Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

doc 26 trang ngohien 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_theo_cv417_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_truon.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

  1. Soạn : 16/ 2/ 2021 - Dạy: / 2/ 2021 Tuần 21- Tiết 81 - Tập làm văn. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được : 1- Kiến thức : Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau. 2- Kĩ năng : Biết phát hiện và phân tích sự khác nhau giữa luận điểm, luận cứ và lập luận. 3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận. => Định hướng năng lực, phẩm chất. - NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. - Phẩm chất : Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập, trách nhiệm với hoạt động nhóm. B- Chuẩn bị : - Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, - Học sinh : SGK, vở ghi, SBT, C- Tổ chức các HĐ dạy và học : Hoạt động 1: Khởi động: - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi. - Hình thức: Cả lớp. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo. + Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân. - Thời gian 5 phút. * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là văn bản nghị luận? Văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu gì ? ? Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây có phải là một văn bản nghị luận không ? Vì sao ? * Khởi động vào bài mới: Muốn làm được một bài văn nghị luận thì phải tìm hiểu đặc điểm của bài văn nghị luận, các yếu tố làm nên bài văn nghị luận. Vậy đó là những yếu tố nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. - MT: Hiểu được luận điểm, luận I- Luận điểm, luận cứ, lập luận : cứ, lập luận trong văn nghị luận; nhận diện được luận điểm, luận cứ, cách lập luận. - Phương pháp, KT: Nghiên cứu tình huống, đặt câu hỏi, nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân, cặp đôi. - NL, PC hướng tới: 36
  2. + NL: Giải quyết tình huống, hợp tác, thu thập thông tin. + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập. - Thời gian: 20’ 1- Tìm hiểu bài văn: Chống nạn - Gọi HS đọc VB "( Tr 7- sgk): thất học ? Luận điểm là gì? TL cá nhân a- Luận điểm : (Dự kiến: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận) - Quan sát lại bài văn Chống nạn thất học: ? Chỉ ra luận điểm chính của VB TL cá nhân * Luận điểm chính: Chống nạn thất nghị luận đó ? học. Tổ/c chia sẻ căp đôi: 3’ ? Luận điểm chính được nêu ra - Tạo cặp + Được nêu ra dưới dạng một dưới dạng nào?( Kiểu câu nào? Và đôi khẩu hiệu: ở vị trí nào trong bài văn NL?) - HĐ cá Chống nạn thất học. nhân: 1’ + Kiểu câu rút gọn, khẳng định.( - Chia sẻ rút gọn chủ ngữ, khẳng định vấn cặp đôi: 2’. đề chống nạn thất học là của chung - Báo cáo mọi người) kết quả. + Vị trí: Thể hiện ở ngay nhan đề - Nhận xét. bài viết ( Luận điểm chính còn được gọi là luận đề - vấn đề cần bàn luận trong bài NL) ? Luận điểm chính được cụ thể hóa TL cá nhân * Những luận điểm phụ : bằng những câu văn như thế nào ( + Lí do vì sao phải chống nạn thất luận điểm phụ nào) ? học ( Đoạn 1,2,3) + Mục đích của việc chống nạn thất học ( Đoạn 4,5) + Cách thức chống nạn thất học( Đoạn 6,7,8,9) . ? Từ việc tìm hiểu bài văn Chống TL cá nhân => Kết luận 1: nạn thất học, em thấy luận điểm - Luận điểm đóng vai trò thể hiện đóng vai trò gì trong bài nghị luận ? quan điểm của người viết; là linh ? Theo em để có sức thuyết phục hồn bài viết, thống nhất các đoạn thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ? văn thành một khối. - Để có sức thuyết phục thì luận điểm phải: 37
