Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 8 trang ngohien 21/10/2022 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: GDCD LỚP 7 Thời gian: 45 phút TRẮC NGHIỆM: 40 CÂU Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất! Câu 1: Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội được gọi là A. sống đơn giản. B. sống tích cực. C. sống giản dị. D. sống lành mạnh. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị? A. Tổ chức sinh nhật linh đình. B. Học sinh tô son khi đến trường. C. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. D. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Câu 4. Câu nói của Sếc-xpia “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác” nhắc đến đức tính nào dưới đây? A. Khiêm tốn. B. Dũng cảm. C. Trung thực. D. Tiết kiệm. Câu 5. Em hãy lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống sau: Trong giờ kiểm tra môn GDCD, em phát hiện bạn N sử dụng tài liệu. A. Coi như không biết. B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. C. Bảo bạn cho nhìn bài thì sẽ không mách cô. D. Nhắc nhở và khuyên bạn không nên làm như vậy. Nếu bạn tiếp tục sử dụng tài liệu thì mách thầy, cô.
  2. Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực? A. Nhặt được của rơi, trả người đánh mất. B. Bao che khuyết điểm cho bạn thân. C. Nhắc bài cho bạn cùng bàn trong giờ kiểm tra. D. Quay cóp trong giờ kiểm tra. Câu 7: Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội được gọi là A. Tự lập. B. Tự trọng. C. Kỷ luật. D. Đạo đức. Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của tự trọng? A. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người. B. Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. C. Nhận được sự tin tưởng, quý trọng của mọi người xung quanh. D. Dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Câu 9: “Những quy định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động” được gọi là A. nội quy. B. quy định. C. kỉ luật. D. pháp luật. Câu 10: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của kỉ luật? A. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp. C. Ủng hộ người nghèo. D. Chào hỏi người lớn tuổi hơn. Câu 11. Việc cảnh sát giao thông xử phạt những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu thể hiện điều gì? A. Tính đạo đức và kỉ luật. B. Tính trung thực và thẳng thắn. C. Tính răn đe và giáo dục. D. Tính tuyên truyền và giáo dục. Câu 12. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
  3. A. Mọi người coi thường. B. Mọi người xa lánh. C. Người khác kính nể và yêu quý. D. Mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 13. Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đõ sơ cứu vế thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Yêu thương con người. B. Tự tin. C. Khoan dung. D. Trung thực. Câu 14. Tôn sự trọng đạo là A. kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở trường học. B. kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. C. chỉ biết ơn thầy, cô giáo cho mình điểm cao. D. luôn ghi nhớ điều thầy cô dạy nhưng không thực hiện theo. Câu 15. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về chủ đề tôn sư trọng đạo? A. Không thầy đố mày làm nên. B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. C. Chân cứng đá mềm. D. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Câu 16. Nhân dịp kỉ niệm 25 năm thành lập trường THCS Phú Diễn, các cựu học sinh nô nức trở về trường dự lễ kỉ niệm, chụp lại những bức ảnh kỉ niệm với những người thầy, người cô đã từ dạy mình nhiều năm về trước. Tại buổi lễ, có rất nhiều cựu học sinh ủng hộ đóng góp cho cơ sở vật chất của trường. Những hành động đó thể hiện điều gì? A. Thể hiện truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Thể hiện những cựu học sinh rất giàu có. C. Thể hiện lòng yêu trường của các cựu học sinh. D. Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo. Câu 17. Hành vi nào dưới đây thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo? A. Ra đường gặp cô giáo cũ, Hạnh cúi đầu chào cô. B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp, An đã xé ngay bỏ vào sọt rác.
