Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập Tiếng Việt

pptx 4 trang ngohien 22/10/2022 6700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_on_tap_tieng_viet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập Tiếng Việt

  1. NGỮ VĂN 7: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( Câu rút gọn- Câu đặc biệt) I . Câu rút gọn 1. Khái niệm: Là câu có thể lược bỏ số thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ lẫn vị ngữ 2. Mục đích : - Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. - Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người. Ví dụ : * Lời của người mẹ khi nói với hai anh em Thành và Thủy ( trong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài) - Đem chia đồ chơi ra đi! Rút gọn thành phần chủ ngữ làm câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tập trung sự - Lằng nhằng mãi. Chia ra! chú ý của người nghe vào nội dung câu nói. * Khẩu hiệu trong nhà trường: Tiên học lễ, hậu học văn; Kỷ luật, trật tự; Thi đua dạy tốt học tốt là những câu rút gọn thành phần chủ ngữ, Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người 3. Những lưu ý khi rút gọn câu: - Tránh việc hiểu sai nội dung câu nói - Tránh biến câu nói thành câu cộc lốc khiếm nhã
  2. II. Câu đặc biệt 1. Khái niệm - Là câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN 2.Tác dụng: - Nêu thời gian, không gian diễn ra sự việc. - Thông báo sự liệt kê sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng. - Biểu thị cảm xúc. - Gọi đáp. Ví dụ: Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng a. Ôi! đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? ( Phạm Hổ) Ôi, đẹp quá! -> Bộc lộ cảm xúc b. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào ( Nguyễn Tuân) Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An -> Nêu nơi chốn diễn ra sự việc c. Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to: - Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ! ( Trần Hữu Tùng) Ông ơi, ông ơi -> Gọi đáp d. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà út ( Nguyễn Thi) Đình chiến -> Thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng
  3. Bài tập 1,2 sách giáo khoa trang 29 a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức , lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Câu rút gọn: "Có khi được trưng bày trong hòm" "Nghĩa là phải ra sức việc kháng chiến" => Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đó xuất hiện trong câu đứng trước b. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp rang rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! Câu đặc biệt: "Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! => Xác định thời gian (3 câu đầu), bộc lộ cảm xúc (câu 4) c. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sang rọi của một con tàu. Một hồi còi. Câu đặc biệt: "Một hồi còi" => Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật d. Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! Câu đặc biệt: Lá ơi-> để gọi đáp - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. Câu rút gọn:Hãy kể cuộc đời bạn và Bình thường lắm -> làm câu ngắn gọn, tránh lặp từ.
  4. Vận dụng Bài 1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó: “Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ (1). Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô (2). Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả đủ được nợ (3). Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ (4).” Gợi ý: Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. ->Tác dụng: Làm câu gọn hơn và tránh lặp lại từ ngữ đã có (bố mẹ Mị) Bài 2: Trong những trường hợp sau đây, câu đặc biệt dùng để làm gì? a)Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghề. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi. b)Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. c)Có mưa! d)Đẹp quá! Một đàn cò trắng đang bay kìa! Bài 3: Đặt câu đặc biệt và câu rút gọn