  3. + Rõ ràng, đúng đắn, chân thật. + Đáp ứng nhu cầu thực tế. + Có sức thuyết phục trong việc khuyến khích chống nạn thất học. ? Luận cứ là gì? TL cá nhân b- Luận cứ : ( Dự kiến : Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm). ( Gv: Trong bài nghị luận, người viết triển khai luận điểm bằng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm, giúp luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức thuyết phục cao). - Quan sát vào VB Chống nạn thất học: ? Hãy tìm những luận cứ trong bài TL cá nhân * Những luận cứ trong bài văn: văn bằng cách trả lời những câu hỏi sau : 1. Căn cứ vào lí do nào mà tác giả TL cá nhân - Lí do: đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học + Trước đây: Do Pháp thi hành ? chính sách ngu dân ( lí lẽ) + Số người thất học so với số người trong nước là 95%( dẫn chứng) 2. Mục đích của việc chống nạn TL cá nhân - Mục đích: thất học là gì? + Ngày nay: Nước độc lập, muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng nước nhà. ( lí lẽ). + Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia công cuộc xây dựng nước nhà ( Lí lẽ). 3. Vậy chống nạn thất học bằng TL cá nhân - Cách làm: cách nào ? + Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ( lí lẽ); như anh chị em trong sáu bảy năm nay ( dc) + Những người chưa biết chữ hãy gắng mà học cho biết( lí lẽ) ; Vợ chưa biết thì chồng bảo; Em chưa biết thì anh bảo( dc) 38
  4. + Phụ nữ càng cần phải học (dc, lí lẽ ). ? Tóm lại, luận cứ có vai trò gì TL cá nhân => Kết luận 2: trong VBNL? - Luận cứ( bao gồm lí lẽ và dẫn chứng) : Làm cho tư tưởng bài viết( tức luận điểm) có sức thuyết phục. (GV: Người ta thấy chống nạn thất học là cần kíp và đó là việc có thể làm được). ? Vậy muốn có sức thuyết phục thì TL cá nhân - Luận cứ cần: luận cứ phải đạt yêu cầu gì ? Đúng đắn, chân thực, tiêu biểu thì mới có sức thuyết phục. ? Lập luận là gì? TL cá nhân c- Lập luận : ( Dự kiến: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm). Tổ chức chia sẻ cặp đôi: 3’ ? Hãy chỉ ra trình tự lập luận của - Tạo cặp - Trình tự lập luận bài Chống nạn bài Chống nạn thất học? Cho biết đôi thất học: lập luận như vậy tuân theo thứ tự - HĐ cá + Đoạn 1,2,3: Nêu ra lí do vì sao nào và có ưu điểm gì? nhân: 1’ phải chống nạn thất học. ( Gv dg trình tự lập luận) - Chia sẻ + Đoạn 4,5: Nêu mục đích chống cặp đôi: 2’. nạn thất học; tư tưởng chống nạn - Báo cáo thất học. kết quả. + Đoạn 6,7,8,9: Nêu cách chống - Nhận xét. nạn thất học. -> Trình tự lập luận: rất rõ ràng, chặt chẽ, hợp lí làm ta hiểu trọn vẹn luận điểm nêu ra trong VB Chống nạn thất học - Thứ tự lập luận : + Trước đây và hôm nay( đoạn 1,2 với đoạn 3,4) + Công việc của người : đã biết chữ chưa biết chữ phụ nữ( đoạn 5,6,7). ? Lập luận trong bài văn nghị luận TL cá nhân => Kết luận 3: có vai trò gì? - Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm, luận cứ thành các câu văn, đoạn văn có tính liên kết về hình thức và nội dung để đảm bảo thuyết phục ? Để bài nghị luận thuyết phục TL cá nhân - Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì người nghe, người đọc thì lập luận bài mới có sức thuyết phục. 39
  5. cần đạt yêu cầu nào? 2- Ghi nhớ: ? Vận dụng kiến thức tổng hợp, hãy HS đọc ghi - Một bài văn nghị luận đều phải có cho biết VB nghị luận có đặc điểm nhớ luận điểm, luận cứ, lập luận. Trong nào ? 1 bài văn có thể có 1 luận điểm ? Luận điểm là gì? Yêu cầu của chính và các luận điểm phụ. luận điểm? - Luận điểm, luận cứ, lập luận. ? Luận cứ là gì? Yêu cầu của luận ( HS trả lời) cứ? ? Lập luận là gì? Yêu cầu của lập luận? Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: củng cố kiến thức về luận điểm, luận cứ, lập luận. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Định hướng NL, phẩm chất: + Hình thành NL giải quyết vấn đề, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ tự hoàn thành bài tập, có trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. - Thời gian: 15 phút. II- Luyện tập : - Y/c HS đọc lại VB Cần 1- Luận điểm: tạo ra thói quen tốt trong - Câu khẳng định: Cần tạo ra thói quen đời sống xã hội (Bài 18). tốt trong đời sống xã hội. Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ 2- Luận cứ : ( KT khăn trải bàn) - Nêu ý kiến: Có thói quen tốt và thói - Bước 1: Chuẩn bị. - Tạo nhóm. quen xấu( lí lẽ). + Chia nhóm: Cả lớp chia - HĐ cá nhân - Nêu dẫn chứng những thói quen tốt xấu thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 3’, nhóm 4’. thường gặp ( dc) hs, phát phiếu cá nhân. - Đại diện - Dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích + Nhiệm vụ: nhóm báo cáo những thói quen xấu thường gặp hằng ? Xác định luận điểm, luận kết quả. ngày: hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự; cứ, lập luận của bài văn - Các nhóm vứt rác bừa bãi; vứt chai lọ vỡ ra đường trên? nhận xét, bổ - Đề ra hướng phấn đấu cho mọi người( ? Em có nhận xét gì về sức sung nếu có. lí lẽ). thuyết phục của bài văn ? 3- Lập luận : - Bước 2: Thực hiện nhiệm a- Mở bài: vụ. Giới thiệu ngắn gọn thói quen tốt và + GV quan sát, phát hiện xấu. giúp đỡ HS. b- Thân bài: + Nhận xét, bổ sung Đưa ra những dẫn chứng về thói quen xấu với thái độ phê phán. 40
  6. c- Kết bài : Đề ra hướng giải quyết để có thói quen tốt. - Bài văn nhằm giải quyết 1 vấn đề trong giao tiếp đời thường - những lí lẽ, dẫn chứng (lập cứ) rất chân thực, rõ ràng, đúng đắn, có sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ, hợp lí, cụ thể. ? Câu, cụm từ nào là luận TL cá nhân Bài tập 1, 2 (SBT trang 13,14): điểm? Vì sao em biết ? - Chống nạn thất học - Phụ nữ lại càng cần phải học - Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của mỗi người. - Sự thất học của nhân dân ta trong thời Pháp thuộc. - Không có gì quý hơn độc lập tự do. - Học, học nữa, học mãi. Vì những câu, những cụm từ trên : - Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm - Là câu văn có hình thức một câu khẳng định (phủ định) một tư tưởng, quan điểm nào đó. * Củng cố : ? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận trong VB nghị luận ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học của bài để giải quyết tình huống cụ thể. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. Hãy viết một đoạn văn trình bày luận điểm sau: Học sinh ngày nay lười học vì rất nhiều nguyên nhân. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc một số bài văn nghị luận để hiểu cách làm. - Làm BT 3,4,5,6 (SBT trang 14). - Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận . Soạn : 16/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021 Tiết 82 - Tập làm văn. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được : 41
  7. 1- Kiến thức : Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. 2- Kĩ năng : Thành thục kĩ năng phân tích đề và lập ý cho bài văn nghị luận. 3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu đề, tìm ý khi làm văn nghị luận. => Định hướng năng lực, phẩm chất. - NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. - Phẩm chất : Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập, trách nhiệm với hoạt động nhóm. B- Chuẩn bị : - Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT, - Học sinh : SGK, vở ghi, SBT, C- Tổ chức các HĐ dạy và học : Hoạt động 1: Khởi động: * Ổn định tổ chức . * Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận ? ? Làm bài tập 3, 6 (SBT trang 14) * Khởi động vào bài mới: Trước khi làm bất kì một kiểu bài TLV nào đều không thể bỏ qua bước tìm hiểu đề và lập ý. Bài văn nghị luận cũng vậy, phải nắm được yêu cầu của đề và xác lập ý rõ ràng để có cơ sở làm bài không bị lạc đề. Bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu điều đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - MT: Hiểu được nội dung, tính I- Tìm hiểu đề văn nghị luận : chất của đề văn nghị luận. 1- Nội dung và tính chất của đề văn - Phương pháp, KT: Nghiên cứu nghị luận tình huống, Kt đặt câu hỏi - Hình thức: cá nhân. - NL, PC hướng tới: + NL: Giải quyết tình huống, thu thập thông tin. + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập. - Thời gian : 10’ a) Tìm hiểu ví dụ : - Gọi HS đọc các đề văn trong SGK. 1. Các đề văn nêu trên có thể TL cá nhân - Tất cả các đề văn trên đều được gọi xem là đề bài, đầu đề của bài là đề bài, đầu đề. Do vậy, ra đề như văn nghị luận không ? trên hoàn toàn có thể làm đề bài cho bài văn sẽ viết. 2. Căn cứ vào đâu để nhận ra các TL cá nhân - Mỗi đề văn trên đều đưa ra một số đề văn trên là văn nghị luận ? khái niệm, tư tưởng, quan điểm. Do đó nó đều là đề văn nghị luận. 42
