Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 89+91, Bài 25: Hô hấp tế bào

pptx 26 trang Tố Thương 21/07/2023 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 89+91, Bài 25: Hô hấp tế bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_ti.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 89+91, Bài 25: Hô hấp tế bào

  1. Chẳng phải củi chẳng phải than Mà nuôi được lửa từ ngàn năm xưa Hình hài nào thấy bao giờ Ở đâu mà thiếu lửa chờ chẳng lên Là gì?
  2. Khí gì là khí thải Gây hiệu ứng nóng lên Hạn chế ngay bạn nhé Để cuộc sống vững bền?
  3. Tiết 89-91:BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO
  4. BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO 1. HÔ HẤP TẾ BÀO
  5. HOẠT ĐỘNG NHÓM Quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi sau: 1. Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu? (3đ) 2. Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào là gì?(3đ) 3. Phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ.(3đ)
  6. BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO 1. HÔ HẤP TẾ BÀO - Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ tạo thành cacbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Phương trình hô hấp Glucose + Oxygen → Nước + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt). Lưu ý: ATP tức adenosin triphosphate:là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng. Chỉ có thông qua ATP, tế bào mới sử dụng được thế năng hóa học (hóa năng) cất giấu trong cấu trúc phân tử hữu cơ.
  7. HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN Dựa vào sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào , hãy thảo luận trả lời câu hỏi sau: 1. Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật 2. So sánh cường độ hô hấp của một vận động viên khi thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó?
  8. Glucose + Oxygen → Nước + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt). Vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể sinh vật? Phân giải chất hữu cơ Năng lượng cho Duy trì thân nhiệt các hoạt động sống
  9. Vận động viên Nhân viên văn phòng So sánh cường độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó.
  10. Luyện tập và vận dụng. Câu 1. Quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào? A. Nhiệt năng thành hoá năng. B. Hoá năng thành điện năng. C. Hoá năng thành nhiệt năng. D. Quang năng thành hoá năng. Đáp án C.
  11. Câu 2 . Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng? A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào. B. Đó là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng. C. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen. D. Đó là quá trình chuyển hoá năng lượng rất quan trọng của tế bào. Đáp án A.
  12. THỬ TÀI LÍ GIẢI KHOA HỌC. Khi chúng ta vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng, nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen và giải phóng nhiều khí carbon dioxide, đồng thời nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
  13. BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO 2. MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ Ở TẾ BÀO
  14. Quan sát hình 25.2, đọc SGK. Thảo luận nhóm 4 phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào. Tiêu chí QT tổng hợp QT phân giải Nguyên liệu Sản phẩm Năng lượng Ví dụ
  15. Phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào. Tiêu chí QT tổng hợp QT phân giải Nguyên liệu Các chất đơn giản Các chất hữu cơ phức tạp. Các chất hữu cơ Sản phẩm Các chất đơn giản phức tạp. Năng lượng Tích luỹ năng lượng. Giải phóng năng lượng Ví dụ Quang hợp. Hô hấp tế bào.
  16. 1. Nhận xét mối quan hệ giữa 2 quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào ? 2. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và hô hấp tế bào?
  17. BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO 2. MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ Ở TẾ BÀO - Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào là hai quá trình trái ngược nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.
  18. BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO 3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Nhiệt độ Hàm lượng Nồng độ Nồng độ nước cacbon dioxide oxygen
  19. Bài 25. HÔ HẤP TẾ BÀO (TT)
  20. THẢO LUẬN NHÓM 1. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp tế bào? 2. Hàm lượng nước và cường độ hô hấp có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giải thích. 3. Nồng độ oxygen và carbon dioxide ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây bị ngập úng?
  21. 1. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp tế bào? Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học.
  22. 2. Hàm lượng nước và cường độ hô hấp có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giải thích.
  23. 3. Nồng độ oxygen và carbon dioxide ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây bị ngập úng? - Nồng độ oxygen: oxygen là nguyên liệu của hô hấp nên khi nồng độ oxygen giảm thì cường độ hô hấp giảm. - Nồng độ carbon dioxide: khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp. Khi cây bị ngập úng, rễ cây sẽ bị thiếu oxygen nên không thực hiện được quá trình hô hấp tế bào -* rễ chết và không được phục hồi -* cây chết.
  24. VẬN DỤNG * Hãy vẽ đổ thị thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ và hô hấp tế bào. *VÌ sao trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40 °C)?
  25. DẶN DÒ 1. Học bài, trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK trang 120 2. Đóng vai các chuyên gia, nghiên cứu SGK phần 4 và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 14 vào vở bài tập 3. Hãy tìm hiểu và cho biết tác dụng của một số chất gây ức chế quá trình hô hấp tế bào ở người .