Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 22, 23, 24: Thực hành đọc hiểu truyện ngắn và truyện vừa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 22, 23, 24: Thực hành đọc hiểu truyện ngắn và truyện vừa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_7_canh_dieu_tiet_22_23_24_thuc_hanh_doc_hi.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 22, 23, 24: Thực hành đọc hiểu truyện ngắn và truyện vừa
- I. Ôn tập truyện ngắn Truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của Truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn. Bởi truyện ngắn được viết ra để đọc liền một mạch. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác (các loại truyện kể dân gian cũng có độ dài tương đương với truyện ngắn). Hình hài của truyện ngắn hiện đại như ta thấy hiện nay là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại. trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
- II. Thực hành đọc hiểu văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần - Sinh năm 1972, quê ở Tân Thiện- Hàm Tân – Bình Thuận. - Là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam. -Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần được sáng tác bằng cái nhìn hồn nhiên và ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng những nắm bắt tinh tế, những phát hiện ngộ nghĩnh nhưng có sức gợi lớn. Những trang viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần trong trẻo, thân thương, tươi sáng, ấm áp và đầy chất thơ. Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Thuần, thế giới quen thuộc bỗng hiện lên mới mẻ, tinh khôi như mới sinh thành.
- - Tác phẩm chính: Một thiên nằm mộng (2001); Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (2003); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2004), b. Tác phẩm * Xuất xứ - Được trích từ một truyện dài cùng tên dành cho thiếu nhi xuất bản năm 2004. - Tác phẩm đã giành được giải thưởng Peter Pan, Giải thưởng của Uỷ ban Quốc tế về sách dành cho thiếu nhi tại Thuỵ Điển năm 2008. Tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
- Ninh Thị Ánh Dương-0971622699-Trường liên cấp Sputnik-Thanh Xuân-HN * Nhan đề “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”: gợi ra cách nhìn nhận vạn vật xung quanh không chỉ bằng đôi mắt mà bằng cả tâm hồn. Khi đó, ta sẽ khám phá ra vô vàn những điều thú vị. *Thể loại : truyện vừa *Nhân vật: nhân vật “tôi” – người con; người bố; thằng Tí
- *Tóm tắt văn bản: Hàng ngày, người cha dẫn con ra vườn hoa với nhiều loại hoa và hai cha con cùng nhau tưới hoa. Người cha đố con về tên các loài hoa, nhắm mắt ngửi hoa mà nói đúng tên hoa và cùng nhau chơi các trò trốn tìm. Người con dần quen và hiểu rõ từng loài hoa trong vườn đến mức nhắm mắt, đóng cửa sổ mà vẫn cảm nhận hương hoa đang lan tỏa như thế nào.
- *Ngôi kể: ngôi thứ nhất * Bố cục: 2 phần Phần 1: Từ đầu “Bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới”: Những trò chơi và bài học mà người bố dạy con. Phần 2: Còn lại: Trải nghiệm vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - điều bí mật của nhân vật “tôi” .
- 2. Giá trị nội dung - Thông qua những trải nghiệm của một cậu bé với người bố của mình, văn bản đã mở ra cho người đọc, đặc biệt là trẻ thơ một thế giới trong trẻo với những khám phá đầy bất ngờ. - Qua đó, nhà văn gửi gắm những thông điệp có ý nghĩa chung với mọi người: + Cần trân trọng, biết ơn những món quà người khác tặng cho mình, dù là món quà lớn hay nhỏ. Đó là tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình. + Hãy cảm nhận thế giới xung quanh ta bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.
- 3. Giá trị nghệ thuật Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Ngôn ngữ: mộc mạc, tự nhiên, chân thành. → Dễ đi vào chiều sâu tâm hồn con người, đặc biệt là trẻ thơ. - Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật khác,
- III. Ôn tập truyện vừa Truyện vừa là thể loại tự sự cỡ trung bình, xét về dung lượng, đứng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn. Do chỗ giống nhau về phương pháp xây dựng điển hình cũng như hình thức biểu hiện nên ranh giới giữa truyện vừa và tiểu thuyết rất dễ lẫn lộn. Chẳng hạn A Q chính truyện, Xung kích, Ông già và biển cả có người gọi là tiểu thuyết, có người chỉ cho là truyện vừa.
- IV. Thực hành đọc hiểu văn bản “Người thầy đầu tiên” I. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp (1928-2008) - Là nhà văn Cư-rơ-gư-dơ-xtan, một nước cộng hòa ở vùng trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. - Ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học từ năm 1952, khi ông còn là sinh viên. - Đề tài chủ yếu trong tác phẩm của ông: cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-dơ-xtan. - Lỗi viết của Ai-tơ-ma-tốp cô đọng, hàm súc, có nhiều cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện. - Một số tác phẩm như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng, Và một ngày dài hơn thế kỉ,
- b. Tác phẩm “Người thầy đầu tiền” * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm cùng tên kể về bức thư bà viện sĩ An-tư-nai gửi cho người hoạ sĩ đồng hương kể thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò. *PTBĐ chính: Tự sự ( kết hợp miêu tả, biểu cảm) * Cốt truyện: - Nhân vật: người hoạ sĩ, bà viện sĩ An-tư-nai, thầy giáo Đuy-sen.
- - Những sự việc chính: + Người hoạ sĩ kể về hoàn cảnh bà viện sĩ An-tư-nai gửi bức thư đặc biệt cho anh. + Trong bức thư, bà viện sĩ An-tư-nai kể lại những kỉ niệm trong quá khứ về người thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò. + Đọc xong bức thư, người hoạ sĩ bày tỏ nhhững băn khoăn, trăn trở về bức tranh dang dở dành tặng người thầy đầu tiên của làng.
- * Bố cục đoạn trích: 4 phần Phần Người kể chuyện – ngôi kể Ý chính Phần 1 Người hoạ sĩ Giới thiệu hoàn cảnh bà An-tư-nai viết thư cho (ngôi thứ nhất) người hoạ sĩ Phần 2 Bà viện sĩ An-tư-nai Nội dung bức thư: Kể về người thầy giáo Đuy- (ngôi thứ nhất) sen hết lòng vì học sinh và tình cảm của An-tư- Phần 3 Bà viện sĩ An-tư-nai nai dành cho thầy: (ngôi thứ nhất) + P2: Cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa thầy giáo Đuy-sen và An-tư-nai cùng đám trẻ con. + P2: Tình cảm thầy trò cảm động Phần 4 Người hoạ sĩ Băn khoăn, trăn trở của người hoạ sĩ về bức (ngôi thứ nhất) tranh dành cho Người thầy đầu tiên của làng.
- ➔Tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện ở các phần của đoạn trích: khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.
- 2. Giá trị nghệ thuật: + Sử dụng ngôi kể thứ nhất. Có sự thay đổi người kể giữa các phần, để nổi bật hình ảnh thầy Đuy-sen và tình cảm An-tư-nai. + Lối viết hấp dẫn, thú vị. + Khắc họa nhân vật giản dị, gần gũi. Được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, tính cách.
- 3. Giá trị nội dung: + Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả. + Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trò cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.
- VI. Luyện đề đọc hiểu ngữ liệu về truyện vừa cùng chủ đề ngoài SGK Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ [ ] Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách. Thầy luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cái giận, gắt gỏng với chúng tôi. Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run.
- Các cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng thầy là một trong số những hoạ sĩ học khoá đầu tiên của TrườngCao đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Bạn học của thầy, hầu hết đều đã trở thành những hoạ sĩ tên tuổi, có người nổi tiếng cả ở nước ngoài, riêng thầy Bản chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.
- Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa hoặc cảnh lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hon cả là những câu chuyện của thầy. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ.
- Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển sách của các bậc danh hoạ. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi nhưng chẳng mấy ai biết tên hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản. (Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 178 – 180)
- Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích. Câu 2. Tìm một số chi tiết miêu tả trang phục của thầy giáo dạy vẽ. Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về nhân vật? Câu 3. Tìm số từ trong câu sau và giải thích ý nghĩa của số từ đó: Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ Câu 4. Nhân vật “tôi” có cảm nhận như thế nào vè tính cách của thầy giáo dạy vẽ? Qua đó, em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật “tôi”dành cho thầy giáo dạy vẽ của mình?
- Gợi ý làm bài Câu 1: Ngôi kể: ngôi thứ nhất Câu 2: - Một số chi tiết miêu tả trang phục của thầy giáo dạy vẽ: Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách. - Qua những chi tiết đó, có thể thấy thầy giáo dạy vẽ là một thầy giáo nghèo, giản dị nhưng rất nghiêm túc, cẩn thận.
- Câu 3: Câu văn: “Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ” - Số từ mười bảy (mười bảy năm) chỉ số lượng xác định; số từ Năm (lớp Năm) chỉ thứ tự của sự vật.
- Câu 4: *Nhân vật “tôi” có những cảm nhận về thầy giáo của mình: - Cảm nhận trực tiếp về thầy: + Thái độ của thầy với học trò: luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu, chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng với chúng tôi. + Cách thầy làm việc: chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run;
- + Thái độ của thầy khi dạy học trò: thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho học trò từng li từng tí cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. - Những câu chuyện thú vị của thầy và gian gác hẹp nơi thầy ở: thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ; gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh, * Qua những chi tiết đó, người đọc có thể cảm nhận thấy tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho thầy giáo dạy vẽ của mình: yêu quý, kính trọng, ca ngợi tấm lòng của thầy dành cho học trò.
- V. Luyện đề đọc hiểu ngữ liệu về truyện ngắn cùng chủ đề ngoài SGK Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc.
- Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. [ ]
- Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!
- Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)
- Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó. Câu 3.Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào? Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc? Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).
- Gợi ý trả lời Câu 1: Ngôi kể thứ nhất. Câu 2: Số từ trong câu là “vài” (Đây là số từ chỉ số lượng không xác định). Đặt câu: - Tôi đã đến Hạ Long vài lần rồi. - Đã vài năm trôi qua, em Mi đã không còn là cô bé hay nhõng nhẽo như trước nữa. Câu 3: Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận
- Câu 4: Câu văn: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. - Thành phần trạng ngữ trong câu là: Sau giờ học ở trường - Chức năng của trạng ngữ: bổ sung ý nghĩa về thời gian. Câu 5: Thông tin “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em Lộc là cậu bé có tính cách cẩn thận, nền nếp, biết quý trọng những đồ dùng học tập.
- Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài - Hình thức: đảm bảo dung lượng số dòng, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành; - Nội dung: Cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? + Cần lắng nghe, tôn trọng bạn và dành thời gian để vun đắp tình bạn. + Biết an ủi, chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn; biết tha thứ những lỗi lầm của nhau. + Góp ý chân thành khi bạn mắc khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ. + Đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau; không tính toán, vụ lợi.
- 4. Giao nhiệm vụ về nhà * Bài vừa học: - Ôn lại lý thuyết. - Hoàn thiện các bài tập vào vở; * Bài của buổi sau: - Chuẩn bị bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.