Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 28, 29, 30: Thực hành đọc hiểu văn bản thơ

pptx 29 trang Linh Nhi 31/12/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 28, 29, 30: Thực hành đọc hiểu văn bản thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_canh_dieu_tiet_28_29_30_thuc_hanh_doc_hi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 28, 29, 30: Thực hành đọc hiểu văn bản thơ

  1. I. ÔN TẬP VỀ THƠ 1. Khái niệm - Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Thơ còn trở nên hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ.
  2. 2. Tình cảm, cảm xúc trong thơ - Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời. - Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính vì thế, người đọc đến với thơ để tìm sự đồng cảm, chia sẻ. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.
  3. 3. Hình ảnh trong thơ - Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên, ) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ. 4. Nhịp thơ - Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân cha trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ.
  4. II. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “QUÊ HƯƠNG” 1. Tác giả Tế Hanh (1921-2009) - Sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. - Là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào “Thơ mới”. - Thơ ông thấm đượm tình yêu quê hương và niềm khao khát thống nhất Tổ quốc. - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời thơ Tế Hanh. - Thơ Tế Hanh dễ đi vào lòng người bởi cảm xúc chân thành mà tinh tế, thiết tha; lời thơ giản dị, giàu hình ảnh; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng. - Tác phẩm chính: Hoa niên (1945), Gửi Miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966)
  5. 2. Bài thơ “Quê hương” a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác - “Quê hương” được rút trong tập “Nghẹn ngào”, sau này in ở tập Hoa niên (1945) - Bài thơ sáng tác năm 1939, là bài thơ mở đầu cho nguồn cảm hứng viết về quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
  6. b. Hình thức của văn bản - Thể thơ: thơ tám chữ (8 tiếng) - Phương thức biểu đạt: biểu đạt (kết hợp với miêu tả, tự sự) - Đề tài: Quê hương - Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn. + 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê + 6 câu tiếp: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá + 8 câu tiếp: Cảnh thuyền đánh cá trở về bến + 4 câu còn lại: Tấm lòng của nhà thơ khi xa quê
  7. c. Giá trị nội dung - Bài thơ vẽ lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống lao động, sinh hoạt của một làng chài miền Trung đẹp đẽ, nên thơ, vừa chân thực, vừa lãng mạn. - Qua đó, nhà thơ bày tỏ tấm lòng của mình với quê hương: yêu thương, gắn bó, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi làng chài; nỗi nhớ nhung da diết khi phải xa cách quê hương. - Bài thơ đem đến thông điệp về tình yêu quê hương- cội nguồn yêu thương trong lòng mỗi người.
  8. d. Giá trị nghệ thuật - Hình ảnh thơ sáng tạo với những liên tưởng, so sánh độc đáo. - Ngôn ngữ trong sáng, bay bổng, đầy cảm xúc. - Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
  9. II. LUYỆN ĐỀ Đề số 1: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. [ ] (Trích Quê hương – Tế Hanh)
  10. Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? - Thể thơ 8 chữ. - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã giới thiệu về quê hương của mình qua những thông tin nào? * Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã giới thiệu về quê hương của mình qua những thông tin: - Nghề nghiệp truyền thống của quê hương: nghề đánh cá (chài lưới). - Vị trí của làng: bao bọc bởi nước sông, đi thuyền nửa ngày xuôi sông ra tới biển.
  11. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. - Biện pháp tu từ: HS chỉ ra một trong các biện pháp sau: + Phép so sánh: So sánh "chiếc thuyền" với "con tuấn mã" (so sánh một vật cụ thể, hữu hình với một vật cụ thể, hữu hình khác) ; so sánh "cánh buồm" với "mảnh hồn làng" (so sánh một vật cụ thể, hữu hình với một vật trừu tượng, vô hình). + Phép nhân hóa: Cánh buồm – rướn thân trắng thâu góp gió
  12. - Tác dụng: + Giúp đoạn thơ trở nên giàu hình ảnh, sinh động, gợi hình, gợi cảm; + Làm nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống, khí thế hăm hở, dũng mãnh, hào hùng của con thuyền khi ra khơi; vẻ đẹp và ý nghĩa thiêng liêng của cánh buồm với làng chài – nơi kết tụ linh hồn của làng, là biểu tượng của người dân làng chài. + Thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, sự gắn bó với cuộc sống làng chài của nhà thơ.
