi nước Nam”.
  8. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH - Bài thơ có lai lịch bí ẩn với khoảng 30 dị bản. Trong đó, “Lĩnh Nam Chích Quái” (嶺南摭 怪) có 10 bản, “Việt Điện U Linh Tập” (粵甸幽靈 集) có 8 bản. Cụ thể, trong “Lĩnh Nam Chích Quái” (嶺南摭怪), truyện “Hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” ghi:
  9. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Liệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH “Năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành. Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch, hai bên đối lũy. Đại Hành mộng thấy hai thần nhân ở trên sông vái mà nói rằng:
  10. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH “Anh em thần, một tên là Trương Hống, một tên là Trương Hát, xưa kia theo Triệu Việt Vương cầm quân chinh phạt nghịch tặc mà lấy được thiên hạ. Về sau Triệu Việt Vương mất nước, Lý Nam Đế triệu hai anh em thần. Bọn thần vì nghĩa không thể theo được, uống thuốc độc mà tự tử. Thượng đế thương anh em thần có công lại trung nghĩa một lòng mới phòng làm quan tướng trong hàng các thần linh, thống lĩnh quỷ binh. Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ các sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc này để cứu sinh linh”.
  11. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Liệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH Vua giật mình tỉnh dậy mừng rõ mà báo cận thần rằng: “Có thần nhân giúp ta rồi” Bèn lập tức đốt hương ở trước thuyền ngự mà khấn rằng: “Nếu thần nhân có thể giúp ta làm nên công nghiệp này, thì xin bao phong huyết thực muôn đời”. Đoạn giết súc vật tế lễ, hóa mũ áo, voi ngựa, tiền giấy. Đêm ấy, Đại Hành mộng thấy hai thần nhân mặc áo mũ vua ban đến bái tạ. Canh ba đêm ba mươi tháng mười trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
  12. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Liệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH “Nam quốc sơn hà nam đế cư, Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư. Như hà Bắc Lỗ lai xâm lược, Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.” (Sông núi nước Nam vua Nam ở Điều ấy định rõ tại sách trời Nếu giặc Bắc sang xâm lược Thì sẽ bị lưỡi gươm sát chém tan như chẻ tre)
  13. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH Quân Tống nghe thấy, xéo đạp vào nhau mà chạy tan, lầm giết lẫn nhau, ai lo chạy thoát thân người ấy, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống đại bại mà về. Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân, một là Tinh Mẫn đại vương lập miếu thờ tại ngã ba sông Long Nhã, sai dân Long Nhãn, sông Bình Giang phụng thờ. Một là Khước Mẫn đại vương lập miếu ở ngã ba sông Như Nguyệt, sai dân ở bờ sông Như Nguyệt phụng thờ, hưởng huyết thực đời đời, nay vẫn còn là phúc thần”.
  14. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH Nên bài thơ này được xem là bài thơ Thần. - Tuy nhiên theo “Theo Đại Việt sử kí toàn thư” thì bài thơ này do Lý Thường Kiệt – một danh tướng dưới đời vua Lý Nhân Tông làm tác giả. Ông viết bài thơ này để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần hai năm 1076 – 1077.
  15. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 1. Tác giả Lý Thường Kiệt (?) (1019 - 1105) là danh tướng của triều Lý.
  16. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt Chiến dịch đánh Tống 1075-1076 là tên gọi chiến dịch do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu Khâm, Ung, Liêm dọc theo biên giới Tống Lý Thường Kiệt phạt Tống - Việt.
  17. Đền thờ Lý Thường Kiệt tại Thanh Hóa
  18. Tượng Lý Thường Kiệt tại Đại Nam quốc tự
  19. Xác định thể thơ của bài “Sông núi nước Nam” (số câu, số tiếng, luật thơ, cách hiệp vần) 南 國 山 河
  20. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 2. Tác phẩm 南 國 山 河 Nam Quốc Sơn Hà 南國山河南帝居 Nam quốc sơn hà Nam đế cư 截然分定在天書 Tiệt nhiên phận định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 如何逆虜來侵犯 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. 汝等行看取敗虚
  21. PHIÊN ÂM Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. DỊCH THƠ Sông núi nước Nam, vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
  22. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Liệt I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 2. Tác phẩm - Là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta. - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt (bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1, 2, 4). - PTBĐ: biểu cảm + nghị luận
  23. II. Tìm hiểu văn bản Theo em, cảm xúc chủ đạo trong bài thơ này là gì?
  24. II. Tìm hiểu văn bản Theo em, vì sao “Sông núi nước Nam” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?
  25. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Hai câu đầu Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư - Nước Nam là của dân Nam → Lời lẽ đanh thép  Khẳng định độc lập, chủ quyền
  26. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 2. Hai câu sau Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. - Cảnh báo: kẻ thù dám xâm phạm bờ cõi → tiêu vong  Dứt khoát, thẳng thắn  Bảo vệ chủ quyền
  27. A. NAM QUỐC SƠN HÀ – Lý Thường Kiệt II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 2. Hai câu sau ➔ Lòng yêu nước, khí phách hào hùng của dân tộc.