  8. ( GV: Ví dụ - Lối sống giản dị; Tiếng Việt giàu đẹp; là những nhận định mang tính chất ca ngợi, khẳng định. - Thuốc đắng dã tật là 1 tư tưởng. - Hãy biết giữ thời gian là lời kêu gọi mang 1 tư tưởng. Ở đây không thể kể chuyện hoặc miêu tả hoặc biểu cảm là giải quyết được các đề bài trên mà phải phân tích, giải thích, chứng minh thì mới giải quyết được. Ví dụ : Thế nào là sống giản dị ? Vì sao cần phải có lối sống giản dị ? Sống giản dị có tác dụng, ý nghĩa như thế nào ? - chứ không thể kể một câu chuyện về lối sống giản dị. 3. Tính chất của đề văn nghị luận TL cá nhân - Tính chất của đề bài ( ngợi ca, tranh có ý nghĩa gì đối với việc làm luận, giải thích, bàn bạc, suy nghĩ ) văn ? giúp ta không đi lệch khỏi vấn đề mình nghị luận. ? Từ đó, em rút ra kết luận gì về TL cá nhân b) Ghi nhớ 1 : nội dung và tính chất của đề văn nghị luận ? - Gọi HS đọc ghi nhớ 1, GV chốt lại 2- Tìm hiểu đề văn nghị luận : a) Tìm hiểu ví dụ : - GV ghi đề lên bảng. Đề bài: Chớ nên tự phụ. ? Đề bài nêu vấn đề gì ? TL cá nhân - Vấn đề NL: Tự phụ ? Đối tượng và phạm vị nghị TL cá nhân - Đối tượng phạm vi nghị luận: luận ở đây là gì ? + Vấn đề tư tưởng XH. + Phạm vi rộng. ? Khuynh hướng tư tưởng của đề TL cá nhân - Tính chất đề: là khẳng định hay phủ định( tính + Phủ định ( chớ nên) chất đề) ? + Có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng; khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi, biết mình biết ta. ? Đề này đòi hỏi người viết phải TL cá nhân - Người viết phải hiểu biết vấn đề XH; 43
  9. làm gì? có kĩ năng bày tỏ quan điểm; tìm được những luận cứ thuyết phục và biết cách lập luận chặt chẽ: + Tự phụ là gì? + Biểu hiện của tự phụ? + Nguyên nhân ? + Tác hại? + Xây dựng lối sống đúng ntn? + Thái độ người viết. ? Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy TL cá nhân b) Ghi nhớ 2 cho biết : muốn làm bài tốt, cần phải tìm hiểu những gì trong đề bài ? - Gọi HS đọc ghi nhớ 2, GV chốt - MT: Biết cách lập ý cho bài II- Lập ý cho bài nghị luận : văn nghị luận. 1- Tìm hiểu ví dụ: - Phương pháp, KT: Nghiên cứu Cho đề bài : Chớ nên tự phụ tình huống, Kt đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC hướng tới: + NL: Giải quyết tình huống, hợp tác, thu thập thông tin. + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập. - Thời gian : 10’ ? Để lập ý cho bài văn nghị luận TL cá nhân a- Xác lập luận điểm : là phải xác lập, xây dựng những gì ? ( Dự kiến: - Xác lập luận điểm - Tìm luận cứ - Xây dựng lập luận) ? Em có tán thành với ý kiến : TL cá nhân Chớ nên tự phụ không ? ( Dự kiến: Có tán thành - Lấy đó làm luận điểm chính cho bài viết của mình). Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’ ? Hãy nêu ra các luận điểm phụ - Tạo cặp - Tự phụ là 1 thói quen xấu của con gần gũi với luận điểm chính của đôi người. đề bài để mở rộng suy nghĩ ? - HĐ cá - Tự phụ đề cao vai trò của bản thân, nhân: 1’ thiếu tôn trọng người khác. - Chia sẻ - Tự phụ khiến cho bản thân bị chê cặp đôi: 2’. trách, bị mọi người xa lánh. 44
