Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)

doc 6 trang ngohien 21/10/2022 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7, LỚP 8 CẤP HUYỆN THỌ XUÂN NĂM HỌC: 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: GDCD LỚP 8 Ngày thi: 04/4/2021 Số báo danh Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 07 câu, gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nêu các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông? Vì sao công dân phải thực hiện trật tự, an toàn giao thông ? Tháng nào trong năm được chọn là tháng cao điểm về trật tự, an toàn giao thông? Câu 2 (3,0 điểm): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Nêu một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Hãy cho biết chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2020 là gì? Câu 3 (2,0 điểm): Tình bạn trong sáng, lành mạnh có biểu hiện như thế nào? Bản thân em cần làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh? Câu 4 (3,0 điểm): Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Sự tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động có biểu hiện gì? Em đã và sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất trên? Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có? Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? Câu 5 (3,0 điểm): Vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Nêu quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Có ý kiến cho rằng: chỉ những người tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi mới bị nhiễm HIV/ AIDS. Em có đồng ý không? Vì sao? Ngày nào trong năm được chọn là Ngày Thế giới phòng chống AIDS? Câu 6 (4,0 điểm): Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác? Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận, bảo hộ quyền sở hữu và nghĩa vụ của công trong việc tôn trọng tài sản của người khác? Nêu ít nhất 3 tài sản công dân cần phải đăng kí quyền sở hữu? Vì sao công dân lại phải đăng kí quyền sở hữu các tài sản đó? Câu 7 (3,0 điểm): Tình huống N là học sinh lớp 8. Ở gần nhà N có quán nước của bà B. Một vài thanh niên trong xóm thường tụ tập ở quán nước để chơi bài ăn tiền. Lúc đầu N chỉ tham gia chơi cho vui nhưng lâu dần thành quen. Một hôm N mượn xe của H rồi đem xe đi cắm lấy tiền chơi bài. H đòi lại xe nhưng N khất lần chưa trả. Hỏi: 1. Em có nhận xét gì về việc làm của N? 2. Nếu là H,em sẽ làm gì trong trường hợp trên ? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THỌ XUÂN ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 7, LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN THI: GDCD LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang) Câu Nội dung cơ bản Điểm Câu1 HS nêu được các ý cơ bản sau: (2,0 - Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông: 1.0 điểm) + Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt. + Đường xấu và hẹp. + Người tham gia giao thông đông. + Phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn. + Sự quản lí của Nhà nước chưa nghiêm minh. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông (kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành) -Phải thực hiện trật tự, an toàn giao thông vì: + Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và mọi người, tránh tai nạn 0,25 đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người. + Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc gây khó khăn 0,25 trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội. -Tháng 9 là tháng cao điểm về an toàn giao thông. 0,5 Câu 2 HS nêu được các ý cơ bản sau: (3,0 - M«i tr­êng bao gåm c¸c yÕu tè tù nhiªn vµ vật chất nh©n t¹o bao 0,25 điểm) quanh con ng­êi, cã ¶nh h­ëng đến đời sống, s¶n xuÊt, sù tån t¹i, ph¸t triÓn cña con ng­êi vµ thiªn nhiªn. VD: - Tµi nguyªn thiªn nhiªn lµ nh÷ng cña c¶i vËt chÊt cã s½n trong tù nhiªn mµ con ng­êi cã thÓ khai th¸c, chÕ biÕn, sö dông, phôc vô cho 0,25 cuéc sèng cña con ng­êi. Tµi nguyªn thiªn nhiªn lµ mét bé phËn thiÕt yÕu cña m«i tr­êng, cã quan hÖ chÆt chÏ víi m«i tr­êng. VD: * Phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì: - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối 0,25 với đời sống của con người: + Cung cÊp cho con ng­êi ph­¬ng tiÖn ®Ó sinh sèng, ph¸t triÓn mäi 0,25 mÆt. NÕu kh«ng cã m«i tr­êng, con ng­êi kh«ng thÓ tån t¹i ®­îc. VD: + T¹o nªn c¬ së vËt chÊt ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ, v¨n ho¸, x· héi, n©ng 0,25 cao chÊt l­îng cuéc sèng cña con ng­êi. VD - Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm, tài nguyên ngày càng cạn kiệt. 0,25 Nguyên nhân do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và
  3. trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên mà chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. Cụ thể: + Những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói, bụi, rác bẩn từ các nhà nhà máy, khu dân cư xả ra; không khí ngột ngạt, khí 0,25 hậu biến đổi bất thường; + Rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc màu; nhiều loài động - thực vật bị biến mất; nạn khan hiếm nước 0,25 sạch - Một số biện pháp cần thiết để BVMT và TNTN: + Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định. + Hạn chế dùng chất khó phân hủy như ni lon, nhựa. + Thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải. 0,5 + Tiết kiệm điện, nước sạch. + Khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời. - Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2020 là: “ Hành động vì thiên nhiên” 0,5 Câu 3 HS nêu được các ý cơ bản sau: (2,0 - Biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh: điểm) + Phù hợp về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân 0,5 thành, tin cậy, có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn + Những thái độ hành vi không phù hợp: lợi