  13. Câu 4. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương. * Về hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng khoảng 5-7 câu; đúng chính tả và ngữ pháp. * Về nội dung: Vai trò của tình yêu quê hương - Tình yê u quê hương là tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào, gắn bó sâu sắc, châ n thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lê n. - Vai trò của tình yêu quê hương: + Tình yêu quê hương là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng. + Tình yêu quê hương giúp cho mỗi người bồi đắp tình cảm cao đẹp, thiêng liêng như yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu gia đình, người thân. + Tình yêu quê hương là điểm tựa tinh thần giúp ta mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thử thách; giúp mỗi người có ý thức tích cực học tập, rèn luyện, lao động, sống tốt, sống đẹp, thành công, hạnh phúc. + Tình yêu quê hương giúp gắn kết cộng đồng, góp phần bảo vệ, giữ gìn, xâ y dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
  14. - Vai trò của tình yêu quê hương: + Tình yêu quê hương là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng. + Tình yêu quê hương giúp cho mỗi người bồi đắp tình cảm cao đẹp, thiêng liêng như yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu gia đình, người thân. + Tình yêu quê hương là điểm tựa tinh thần giúp ta mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thử thách; giúp mỗi người có ý thức tích cực học tập, rèn luyện, lao động, sống tốt, sống đẹp, thành công, hạnh phúc. + Tình yêu quê hương giúp gắn kết cộng đồng, góp phần bảo vệ, giữ gìn, xâ y dựng và phát triển đât́ nước ngày càng giàu mạnh.
  15. Đề số 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ ngọt bùi, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen nhỏ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Một ngọn lửa chứa niềm tin dai (Theo Bằng Việt, Bếp lửa, NXB Văn dẳng học, 1995)
  16. Câu 1. Đoạn thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai? - Đoạn thơ là lời của người cháu, nói về người bà của mình.
  17. Câu 2. Nêu ý nghĩa của những câu thơ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng * Ý nghĩa của những câu thơ: Nói về phẩm chất đáng quý của người bà: “Rồi .dai dẳng ” - Bà vẫn kiên trì, kiên nhẫn nhen nhóm, xây dựng lại những thứ mất mát trong chiến tranh. - Trong lòng bà vẫn luôn chứa ngọn lửa của niềm tin, hy vọng và tình yêu thương. Ngọn lửa của tình yêu thương, đức tính can trường, vững vàng là ngọn lửa không thể dập tắt.
  18. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp trong những câu thơ sau: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ - Phép điệp từ “nhóm” - Tác dụng của phép điệp: + Nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của bếp lửa của bà. + Cho thấy tình cảm thương yêu, biết ơn của cháu dành cho người bà kính yêu. + Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động; tạo giọng điệu uyển chuyển, tha thiết; tăng tính liên kết giữa các câu thơ.
  19. Câu 4. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình. * Về hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng khoảng 5-7 câu; đúng chính tả và ngữ pháp. * Về nội dung: Vai trò của tình cảm gia đình: - Tình cảm gia đình là sự quan tâm, yêu thương của những người trong gia đình dành cho nhau đó là tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em.
  20. - Ý nghĩa của tình cảm gia đình: + Gia đình là môi trường sinh thành và nuôi dưỡng ta khốn lớn. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm gắn bó giúp nuôi dưỡng tâm hồn, là nền tảng hình thành nhân cách của mỗi người. + Tình cảm gia đình là điểm tựa tinh thần, giúp cho mỗi người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. + Tình cảm gia đình là cơ sở để hình thành nên những tình cảm to lớn hơn như tình yêu quê hương, đất nước.
  21. Đề bài 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
  22. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương có ai không nhớ (Trích Quê hương - Đỗ Trung Quân)
  23. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? - PTBĐ chính: Biểu cảm. Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. - Phép so sánh: Quê hương – là cầu tre nhỏ, là hương hoa đồng nội, là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, là vàng hoa bí, là hồng tím giậu mồng tơi, là màu trắng tinh khôi hoa sen; quê hương chỉ một như là chỉ một mẹ thôi. - Phép liệt kê: Quê hương là cầu tre nhỏ, hương hoa đồng nội, vòng tay ấm, đêm trăng tỏ, - Phép điệp cấu trúc câu: Quê hương là ; là
  24. *Tác dụng: - Phép so sánh/ liệt kê: + Nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương gắn với những hình ảnh gần gũi, bình dị trong tâm hồn mỗi người. + Cho thấy tình yêu, sự gắn bó với quê hương của nhà thơ; + Nhắn nhủ với người đọc cần biết trân trọng, yêu quý và gắn bó với quê hương. + Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
  25. - Hoặc phép điệp cấu trúc câu: + Nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương gắn với những hình ảnh gần gũi, bình dị trong tâm hồn mỗi người. + Cho thấy tình yêu, sự gắn bó với quê hương của nhà thơ; + Nhắn nhủ với người đọc cần biết trân trọn, yêu quý và gắn bó với quê hương. + Tạo giọng điệu uyển chuyển, tha thiết; tăng liên kết giữa các câu thơ, các khổ thơ.
  26. Câu 3. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương? - Tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương: Yêu mến, tự hào, gắn bó với vẻ đẹp của quê hương.
  27. Câu 4. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ tình cảm của em với quê hương đất nước? * Về hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng khoảng 5-7 câu; đúng chính tả và ngữ pháp. * Về nội dung: Tình cảm với quê hương, đất nước: - Quê hương, đất nước hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa cao cả. - Tình cảm với quê hương, đất nước: Yêu quê hương, gắn bó với quê hương; đóng góp sức lực tài năng để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
  28. 4. Giao nhiệm vụ về nhà * Bài vừa học: - Ôn tập kĩ lý thuyết. - Hoàn thành các đề. * Bài của tiết sau: - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt: số từ, phó từ, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.