Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_theo_cv417_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_truon.doc
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
- Soạn: 10/11/2020- Dạy: / 11/ 2020. Tuần 11- Tiết 41- Tập làm văn: LUYỆN NÓI : VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI( tiếp). A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Củng cố các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm. 2- Về kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật, con người. - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. 3- Về thái độ: Tạo thói quen trình bày trước tập thể một cách tự tin. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ. - PC: Chăm chỉ, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk , sgv. - Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - PP, KT: Động não cá nhân. - Hình thức: cả lớp. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm. - Thời gian: 5’ * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ : ? Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết phải làm gì? ? Tình cảm trong văn biểu cảm phải ntn ? * Khởi động vào bài mới: ? Trong thực tế, có ai không phải giao tiếp với mọi người không? Để hoạt động giao tiếp trở nên có hiệu quả thì kĩ năng thuyết trình là kĩ năng vô cùng quan trọng. Giúp các em có thể tự tin trong hoạt động giao tiếp, cô và các em sẽ cùng thực hiện tiết học ngày hôm nay. Hoạt động 2: Luyện tập. - Mục tiêu: Lập dàn ý cho đề bài cụ thể, dựa vào dàn ý đó lựa chọn cách biểu cảm phù hợp ở nhà. Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm; biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. 183
- - Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL và PC hướng tới: + NL: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm - Thời gian: 35’ II- Luyện tập . 1- Chuẩn bị ở nhà. - Gv kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs. 2- Thực hành trên lớp: a- Yêu cầu : b- Luyện nói : Tổ/c thảo luận nhóm: 10’ Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm - HS tạo nhóm theo yêu * Luyện nói theo vụ : cầu. nhóm. + Tiêu chí: Những em làm cùng - Luyện nói trong nhóm để * Luyện nói trước đề. thống nhất người đại diện lớp. + Thời gian: 10’. nói, cách nói. - Nêu yêu cầu: - Đại diện nhóm trình bày Nội dung nói: Đảm bảo đúng chủ - Hs nhóm khác nhận xét đề bài nói, lôi cuốn, hấp dẫn, dễ tiếp nhận. Kĩ năng nói: + Đứng đúng vị trí . + Bình tĩnh, tự tin, nhìn thẳng xuống các bạn dưới lớp để nói. + Ngữ điệu nói phù hợp vói tâm trạng cảm xúc cần được biểu lộ. + Có màn thưa gửi, có kết thúc và lời cảm ơn. - Người nghe: Nghe và lĩnh hội được phần trình bày bài văn nói biểu cảm của bạn. Có ý kiến nhận xét về bài văn nói biểu cảm của bạn sau khi nghe. Bước 2: Tiến hành thảo luận. Nhận xét, bổ sung kl chung. ? Nhận xét về tình cảm cảm xúc biểu hiện trong bài? Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Đọc tham khảo “ Quà bánh tuổi thơ” - Luyện nói một mình ở nhà . 184
- - Chuyển thành bài viết đề bài đã chuẩn bị. - Chuẩn bị: Các yếu tố tự sự, miêu tả Soạn: 10/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020 Tiết 42- Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG ÂM . A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Nắm được khái niệm từ đồng âm. - Có ý thức sử dụng từ đồng âm khi nói và khi viết. 2- Về kĩ năng: - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa . - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm 3- Về thái độ: Có ý thức sử dụng tốt từ đồng âm khi nói và khi tạo lập VB. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - PC: Yêu nước, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk,sgv. - Trò: Sgk, Vở ghi, vở bài tập, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề. + Chăm chỉ, trách nhiệm. - Thời gian 5 phút. * Ổn định tổ chức . * Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là từ trái nghĩa? Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Cho VD? ? Làm bài tập 3,4. * Khởi động vào bài mới: Cho tình huống sau: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. ? Hãy tìm những từ có cùng âm thanh trong bài ca dao châm biếm trên? ? Cho biết nghĩa của mỗi từ có cùng âm thanh đó? Những từ có cùng âm thanh như trường hợp trên người ta gọi là những từ đồng âm. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 185