dụng bạn bè, bao che 0,5 khuyết điểm cho nhau, dung túng cho nhau làm điều xấu, a dua theo nhau ăn chơi đua đòi, đàm đúm, - Học sinh cần: + Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với các bạn trong lớp, 0,25 trong trường và ở cộng đồng. VD: + Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh. 0,25 VD: + Qúy trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh; phê phán hành vi dèm pha, nói xấu, gán ghép, trêu chọc, bạn 0,5 bè trong lớp, trong trường và ở cộng đồng. Câu 4 HS nêu được các ý cơ bản sau: (3,0 -Lao động tự giác và sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc điểm) nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm 0,5 tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lương, hiệu quả lao động. VD: -Biểu hiện: Tự giác học bài, làm bài; đổi mới phương pháp học tập; luôn suy nghĩ tìm ra cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết
  4. vấn đề khác nhau; biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ 0,75 khác nhau; biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân - Học sinh cần: + Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học 0,5 tập. VD: + Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. 0,25 VD: + Qúy trọng những người tự giác và sáng tạo trong học tâp, lao động; 0,5 phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động. VD: -Em không đồng ý với quan điểm trên vì: Muốn có sự sáng tạo, chúng ta cũng cần phải rèn luyện, tìm tòi, rút kinh nghiệm từ những gì đã làm 0,5 từ đó tạo ra cái mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, bẩm sinh di truyền là rất quan trọng. Câu 5 HS nêu được các ý cơ bản sau: (3,0 - HIV là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS điểm) là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh 0,5 khác nhau, đe dọa tính mạng con người. - Phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS vì HIV/AIDS có tác hại to lớn đối với loài người: Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người; 0,75 phá hoại hạnh phúc gia đình; hủy hoại tương lai, nòi giống của dân tộc; ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. - Quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS: + Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã 0,5 hội; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. + Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm trích ma túy và 0,25 các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. + Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải 0,5 thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. -Em không đồng ý với ý kiến trên vì: Không chỉ những người có quan hệ tình dục bừa bãi và tiêm chích ma túy mới bị nhiễm HIV/AIDS mà cả những người thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, thiếu ý thức chủ động phòng tránh hoặc do sơ suất cũng có 0,5 thể bị nhiễm như: dùng chung bơm kiêm tiêm, tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV, chiến sĩ công an lây nhiễm từ tội phạm trong khi làm nhiệm vụ, bác sĩ lây nhiễm từ bệnh nhân,trẻ em bị nhiễm do mẹ truyền sang con từ trong bào thai,
  5. Câu 6 HS nêu được các ý cơ bản sau: (4,0 -Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài 0,25 điểm) sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm: + Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. 0,25 + Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và 0,25 hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. + Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như: mua bán, 0,25 tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy,vứt bỏ, -Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài 0,25 sản thuộc quyền sở hữu của người khác. VD: -Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân: + Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền 0,25 sở hữu của công dân. + Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định 0,5 trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với các hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. + Tuyền truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của 0,25 mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác. -Nghĩa vu của công dân: + Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan 0,25 có trách nhiêm xử lí theo quy định của pháp luật. + Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. 0,25 + Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận và sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu làm hoảng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với 0,25 giá trị tài sản. + Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp 0,25 luật. - Kể tên ít nhất 3 tài sản công dân phải đăng kí quyền sở hữu: Nhà ở, 0,25 ô tô, xe máy . - Phải đăng kí vì đó là những tài sản có giá trị. Công dân đăng kí quyền sở hữu thì Nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm 0,5 phạm, đó là cơ sở pháp lí để công dân tự bảo vệ tài sản của mình. Câu 7 HS nêu được các ý cơ bản sau: (3,0 1/ Hành vi của N là sai, vi phạm đạo đức và trái pháp luật. 0,5 điểm) Cụ thể: + N thiếu trung thực, không giữ lời hứa (chữ tín). 0,25 + N vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội 0,25 (chơi bài ăn tiền) + N đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác vì mượn xe 0,25
  6. của H cắm lấy tiền. 2/ Nếu là H em sẽ: + Giải thích cho N hiểu tác hại, quy định của pháp luật và trách nhiệm 0,5 của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội và khuyên N tránh xa tệ nạn đó. + Giải thích cho N hiểu nghĩa vụ của công dân là phải tôn trọng tài sản 0,5 của người khác. + Yêu cầu N chuộc lại xe và trả cho mình. 0,25 + Nếu N không nghe, em sẽ báo cho bố mẹ N, thầy cô giáo hoặc người có trách nhiệm biết để lấy lại chiếc xe và giúp N tránh xa tệ nạn xã 0,5 hội. Hết