  10. - Báo cáo - Tự phụ trái ngược với khiêm kết quả. nhường. Đức khiêm nhường tạo nên - Nhận xét. cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại bôi xấu nhân cách bấy nhiêu. b- Tìm luận cứ : ? Để lập luận cho tư tưởng chớ TL cá nhân - Tự phụ là gì ? nên tự phụ, thông thường người Là tự đánh giá quá cao tài năng, ta nêu những câu hỏi gì và trả lời thành tích của mình, do đó coi thường như thế nào ? mọi người, kể cả người trên mình. ( Dự kiến: - Vì sao người xưa khuyên ta chớ nên ? Tự phụ là gì? tự phụ ? ? Vì sao người xưa khuyên ta Bởi làm như vậy thì : chớ nên tự phụ ? + Mình không biết mình ? Tự phụ có hại như thế nào? + Bị mọi người khinh ghét ? Tự phụ có hại cho ai ? - Tác hại : ? Cần tìm dẫn chứng ở đâu ? + Cô lập mình với người khác. + Hành động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả. + Gây nên nỗi buồn cho chính mình. + Khi thất bại thường tự ti cho chính cá nhân người tự phụ. + Với mọi người quan hệ với người đó. - Dẫn chứng : + Dẫn chứng từ thực tế, môi trường xung quanh mình. + Từ bản thân mình đã có lúc tự phụ. + Một số dẫn chứng đã đọc qua sách báo. c- Xây dựng lập luận : ? Nên bắt đầu lời khuyên chớ TL cá nhân nên tự phụ từ chỗ nào? Có nên bắt đầu bằng miêu tả 1 kẻ tự phụ không ? ( Dự kiến: Bắt đầu từ định nghĩa tự phụ là gì? Không nên miêu tả 1 kẻ tự phụ). ? Hãy xây dựng trình tự lập luận - Định nghĩa tự phụ. cho đề bài ? - Nêu một số dẫn chứng ( biểu hiện) làm nổi bật 1 số nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ. - Phân tích tác hại của tự phụ. 45
  11. - Đưa ra lời khuyên không nên tự phụ. ? Từ những ví dụ trên, em hãy HS đọc 2- Ghi nhớ 3: rút ra cách lập ý cho bài văn nghị luận ? - Gọi HS đọc ghi nhớ 3 - GV chốt lại nội dung toàn bài. Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố : - Mục tiêu : Củng cố kiến thức về văn nghị luận. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: trao đối - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi các bài văn nghị luận để đọc, tìm hiểu. Yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc; Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của TV. - Thời gian: 10 phút . III- Luyện tập : Tổ/c thảo luận nhóm: 10’ 1- Tìm hiểu đề : ( KT khăn trải bàn) - Tạo nhóm. - Vấn đề NL: Sách là người bạn lớn. - Bước 1: Chuẩn bị. - HĐ cá - Đối tượng và phạm vi nghị luận: Ca + Chia nhóm: Cả lớp chia nhân 3’, ngợi, khẳng định vị trí của sách. thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, nhóm 4’. - Tư tưởng: khẳng định phát phiếu cá nhân. - Đại diện - Thái độ của người viết: Ca ngợi, + Nhiệm vụ: nhóm báo khẳng định ích lợi của sách. ? Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho cáo kết quả. 2- Lập ý : đề bài: Sách là người bạn lớn. - Các nhóm a- Xác lập luận điểm : Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhận xét, bổ * Luận điểm chính : + GV quan sát, phát hiện giúp sung nếu có. + Sách là người bạn lớn của con đỡ HS. người. + Nhận xét, bổ sung. + Không có gì thay thế được sách trong việc nâng cao đời sống trí tuệ và tâm hồn của mình. * Luận điểm phụ: + Sách giúp ta hiểu biết xung quanh. + Sách văn học đưa ta vào thế giới tâm hồn con người. + Sách ngoại ngữ: mở rộng thêm cánh cửa tri thức và tâm hồn. b- Tìm luận cứ : - Cần có bạn để nâng cao giá trị đời sống tâm hồn con người. - Vì sách nâng cao giá trị đời sống trí tuệ và tâm hồn con người. 46
  12. - Giúp ta hiểu biết nhiều điều. - Các loại sách cụ thể. c- Xây dựng lập luận : * Mở bài : Khái quát về giá trị của sách * Thân bài : Tầm quan trọng của sách * Kết bài : Phải chọn và yêu quý sách. * Củng cố : ? Trình bày lại cách tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận để lập dàn bài cho một đề bài cụ thể. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. Hãy lập dàn bài cho đề văn sau: Thất bại là mẹ thành công. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc một số bài văn nghị luận để hiểu cách làm. - Làm các BT trong SBT. - Tập tìm hiểu đề, tìm ý cho 1 trong các đề bài ở mục I. - Chuẩn bị bài Bố cục và phương pháp lập luận. Soạn : 16/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021 Tiết 83 - Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA (Hồ Chí Minh) A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được : 1- Về kiến thức : - Hiểu được tinh thần yêu nước là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn. 2- Về kĩ năng : - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Đọc- hiểu một VB được coi là mẫu mực của thể loại nghị luận. - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. 3- Thái độ: - Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Yêu nước và thể hiện tinh thần yêu nước bằng hành động thiết thực là học tập tu dưỡng tốt. => Định hướng năng lực, phẩm chất: 47