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm được khái niệm I- Thế nào là từ đồng âm ? từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm . - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: trách nhiệm. - Thời gian: 10 phút. 1- Tìm hiểu VD: - Y/c Hs đọc VD. HS đọc Tổ/c HĐ nhóm: 7’ ( KT khăn trải bàn): - Bước 1: Chuẩn bị. - Tạo Câu 1: Nghĩa của từ lồng: + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm. - Lồng 1 (ĐT): Chạy cất vó cao lên nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu - HĐ cá với một sức hăng đột ngột rất khó cá nhân. nhân 2’, kìm giữ do quá hoảng sợ. + Nhiệm vụ: nhóm 3’. - Lồng 2 (DT): Đồ thường đan thưa Câu 1: Giải thích nghĩa của mỗi từ - Đại diện bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, “ lồng” trong mỗi VD sau: nhóm báo dùng để nhốt chim, gà hoặc gia súc. - Con ngựa đang đứng bỗng lồng cáo kết Câu 2: Nghĩa của chúng không có lên. quả. Các mối liên hệ gì với nhau. - Mua được con chim, bạn tôi nhốt nhóm nhận - Âm thanh giống nhau. ngay vào lồng. xét, bổ Câu 2: Nghĩa của các từ “ lồng” sung. trên có liên quan gì với nhau không? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung: Hoạt động cá nhân: ( GV KL: Qua việc tìm hiểu VD trên, ta thấy những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn không có mối liên hệ gì với nhau gọi là từ đồng âm) 2- Ghi nhớ ( sgk trang 135) ? Vậy từ đồng âm là gì? TL cá nhân Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nghĩa khác xa nhau, không có liên quan gì với nhau. 186
- * Bài tập: Giải nghĩa các cặp từ : Hs làm việc - Những đôi mắt sáng thức đến cá nhân. sáng. Báo cáo kết - Sao đầy hoàng hôn trong mắt quả. trong. ( Gợi ý: - Sáng (1) : Tính chất của mắt có khả năng phản chiếu ánh sáng, do có bề mặt nhẵn bóng. - Sáng (2) : Khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc đến lúc trưa. - Trong (1) : Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó ( trái với ngoài ) - Trong (2) : Tính chất của mắt tinh khiết, không có gợn ). * Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa: - Từ nhiều nghĩa, các nét nghĩa có mối liên hệ với nhau. VD: Tay ( Gv giải thích chỉ ra các nét nghĩa có mối liên hệ với nhau). - Từ đồng âm: âm thanh giống nhau những nghĩa khác xa nhau, không có mối liên hệ với nhau. - Mục tiêu: Biết cách sử dụng từ II- Sử dụng từ đồng âm. đồng âm. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề . - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: trách nhiệm. - Thời gian: 10 phút. 1- Tìm hiểu ví dụ. ? Cơ sở nào giúp em phân biệt TL cá nhân - Dựa vào ngữ cảnh sử dụng ( ngôn được nghĩa của các từ “ lồng” ngữ có tính chất hành chức) trong hai câu trên? ? Câu “ Đem cá về kho” nếu tách TL cá nhân - Câu có hai nghĩa: khỏi ngữ cảnh có thể thành mấy + Kho : nấu, chế biến thức ăn. nghĩa? + Kho : nơi chứa đồ. ? Hãy thêm vào câu này một vài TL cá nhân - Thêm : Đưa cá về mà kho. từ để câu trở thành đơn nghĩa? Đem cá về nhập vào kho . ? Tương tự, câu “ Con bò ra TL cá nhân - Câu có hai nghĩa: đường cái rồi” có mấy nghĩa? + con có thể hiểu là danh từ chỉ 187
- quan hệ thân thuộc, bò là động từ. + con là danh từ chỉ loại sự vật, bò là danh từ chỉ sự vật. ? Hãy thêm vào câu một vài từ để - Thêm: Con đã bò ra đường cái rồi. câu trở thành đơn nghĩa? Con bò đã ra đường cái rồi. ( GV: Hiện tượng đồng âm là hiện tượng tất yếu trong ngôn ngữ, nhiều lúc khiến cho ta khó hiểu) ? Để tránh hiểu lầm do hiện tượng TL cá nhân 2- Ghi nhớ ( sgk trang 136) đồng âm gây ra, cần phải chú ý Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ điều gì trong giao tiếp? đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. ? Lấy ví dụ về hiện tượng đồng TL cá nhân VD : Trời mưa đất thịt trơn như mỡ. âm ? Dò đến hàng nem chả muốn ăn. Chả : - món ăn : giò chả, nem chả. - từ phủ định : không chưa, chẳng, chả ( Gv : Trong Tiếng Việt, từ đồng âm có giá trị tu từ học rất lớn. Vì thế mà các nhà thơ thường sử dụng từ đồng âm để tạo thành những phép tu từ đạt hiệu quả cao. VD: Một người Tàu hiện ra hài hước qua câu sau: Chân đi hài Hán, tay bán bánh Đường, miệng nói líu lương, ngây ngô ngây ngố. -> bốn tiếng đồng âm vừa tả một chú khách người Hoa vừa nói tên được bốn triều đại ở Trung Quốc. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu : củng cố kiến thức về Từ đồng âm. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Trách nhiệm, chăm chỉ. - Thời gian: 15 phút . IV- Luyện tập: - Y/c Hs đọc BT1 - HS đọc Bài 1: - HD hs làm việc cá - Làm việc - Cao : nhân. cá nhân + Cao (1) : Nó rất cao. 188
