Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề: Tình yêu quê hương trong một số bài thơ Đường

pptx 69 trang ngohien 22/10/2022 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề: Tình yêu quê hương trong một số bài thơ Đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_chuyen_de_tinh_yeu_que_huong_trong_m.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề: Tình yêu quê hương trong một số bài thơ Đường

  1. Thi đọc thơ - GV chia lớp thành 2 nhóm, thi đọc những bài thơ về chủ đề: Nỗi nhớ quê hương mà các thành viên đã sưu tầm được (Nhiệm vụ đã giao từ buổi trước) - Nhóm nào đọc hay hơn, diễn cảm hơn và nêu được những biểu hiện nỗi nhớ quê hương trong từng văn bản sẽ được cộng điểm.
  2. CHUYÊN ĐỀ Tình yêu quê hương trong một số bài thơ Đường (Chương trình Ngữ văn 7)
  3. I. Tìm hiểu chung
  4. 4 nhóm trình bày phần tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm (bằng sơ đồ tư duy) đã đc giao nhiệm vụ ở nhà. Nhóm 1: Tác giả Lý Bạch Nhóm 2: Tác giả Hạ Tri Chương Nhóm 3: Tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” Nhóm 4: Tác phẩm “Hồi hương ngẫu thư” - Hoàn cảnh sáng tác - Hoàn cảnh sáng tác - Thể thơ - Thể thơ - Nội dung - Nội dung - Bố cục - Bố cục ➔ So sánh đối chiếu để thấy điểm chung và điểm riêng của 2 tác phẩm
  5. Lí Bạch (701 - 762) Là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường Được mệnh danh là Thi Tiên Giai thoại:
  6. Hạ Tri Chương ( 賀知章; 659 - 744) Là một nhà thời Đường Là bạn vong niên với Lý Bạch Giai thoại:
  7. Hoàn cảnh sáng tác: Khi tác giả sống tha hương trong cảnh li loạn. TĨNH DẠ TỨ Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt (cổ thể) Nội dung: Bố cục: - 2 câu thơ đầu: Cảnh đêm thanh tĩnh - 2 câu thơ sau: Tâm trạng của tác giả
  8. HCST: Viết khi tác giả về quê sau 50 năm xa cách (lúc đó nhà thơ 86 tuổi) HỒI HƯƠNG "Ngẫu nhiên viết" chứ không NGẪU THƯ phải tình cảm được bộc lộ một Nhan cách ngẫu nhiên. đề Từ "ngẫu" không làm giảm giá trị của bài thơ mà còn làm tăng ý nghĩa của bài lên gấp bội. Nguyên tác: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể loại Dịch thơ: Thể thơ lục bát.
  9. II. Đọc hiểu văn bản
  10. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) _Lí Bạch_
  11. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) 靜夜思 (nguyên văn chữ Hán) 床前明月光, 疑是地上霜。 舉頭望明月, 低頭思故鄉。 Tĩnh dạ tứ (Phiên âm) Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương.
  12. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) • Dịch nghĩa Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. • Dịch thơ Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
  13. Phiếu bài tập Đọc văn bản Tĩnh dạ tứ và hoàn thiện phiếu sau a. Thời gian được miêu tả bằng những từ nào trong văn bản? . b. Theo em, thời gian trong văn bản có thể gợi lên tâm trạng gì của một người xa quê? . c. Theo em, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? . d. Em đã bao giờ xa nhà, xa quê hương chưa? Hãy hình dung và kể lại tâm trạng của mình khi đó. .
  14. Phiếu bài tập a. Thời gian được miêu tả bằng những từ nào trong văn bản? Trăng sáng, sương ➔ Ban đêm b. Theo em, thời gian trong văn bản có thể gợi lên tâm trạng gì của một người xa quê? Nhớ quê c. Theo em, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Nỗi buồn nhớ cố hương của Lý Bạch d. Em đã bao giờ xa nhà, xa quê hương chưa? Hãy hình dung và kể lại tâm trạng của mình khi đó. .
  15. Vài vần thơ với chủ đề "Vọng nguyệt hoài hương" 1, Lộ tòng kim dạ bạch Nguyệt thị cố hương minh. (Sương từ đêm nay trắng xoá Trăng là ánh sáng của quê nhà) (Đỗ Phủ - Được thư em Xá) 2, Cộng khan minh nguyệt ưng thuỳ lệ Nhất phiến hương tâm ngũ xứ đồng. (Xem trăng sáng, có lẽ cùng rơi lệ Một mảnh tình quê, năm anh em ở năm nơi đều giống nhau) (Bạch Cư Dị- Từ Hà Nam trải cơn li loạn)
  16. 1. Hai câu thơ đầu Sàng tiền minh nguyệt quang (Ánh trăng sáng đầu giường, Nghi thị địa thượng sương Ngỡ mặt đất phủ sương.) Tĩnh của cảnh vật - Mối quan hệ giữa cái tĩnh và cái động Động: sự xao động của tâm hồn (nỗi nhớ quê hương)
  17. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương (Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ mặt đất phủ sương.) Thay thế sàng thành án, trác vẫn miêu tả được vẻ đẹp của ánh trăng nhưng không bộc lộ được cảm xúc tác giả. Từ ngỡ cho thấy trạng thái lúc đó của tác giả nửa tỉnh nửa mơ Không thay thế từ khác
  18. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương (Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ mặt đất phủ sương.) Bằng ngôn ngữ cô đọng, súc tích, hai câu thơ đầu đã miêu tả được vẻ đẹp của trăng trong đêm thanh tĩnh và tâm trạng thao thức của thi nhân.