  13. - NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. - PC: Yêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B- Chuẩn bị : - Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, máy chiếu - Học sinh : SGK, vở ghi, vở soạn, bút dạ, phiếu học tập, thu thập thông tin về tác giả Hồ Chí Minh( đã được tìm hiểu trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng). C- Tổ chức các HĐ dạy và học : Hoạt động 1: Khởi động. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc VB TN về con người và xã hội. Phân tích câu tục ngữ mà em thích nhất? ? Nhắc lại thế nào là Vb nghị luận? * Khởi động vào bài mới: - Cho hs nghe hát bài hát : Dòng máu lạc hồng. ? Bài hát gợi nhắc em nhớ tới truyền thống nào của dân tộc? ? Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát? ( truyền thống yêu nước hào hùng, bất khuất của dân tộc trong lịch sử 4000 năm và niềm tự hào về truyền thống đó của dân tộc). Đúng vậy các em ạ! Yêu nước chính là truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc VN. Truyền thống ấy được hình thành qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Hiểu và phát huy truyền thống ấy trong hoàn cảnh đất nước đang phải ra sức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đó là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ gợi nhắc truyền thống tốt đẹp ấy mà còn khơi dậy trong ta niềm tự hào, ý thức gìn giữ phát huy nó. Để hiểu được nội dung cùng giá trị nghệ thuật của văn bản này, cô cùng các em sẽ đến với tiết học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm những nét cơ I- Đọc và tìm hiểu chung bản về tác giả, tác phẩm( xuất xứ, bố cục, PTBĐ, luận điểm ) - Phương pháp và KT: Phòng tranh, đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi. - Hình thức : cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: Thu thập và tổng hợp thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo. + PC: Chăm chỉ tìm tòi và có trách nhiệm thu thập thông tin về tác giả - Thời gian: 10’. 1- Tác giả : 48
  14. ? Dựa vào nhiệm vụ đã được - HS các giao từ tiết trước, xin mời ba nhóm trưng nhóm lên báo cáo kết quả đã thu bày sản thập về tác giả Hồ Chí Minh? phẩm. ( GV chọn bảng nhóm giữa, mời - 1 nhóm đại diện nhóm trình bày kết quả; trình bày. hai nhóm còn lại treo trước tổ, - Nhóm còn bổ sung) lại bổ sung. - GV khái quát nhanh: Hồ Chí Minh (1890 - 1969). Nhắc đến Người là nhắc đến vai trò vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, vị anh hùng giải phóng dân tộc. Nhắc đến Người cũng là nhắc đến vai trò một nhà văn, nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới. Trong vai trò nhà văn, nhà thơ, ta phải kể tới: Nhật kí trong tù, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Truyện và kí. Ở tiết học này ta còn hiểu thêm phong cách chính luận đạt tới trình độ bậc thầy của Bác. Những áng văn của Người trở thành chuẩn mực để muôn đời sau phải học tập). 2- Văn bản. a- Đọc và tìm hiểu chú thích: - GV hướng dẫn: Cần đọc văn HS đọc bản với giọng rõ ràng, mạch lạc Nhận xét ngắt nghỉ đúng thể hiện niềm tự hào, cảm xúc đang dâng trào của tác giả. - GV đọc 1 đoạn - Gọi HS đọc, nhận xét. - Tìm hiểu chú thích sgk. b- Tìm hiểu chung: ? Nêu xuất xứ của VB ? TL cá nhân * Xuất xứ: Bài văn trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 2/ 1951 ( GV nhấn mạnh: đây là giai đoạn nhân dân ta đang kháng 49