  4. C. Khi gặp cô giáo cũ ở công viên, Hoa đã làm lơ và đi hướng khác. D. Tài thường xuyên quên làm bài tập về nhà. Câu 18. Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì? A. Tri ân các thầy cô giáo. B. Giúp đỡ các thầy cô giáo. C. Tri ân học sinh. D. Giúp đỡ học sinh. Câu 19. Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? A. Giúp con người khắc phục điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. B. Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. C. Giúp nâng cao uy tín cá nhân. D. Tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Câu 20. Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì ? A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ. B. Tinh thần yêu nước. C. Sự trung thành. D. Khiêm tốn. Câu 21. Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó được gọi là A. đoàn kết. B. tương trợ. C. cố gắng. D. khoan dung. Câu 22. Những hành vi nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung? A. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn. B. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý. C. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
  5. D. Đổ lỗi cho người khác. Câu 23. Nội dung nào dưới đây trái với khoan dung A. Tìm cách trả thù người khác. B. Rộng lòng tha thứ. C. Tôn trọng và cảm thông với người khác. D. Tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Câu 24. Để rèn luyện lòng khoan dung, chúng ta cần A. tích cực tham gia các hoạt động tập thể. B. thẳng thắn trách móc người khác. C. sống cởi mở, chân thành, rộng lượng. D. sống khiêm tốn, giản dị. Câu 25. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung? A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. C. Cây ngây không sợ chết đứng. D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Câu 26. Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. B. Mọi người tôn trọng, quý mến. C. Mọi người trân trọng. D. Mọi người xa lánh. Câu 27. Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn? A. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn. C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện. D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
  6. Câu 28. Để xây dựng gia đình văn hóa, cần bao nhiêu tiêu chuẩn (cơ bản)? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên trong gia đình cần A. chỉ hoàn thành công việc, nhiệm vụ của mình. B. thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình. C. mải mê kiếm thật nhiều tiền cho gia đình. D. nghe theo mọi quyết định của người con trai. Câu 30. Hành vi nào dưới đây không đúng khi xây dựng gia đình văn hóa? A. Là chủ tịch xã Ông H luôn bao che cho con mình để đạt thành tích gia đình văn hóa. B. Gia đình Ông B luôn giúp đỡ mọi người lúc khó khăn. C. Ông H luôn chăm lo cho gia đình chu đáo, với mọi người ông có thái độ hòa nhã. D. Ông B dạy dỗ các con luôn sống yêu thương giúp đỡ mọi người, không làm những việc sai trái. Câu 31. Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là A. Truyền lại kinh nghiệm làm gốm cho con cháu. B. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu. C. Bỏ nghề làm nón lá chuyển sang nghề làm đẹp. D. Lan cảm thấy xấu hổ về nghề làm bánh cuốn của gia đình. Câu 32. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Có rất nhiều bạn bè. B. Có thêm tiền tiết kiệm. C. Không phải lo về việc làm. D. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh. Câu 33. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là gì? A. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
  7. B. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. C. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí. D. Gia đình văn hóa, có nền nếp gia phong, tôn ti trật tự. Câu 34. Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Qua cầu rút ván. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Vung tay quá chán. D. Có đi có lại mới toại lòng nhau. Câu 35. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiểng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây? A. Phát huy truyền thống gia đình. B. Gia đình văn hóa. C. Tự nhận thức bản thân D. Yêu thương con người. Câu 36. Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì ? A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm. Câu 37. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với tự tin? A. Tự ti. B. Tự chủ. C. Tự trọng. D. Ba phải. Câu 38. Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ? A. V là người không tự tin. B. V là người tiết kiệm. C. V là người nói khoác. D. V là người trung thực.
  8. Câu 39. Biểu hiện của người tự tin là A. không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác. B. chỉ một mình quyết định, không cần hỏi ý kiến ai. C. không cần hợp tác với ai. D. tự đánh giá cao bản thân của mình. Câu 40. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tính tự tin? A. Gió chiều nào xoay chiều ấy. B. Đẽo cày giữa đường. C. Không ngoan đối đáp người ngoài – Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. D. Dù ai nói ngả nói nghiêng – Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. 1C 2D 3B 4C 5D 6A 7B 8D 9C 10A 11A 12D 13A 14B 15C 16D 17A 18A 19B 20A 21A 22C 23A 24C 25B 26A 27A 28C 29B 30A 31A 32D 33B 34B 35A 36C 37B 38A 39A 40D