  19. 2. Hai câu thơ sau Cử đầu vọng minh nguyệt (Ngẩng đầu ngắm trăng sáng Đê đầu tư cố hương Cúi đầu nhớ cố hương.) Tĩnh của cảnh vật - Mối quan hệ giữa cái tĩnh và cái động Động: sự xao động của tâm hồn (nỗi nhớ quê hương)
  20. – Cử / đầu / vọng / minh / nguyệt ĐT DT ĐT TT DT – Đê / đầu / tư / cố / hương. ĐT DT ĐT TT DT → Cặp sóng đôi: Cảnh – tình, Trăng – quê. - Nghệ thuật đối: Cử >< Đê ➔ Tình yêu quê hương sâu nặng và nỗi nhớ nhà da diết.
  21. Sơ đồ hóa mạch cảm xúc của thi nhân Nguyệt (trăng) Vọng nguyệt hoài hương Nghi Cử Đê Tư (ngỡ) (ngẩng) (cúi) (nhớ) Cố Sương hương
  22. Hình ảnh thiên nhiên đẹp  Từ ngữ giản dị, tự nhiên, tinh luyện, trong đêm thanh tĩnh cùng  Xây dựng hình ảnh gần gũi. với tình yêu thiên nhiên, nỗi  Ý thơ ngắn gọn, hàm súc, cô đọng nhớ quê hương da diết của và chứa đầy nỗi niềm. một vị khách xa xứ. Nghệ thuật 3. Tổng kết
  23. Bài tập: Hãy nối yếu tố Hán Việt trong bài thơ " Tĩnh dạ tứ " với ý nghĩa biểu đạt của yếu tố đó 1. Tĩnh a/ Ánh sáng b/ Nhớ, lo nghĩ 2. Vọng c/ Trông từ xa 3. Quang d/ Đêm 4. Tư e/ Im lặng, yên tĩnh
  24. Trò chơi: Vọng nguyệt Nhà thơ Lí Bạch đang muốn ngắn trăng nhưng trăng bị che lấp bởi những đám mây, em hãy giúp nhà thơ ngắm trăng bằng cách trả lời đúng các câu hỏi nhé!
  25. Bài thơ Tĩnh dạ tứ thuộc thể thơ nào? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Tự do D. Lục bát
  26. Thể thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ cùng thể thơ với bài nào sau đây ? A. Qua đèo Ngang B. Bài ca Côn Sơn C. Sông núi nước Nam D. Phò giá về kinh
  27. Nhà thơ Lý Bạch là một ? A. Nhà thơ nổi tiếng thời Tống B. Nhà thơ nổi tiếng thời Đường C. Nhà thơ nổi tiếng thời Hán D. Nhà thơ nổi tiếng thời Thanh
  28. Câu 3 và 4 trong bài Tĩnh dạ tứ thuộc sử dụng BPNT nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Đối lập
  29. Ý nào nói không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tĩnh dạ tứ? A. Lời thơ cô đọng, từ ngữ trau chuốt mượt mà, hình ảnh so sánh độc đáo. B. Lời thơ cô đọng, hàm súc, từ ngữ giản dị mà tinh luyện C. Sử dụng phép đối rất chỉnh. D. Rút gọn chủ ngữ trong các câu thơ, tạo nên sức khái quát lớn.
  30. Phương thức biểu đạt chủ yếu trong bài thơ "Tĩnh dạ tứ" là gì ? A. Tả cảnh ngụ tình B. Tự sự C. Biểu cảm D. Miêu tả
  31. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ "Tĩnh dạ tứ" là gì ? A. Tình yêu thiên nhiên B. Tình bạn tri kỷ tri âm C. Tình yêu quê hương D. Tình yêu đất nước
  32. Bài thơ Tĩnh dạ tứ viết theo vần: A. Câu 1 vần câu 3 B. Câu 2 vần câu 3 C. Câu 2 vần câu 4 ở tiếng cuối vần chân
  33. Trong văn bản có: A. 1 cặp từ trái nghĩa B. 2 cặp từ trái nghĩa C. 3 cặp từ trái nghĩa D. 4 cặp từ trái nghĩa
  34. Trong văn bản Tĩnh dạ tứ có sử dụng . động từ. A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ D. 4 động từ
  35. CÙNG CHIA SẺ Với lứa tuổi hs, chưa bao giờ xa quê hương, em có hiểu được tâm trạng của nhà thơ? Có thêm suy nghĩ, tình cảm, liên hệ gì cho cuộc sống của mình?
