Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập phần Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_on_tap_phan_tieng_viet.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập phần Tiếng Việt
- ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
- “Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: - Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt 2 năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi. Người gùi nước nói với cái bình nứt: - Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường.” (Trích “Chiếc bình nứt” – Quà tặng cuộc sống). 1. Phương thức biểu đạt chính của phần trích? 2. Xác định và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang trong phần trích trên?
- I - Ôn tập lý thuyết 1. Các kiểu câu đơn đã học. a. Câu phân loại theo mục đích nói: * Câu nghi vấn: - Dùng để hỏi. - Câu nghi vấn thường chứa các từ nghi vấn như: (ai, bao giờ,ở đâu, bằng cách nào, để làm gì ), kết thúc bằng dấu chấm hỏi. VD: - Thằng Thành, con Thủy đâu ? (Khánh Hoài) * Câu trần thuật: - Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc. Kết thúc bằng dấu chấm. VD:Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. (Khánh Hoài)
- • Câu cầu khiến - Câu cầu khiến thường chứa các từ có ý nghĩa cầu khiến (hãy, đừng, chớ, nên, không nên, ), kết thúc bằng dấu chấm, hoặc chấm than. VD: Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh (Khánh Hoài) * Câu cảm thán: - Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. - Câu cảm thán thường chứa các từ bộc lộ cảm xúc cao (ôi, trời ơi, hỡi ơi ), kết thúc bằng dấu chấm hoặc chấm than. VD: Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay ! ( Phạm Duy Tốn)
- 1- Các kiểu câu đơn đã học: b- Câu phân loại theo cấu tạo: * Câu bình thường: - Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. VD: Hôm qua, lớp em/đi lao động. CN VN * Câu đặc biệt: - Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. VD: Gió. Mưa. Não nùng (Nguyễn Công Hoan)
- 2. Các dấu câu đã học: a- Dấu chấm: Dùng để kết thúc câu ( câu trần thuật, cầu khiến, hoặc cảm thán). VD: Lan đang học bài. b- Dấu phẩy : Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, giữa các từ có cùng chức vụ trong câu, giữa một từ và bộ phận chú thích của nó, giữa các vế của một câu ghép. VD: Hôm qua, lớp em đi lao động.
- c- Dấu chấm lửng: Được dùng để: - Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. VD: Cơm, áo,vợ, con, gia đình bó buộc y. (Nam Cao) d- Dấu chấm phẩy: Được dùng để : - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp; VD: Cốm không phải là thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ (Thạch Lam)
- đ- Dấu gạch ngang + Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; + Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; + Nối các từ trong một liên danh.
- 3- Các phép biến đổi câu 3.1 Thêm, bớt thành phần câu a. Rút gọn câu: Câu rút gọn là câu mà thành phần chính đã bị lược bỏ nhưng có thể khôi phục nhờ văn cảnh. - Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao. (“Khát vọng” – Phạm Minh Tuấn) b. Mở rộng câu * Thêm trạng ngữ - Dịch bệnh có thể bùng phát vì sự thiếu ý thức. * Dùng cụm C - V để mở rộng câu: Dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ. - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (Hoài Thanh)
- 4. Các phép tu từ cú pháp a. Điệp ngữ - Là việc lặp đi lặp lại những từ ngữ nhằm dụng ý nghệ thuật nhất định. “Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Người không còn để dại khôn Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm” (“Trở về với mẹ ta thôi” – Đồng Đức Bốn)
- 3. Các phép tu từ cú pháp b. Liệt kê - Là việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. “Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm từ cánh cò rất trắng ” (“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh)
- 1.Trong các trường hợp sau, trường hợp nào sử dụng dấu gạch nối? A.Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay. B. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh. C. Hà Nội – Huế – Sài Gòn là tên của một chương trình ca nhạc. D. Anh ấy là cầu thủ của đội bóng quốc gia I-ta-li-a.
- Trong những câu in đậm dưới dây, đâu là câu rút gọn, đâu là câu đặc biệt, vì sao? a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
- b) – Chị gặp anh ấy bao giờ ? - Một đêm mùa xuân. a, Câu đặc biệt. b, Câu rút gọn.
- Viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ về bản lĩnh. Trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một câu rút gọn.
- Viết một đoạn văn nói về ý nghĩa của việc vượt qua nghịch cảnh. Trong đó sử dụng các dấu câu vừa học.
- Phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn trích sau: “Bao giờ cho đến mùa thu trái hồng, trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho đến tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao” (“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)
- Bài về nhà Viết một bài nghị luận khoảng hai trang giấy, nói lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tự giác trong bối cảnh chúng ta phải đối phó với dịch bệnh.
- CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CÙNG KHÁM PHÁ! Chúc giờ học Ngữ Văn của chúng ta hôm nay để lại nhiều cảm xúc đẹp!