- - Gv nhận xét bổ - Báo cáo + Cao (2) : Cao hổ cốt. sung. kết quả. - Ba : + ba (1) : số ba. + ba (2) : ba má. + ba ( 3) : ba tiêu + ba ( 40 : thu ba, dư ba. - Tranh : + tranh ( 1) : cỏ tranh. + tranh (2) : tranh lụa. + tranh (3) : tranh giành + tranh (4) : đàn tranh. - Tuốt : + tuốt (1) : tuốt gươm. + tuốt (2) : tuốt tuột - Sang : + sang (1) : sang trọng. + sang (2) : sang đò. - Nam : + nam (1) : nam nhi. + nam (2) : hướng nam. + nam ( 3) : nam ai. - Sức : + sức (1) : sức mạnh. + sức (2) : phục sức. - Nhè : + nhè (1) : khóc nhè. + nhè (2) : nhè nhẹ. Tổ/c HĐ nhóm: 5’ Bài 2: ( KT khăn trải a- Các nghĩa khác nhau của từ “ cổ” : bàn): - ( 1) : Bộ phận của cơ thể , nối đầu với thân: Vd - Bước 1: Chuẩn bị. - Tạo : khăn quàng cổ. + Chia nhóm: Cả nhóm. - (2) : Bộ phận của áo yếm hoặc giày bao quanh lớp chia thành 6 - HĐ cá cổ hoặc chân : Cổ áo, cố yếm, giày cao cổ . nhóm, mỗi nhóm 6 nhân 2’, - ( 3) : Chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật, hs, phát phiếu cá nhóm 3’. giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân nhân. - Đại diện với miệng ở một số đồ đựng. VD : Cổ chai, hũ + Nhiệm vụ: nhóm báo rượu đầy đến cổ. Làm bài tập 2 cáo kết * Mối liên quan: Đều có nghĩa chỉ bộ phận. - Bước 2: Thực hiện quả. Các b- Từ đồng âm với danh từ “ cổ” : nhiệm vụ. nhóm nhận Cổ đại : Thời đại xa xưa nhất trong lịch sử. + GV quan sát, phát xét, bổ Truyện cổ : Truyện thời xa xưa. hiện giúp đỡ HS. sung. Đồ cổ : Thuộc về một thời xa xưa trong lịch sử. + Nhận xét, bổ Bài 3,4 ( hs tự làm, gv hướng dẫn) sung: 189
- Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Từ đồng âm để giải quyết một tình huống cụ thể. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ. Cho biết trong bài thơ sau đây, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cách chơi chữ nào? Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm tòi những bài tập về từ đồng âm trong Tiếng Việt nâng cao để làm bài. - Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về từ đồng âm. - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị : Trải nghiệm sáng tạo: Soạn: 25/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020. Tiết 43+44- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VIẾT VỀ NGƯỜI THẮP LÊN NGỌN LỬA TÂM HỒN A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Làm được tập san về chủ đề thầy cô giáo- người thắp lên ngọn lửa tâm hồn. - Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề thầy cô giáo- người thắp lên ngọn lửa tâm hồn. 2- Về kĩ năng: Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề thầy cô giáo- người thắp lên ngọn lửa tâm hồn. 3- Về thái độ: Có ý thức tìm hiểu, thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo- người thắp lên ngọn lửa tâm hồn cho biết bao thế hệ học trò. => Định hướng năng lực, phẩm chất : - Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. - Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: + Thầy: Giáo án trải nghiệm. + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học. - Phương pháp và kĩ thuật: động não. - Hình thức: Cá nhân. 190
- - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tư duy sáng tạo. + Phẩm chất: yêu nước. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Khởi động vào bài mới : Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi thầy cô giáo. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt I- Tìm kiếm thông tin. ? Hãy đọc sgk Ngữ văn 7 về văn - HS đọc 1- Thông tin từ SGK. biểu cảm nói chung và biểu cảm về - Thống kê sự vật, con người nói riêng. 2- Thông tin từ các nguồn khác. Tổ/c hoạt động nhóm: ( PP dự án) - Chia nhóm, giao nhiệm vụ: + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên: + Nhiệm vụ: 1- Tham khảo các bài viết, tranh ảnh, bài hát , về thầy cô và mái trường. 2- Cách thức tạo tập san: - Sử dụng các từ khóa như “ Thiết kế poster”, “ Thiết kế tập san” , “ phần mềm tạo video clip”, để tìm kiếm cách thức làm tập san. - Tuyển chọn, biên tập và thiết kế tập san: Các tác phẩm có nội dung và hình thức phù hợp, các tác phẩm xuất sắc sẽ được biên tập vào tập san của nhóm. - Xây dựng bản thiết kế tập san: TÊN TẬP SAN Mục lục Nội dung: - Những bài viết về thầy cô - Những bài viết về mái trường - 191
- - Tiến hành hoạt động: + Từng HS tiến hành sưu tầm + Nhóm tiến hành biên tập và ra tập san . Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức : Cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Tự học. + Trách nhiệm. - Thời gian: 3'. ? Hãy đọc một bài thơ, hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện đề tài về người thầy Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết người người thầy để sưu tầm thơ ca, phóng sự, làm clip về một người thầy giáo( cô giáo) đã nghỉ hưu. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ, trách nhiệm. Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, clip tự quay, phóng sự về người một người thầy cô giáo đã nghỉ hưu đã khiến em có cái nhìn về cuộc sống tốt đẹp. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát ca ngợi, làm phóng sự, quay clip về một thầy cô đáng kính. - Chuẩn bị: Trưng bày tập san theo nhóm. 192