  36. Hướng dẫn tự học Học thuộc bài thơ + Phần ghi nhớ. Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học Làm BT : Qua “Vọng Lư Sơn bộc bố” và “Tĩnh dạ tứ”, em hiểu gì về tâm hồn và tài năng của nhà thơ Lý Bạch. Soạn bài : Hồi hương ngẫu thư
  37. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương -
  38. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) 回鄉偶書 少小離家老大迴, 鄉音無改鬢毛摧。 兒童相見不相識, 笑問客從何處來。 Hồi hương ngẫu thư Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
  39. Dịch nghĩa Tuổi trẻ ra đi, già mới về, Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết. Trẻ con trông thấy, không nhận ra, Cười hỏi, khách từ phương nào đến? Dịch thơ
  40. 1. Hai câu thơ đầu Trong 2 câu đầu, tác Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi, giả đã sử dụng biện Hương âm vô cải, mấn mao tồi. pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? (Tuổi trẻ ra đi, già mới về, Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết.)
  41. Thiếu tiểu li gia > < tồi NGHỆ THUẬT ĐỐI THUẬT NGHỆ Đối cú pháp Mỗi vế câu là một cụm C-V
  42. NGHỆ THUẬT ĐỐI Thay đổi: Không thay đổi: - Tuổi tác Giọng nói quê - Vóc dáng hương - Mái tóc Khách quan Chủ quan
  43. Bác Hồ về thăm quê năm 1957, sau 50 năm xa quê hương.
  44. Giữ gìn tiếng nói quê hương + Dùng tiếng nói của quê hương khi giao tiếp với người trongTheogia emđình, cầndòng giữhọ, gìncùng quê → Gần gũi, trân trọng đối với nguồn gốc của mình giữ được bảntiếngsắc nóicủa củaquê quêhương . hương như thế nào? + Khi giao tiếp ngoài xã hội nên nói tiếng phổ thông → Dễ giao tiếp và thể hiện sự văn minh lịch sự khi giao tiếp. + Không quá lạm dụng ngoại ngữ làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt. + Giữ gìn tiếng nói của quê hương cũng chính là giữ gìn tiếng nói của Dân tộc. ➔ Yêu quý tiếng quê - giữ gìn tiếng mẹ đẻ là một biểu hiện cụ thể và sâu sắc của tình yêu quê hương đất nước.
  45. NGHỆ THUẬT ĐỐI Thay đổi: Không thay đổi: - Tuổi tác Giọng nói quê - Vóc dáng hương - Mái tóc Khách quan Chủ quan Tình yêu quê hương sâu nặng, thắm thiết
  46. Cùng chia sẻ Tưởng tượng một ngày em xa quê trở về, mọi người không còn nhận ra em nữa, cảm giác lúc đó của em sẽ như thế nào?
  47. Khách ở chốn nào lại chơi?
  48. 2. Hai câu thơ cuối Trong 2 câu cuối, Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, tác giả đã sử dụng Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai? BPNT nào? Tác dụng? Trẻ con trông thấy, không nhận ra, Cười hỏi, khách từ phương nào đến?
  49. Sau 50 năm xa cách, Bác Hồ về Sau 50 năm xa cách, Hạ Chi thăm quê ở Nam Đàn, Nghệ An Trương về quê → Trở thành khách (1957) trong niềm hân hoan của bà lạ của mọi người trên chính quê con xóm làng hương của mình
  50. Nghệ thuật: Sử dụng câu hỏi tu từ, điệp từ, đối Tình huống: Đám trẻ con vô tư hỏi khách ở nơi nào đến? Tâm trạng: Hụt hẫng, buồn đau, ngậm ngùi, xót xa ➔ Nhà thơ trở thành “khách lạ” ngay chính quê hương của mình
  51. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?
  52. 3. Tổng kết Nghệ thuật Biểu cảm kết hợp tự sự Nghệ thuật đối rất chỉnh. và miêu tả. Ngôn ngữ mộc mạc Tình huống bất ngờ, độc giản dị. đáo.
  53. 3. Tổng kết Nội dung Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ.
  54. HD tự học Tìm đọc văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy và cho biết bài thơ có được xếp vào chủ đề Vọng nguyệt hoài hương (Ngắm trăng nhớ quê) không? Nhận xét về nét tương đồng 1 trong tâm trạng của Nguyễn Duy và Lý Bạch trong văn bản Tĩnh dạ tứ Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về nhà thơ Đỗ Phủ và chuẩn bị một bài giới thiệu về tác giả: - Nội dung: Tiểu sử, giai thoại, 1 bài thơ, của Đỗ Phủ 2 mà em thấy thú vị. - Hình thức: Sử dụng phần mềm pp để thuyết trình/ trình bày trên phần mềm Word, chèn hình ảnh, in màu để tạo thành cuốn sách về Đỗ Phủ
  55. Tạm biệt các em