  15. chiến chống thực dân Pháp rất quyết liệt) ? VB thuộc kiểu VB nào? TL cá nhân * Kiểu văn bản- phương thức biểu đạt : Phương thức biểu đạt chính của - VB nghị luận. VB này là gì ? - Phương thức lập luận. ? Vấn đề nghị luận của văn bản * Vấn đề nghị luận: là gì? Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. ? Vấn đề được trình bày trong TL cá nhân bài thuộc lĩnh vực nào? ( Dự kiến: Vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị XH). ? Hãy cho biết mục đích nghị TL cá nhân * Mục đích nghị luận: luận của Bác trong bài viết? Hướng tới toàn thể nhân dân, khơi dậy ( Bác hướng tới ai? Để làm gì?) sức mạnh của tinh thần yêu nước trong toàn dân tộc. ? Văn bản được bố cục thành TL cá nhân * Bố cục : 3 phần : mấy phần? Nêu ý chính mỗi P1- Từ đầu -> lũ cướp nước: Nêu nhận phần? định chung về lòng yêu nước( mở bài). P2- Tiếp -> nồng nàn yêu nước: Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước( thân bài). P3- Còn lại: Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước( kết bài). ? Nhận xét về bố cục văn bản TL cá nhân -> Bố cục rành mạch, hợp lí. này? - Mục tiêu: Hiểu được nhận định II- Phân tích : chung và những biểu hiện của 1- Nhận định chung về lòng yêu nước tác giả về lòng yêu nước. - Phương pháp: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm bàn, phân tích chi tiết, bình giảng. - Hình thức: cá nhân, cặp đôi. - NL, PC: + NL: trình bày vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ. + PC: Yêu nước, yêu truyền thống của dân tộc. - Thời gian: 25‘ - GV chiếu đoạn văn đầu: ? Đoạn văn mở đầu gồm mấy TL cá nhân * Câu văn khái quát( luận điểm): câu? Em hãy tìm câu văn khái Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. quát vấn đề nghị luận? ? Em hiểu nồng nàn là trạng thái 50
  16. tình cảm ntn? ( sôi nổi, mãnh liệt). ? Em hãy nhận xét cách giới TL cá nhân -> Vấn đề được giới thiệu trực tiếp, rõ thiệu vấn đề của tác giả? ( Vấn ràng, dễ hiểu. đề được giới thiệu trực tiếp hay => Câu văn mở đầu là lời khẳng định gián tiếp? Tác giả khẳng định về lòng yêu nước của dân tộc. Đó là được điều gì? một chân lí . ( GV: Câu văn mở đầu không chỉ giới thiệu vấn đề nghị luận mà còn là lời khẳng định dân ta có một lòng yêu nước sôi nổi, mãnh liệt). ? Từ việc khẳng định dân ta có TL cá nhân Đó là một truyền thống quý báu của một lòng nồng nàn yêu nước, tác ta. giả đã đánh giá ntn về lòng yêu nước ấy? ? Em hiểu truyền thống có nghĩa là gì? ( Truyền thống là những giá trị tinh thần tốt đẹp, những tinh hoa văn hóa của một dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác. Trong lời đánh giá của Bác về tinh thần yêu nước có chứa một niềm tự hào, cả một khát vọng về giá trị tinh thần đó được phát huy trong cuộc sống hiện tại- khi cuộc kháng chiến chống hực dân Pháp đang diễn ra ). - Gv chiếu: Quan sát tiếp vào đoạn văn mở đầu: ? Sức mạnh của lòng yêu nước TL cá nhân được biểu hiện rõ nhất trong hoàn cảnh nào? ( Dự kiến: Khi Tổ quốc bị xâm lăng). ? Khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh TL cá nhân + sôi nổi. thần yêu nước được tác giả gợi + kết thành một làn sóng vô cùng tả và hình dung qua những chi mạnh mẽ, to lớn. tiết nào ? + lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn + nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3'. nước. ? Em hãy chỉ ra và phân tích tác - Tạo cặp -> + Sử dụng kiểu câu dài. ( dg: dạt dào 51
  17. dụng của: đôi cảm xúc. Tuy câu văn dài nhưng các + Độ dài câu văn thứ ba (so với - HĐ cá mệnh đề vẫn rất rõ ràng, mạch lạc); câu văn trên) ? Giọng văn có gì nhân: 1’ giọng văn mạnh mẽ khúc chiết, tiết tấu đáng chú ý? - Chia sẻ nhịp nhàng. + Các biện pháp tu từ của tác cặp đôi: 3’. + Điệp từ “ nó” nhấn mạnh vào tinh giả ở câu văn này và tác dụng? - Báo cáo thần yêu nước. Hình ảnh so sánh bất + Cách dùng từ ngữ trong câu kết quả. ngờ( một khái niệm trừu tượng - lòng văn có gì đặc biệt? - Nhận xét. yêu nước so sánh với hình ảnh cụ thể - - GV bổ sung, chốt làn sóng mạnh mẽ, to lớn gợi tả một cách ấn tượng, giúp ta dễ dàng hình dung sức mạnh cuồn cuộn của tinh thần yêu nước). Biện pháp liệt kê làm rõ các khía cạnh khác nhau của lòng yêu nước( mạnh mẽ, to lớn; nguy hiểm, khó khăn; lũ bán nước và cướp nước) + Các động từ mạnh (kết thành, lướt qua, nhấn chìm bè), các tính từ (mạnh mẽ, to lớn; nguy hiểm, khó khăn) tác giả ngợi ca, nhấn mạnh sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước ( yêu nước tạo nên sức mạnh tổng hợp, yêu nước giúp ta vượt qua mọi khó khăn, yêu nước giúp ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù). ? Bằng kĩ năng tổng hợp, hãy TL cá nhân => Yêu nước không chỉ là truyền thống cho biết hai câu văn tiếp theo tác quý báu mà còn là sức mạnh to lớn - giả khẳng định thêm điều gì về nguyên nhân quan trọng giúp nhân dân tinh thần yêu nước? ta chiến thắng ngoại xâm trong trường kì lịch sử. ? Em đọc được cảm xúc nào của HS bộc lộ tác giả khi viết đoạn văn mở đầu này? ( Dự kiến: Tự hào). GV: Cảm xúc của tác giả ẩn chứa ngay trong những từ ngữ, hình ảnh gợi tả lòng yêu nước. Đó là niềm tự hào về lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta). ? Đặt trong bố cục bài nghị luận TL cá nhân thì đoạn văn mở đầu có vai trò và ý nghĩa gì ? ( Dự kiến: Tạo luận điểm chính cho cả bài văn Kích thích sự suy nghĩ, tìm 52
  18. hiểu, lôi cuốn người đọc, người nghe vào vấn đề. - GV chuyển ý: Sau khi đặt vấn đề rõ ràng, rành mạch về lòng yêu nước của dân tộc, tác giả đi vào chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước. Những biểu hiện ấy ntn, ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo. 2- Những biểu hiện của lòng yêu nước. - Yêu cầu HS quan sát phần 2. ? Để chứng minh tinh thần yêu TL cá nhân nước của nhân dân ta, tác giả đưa ra những dẫn chứng ở những thời điểm nào? ( Dự kiến: Tinh thần yêu nước trong quá khứ lịch sử và trong thời đại nay) - GV chiếu đoạn 2: - Gọi HS đọc đoạn: Lịch sử -> anh hùng. Tổ/c chia sẻ cặp đôi : 2 phút. ? Câu văn nào nêu nhận xét khái - Tạo cặp quát về tinh thần yêu nước trong đôi lịch sử? - HĐ cá ? Tác giả đã chứng minh tinh nhân: 1’ thần yêu nước trong lịch sử bằng - Chia sẻ cách nào? cặp đôi: 3’. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét. a) Trong lịch sử. - Câu mở đầu nêu nhận xét khái quát: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. - Đưa ra dẫn chứng về những cuộc kháng chiến- những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ( GV chiếu hình ảnh, dg: - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc KN chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử do hai chị em 53
  19. Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc KN đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán khỏi Giao Chỉ. - Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, giỏi võ nghệ, có chí lớn, từng nổi tiếng với câu nói: “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp người ta ư?”. Bà đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu tập nghĩa quân, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước. - Trần Hưng Đạo là một trong những vị tướng tài của dân tộc đã từng ba lần đánh tan quân Mông Nguyên . Ông còn nổi tiếng mãi trong lịch sử với câu nói bất hủ khi nhà Trần có phe nêu ý kiến chủ hòa với giặc: “ Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã”. - Tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm. 10 năm ấy với ngọn lửa căm thù giặc ngùn ngụt và ý chí thề không đội trời chung : “ Ngẫm thù lớn há đội trời chung. Căm giặc nước thề không cùng sống”. Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh, giữ yên bờ cõi, đem lại nền độc lập khá lâu dài trong lịch sử. - Quang Trung Nguyễn Huệ là người nổi tiếng mưu lược, sáng suốt trong cách dùng binh. Chỉ chưa đầy mười ngày, dưới sự hoạch định của ông, hơn 20 vạn quân Thanh với binh hùng tướng mạnh đã phải trở về nước trong tình trạng một đám tàn quân. 54