  28. II. Tìm hiểu văn bản Em còn biết bản Tuyên ngôn độc lập nào khác của dân tộc Việt Nam hay không? Em có cảm nhận gì sau khi đọc văn bản “Sông núi nước Nam”?
  29. III. Tổng kết -Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, -Lời lẽ: đanh thép, dõng dạc. -Ghi nhớ: SGK / 65
  30. IV. Củng cố 1/ Văn bản Sông núi nước Nam thường được gọi là gì ? A. Hồi kèn xung trận. B. Khúc ca khải hoàn. C.C Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. D. Áng thiên cổ hùng văn.
  31. 2/ Nghệ thuật nổi bật của văn bản Sông núi nước Nam là gì ? A. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đọng, hòa trộn ý tưởng và cảm xúc. B. Dùng nhiều phép tu từ, ngôn ngữ giàu cảm xúc. C. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. D. Dùng phép điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.
  32. B. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ– Trần Quang Khải I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH SGK/ 63, 64
  33. Nguyên tác chữ Hán
  34. B. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ – Trần Quang Khải I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 1. Tác giả - Trần Quang Khải (1241- 1294) là một nhà chính trị, quân sự; người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần hai và lần ba.
  35. Đền thờ Trần Quang Khải tại Nam Định
  36. Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời và tác giả của bài thơ “Phò giá về kinh”.
  37. B. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ – Trần Quang Khải I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 2. Tác phẩm 從 駕 還 京 Tụng giá hoàn kinh 奪 槊 章 陽 渡 Đoạt sáo Chương Dương độ 擒 胡 鹹 子 關 Cầm Hồ Hàm Tử quan 太 平 須 致 力 Thái bình tu trí lực 萬 古 此 江 山 Vạn cổ thử giang san
  38. PHIÊN ÂM Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san DỊCH THƠ Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu
  39. B. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ – Trần Quang Khải I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1285 sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, đánh đuổi quân Nguyên xâm lược lần 2, giải phóng kinh đô. - Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt (bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ gieo vần chân – cuối câu 2, 4)
  40. II. Tìm hiểu văn bản Theo em, bài thơ thể hiện mấy ý chính và theo bố cục như thế nào?
  41. B. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ – Trần Quang Khải II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 從 駕 還 京 Bài thơ thể hiện 2 ý chính: 奪 槊 章 陽 渡 - Tái hiện chiến công 擒 胡 鹹 子 關 thời đại (2 câu đầu) 太 平 須 致 力 - Suy tư về tương lai đất 萬 古 此 江 山 nước (2 câu cuối)
  42. II. Tìm hiểu văn bản Những chiến công nào được nhắc đến trong hai câu thơ đầu? Em có nhận xét gì về trật tự cú pháp và giọng điệu trong hai câu thơ này?
  43. B. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ – Trần Quang Khải II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Hai câu đầu Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan - Ca ngợi chiến thắng thần tốc - Động từ mạnh, giọng phấn khởi - Đảo trật tự cú pháp (Vị ngữ - Chủ ngữ) ➔ Hào khí chiến thắng của dân tộc
  44. II. Tìm hiểu văn bản Theo em, tác giả muốn gửi gắm ý tưởng, suy nghĩ gì qua hai câu thơ cuối?
  45. Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san Ngay giữa thời khắc hào hùng của những chiến vang dội, tác giả nghĩ đến: + Nền thái bình của đất nước là động lực của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên. + Trách nhiệm của người công dân với công cuộc xây dựng bảo vệ nền hào bình của đất nước. + Tương lai thái bình trường tồn của quốc gia, dân tộc.
  46. B. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ – Trần Quang Khải II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 2. Hai câu sau Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san - Cố gắng bảo vệ nền độc lập, hòa bình của dân tộc, niềm tin vào sự trường tồn của đất nước. - Nhịp thơ chậm, lắng đọng, giọng thơ như lời tự nhắc, nhắn nhủ thiết tha →Yêu nước, yêu hòa bình.
  47. III. Tổng kết -Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt, -Lời lẽ: chắc nịch, hàm súc, cô đọng -Ghi nhớ: SGK / 68
  48. III. Tổng kết Theo em, ý nghĩa và cảm xúc chủ đạo của hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” có gì giống nhau?
  49. IV. Củng cố 1/ Nội dung của văn bản Phò giá về kinh là gì ? A. Ca ngợi chiến thắng của dân tộc ta. B. Động viên, nhắc nhở, xây dựng đất nước khi hòa bình. C. Say sưa với hai trận thắng Chương Dương và Hàm Tử. DD.Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của đất nước.
  50. 2/ Văn bản Phò giá về kinh được làm theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C.C Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát
  51. - Nắm nội dung bài học - Học thuộc lòng 2 bài thơ (phiên âm và dịch thơ) - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương + Đọc thơ, đọc chú thích SGK/94
  52. CHÀO TẠM BIỆT QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH