Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

pptx 29 trang Tố Thương 21/07/2023 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_7_sach_chan_troi_sang_tao_b.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

  1. KHỞI ĐỘNG • Xem video
  2. Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của cá?
  3. BÀI 38. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ ĐIỀU HOÀ, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT
  4. NỘI DUNG I. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật II. Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn
  5. I. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật 1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật - GV tổ chức cho HS hoạt động, thông qua kỹ thuật phòng tranh (4 bức tranh ứng với 4 đoạn thông tin trong SGK trang 175) yêu cầu HS nhận biết các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh sản của sinh vật. Sau đó, GV gợi ý và định hướng cho HS thảo luận câu hỏi trong SGK để trả lời câu hỏi H1. H1: Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 38.1, hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật.
  6. Tranh 1 Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong Nhiệt độ quá thấp hạt phấn kém nảy mầm, phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ ống phấn không sinh trưởng; nhiệt độ quá 18oC; khi nhiệt độ tăng quá 30oC, mức sinh cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống sản giảm xuống thậm chí dừng hẳn lại. phấn không bình thường.
  7. Tranh 2 Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm, độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi
  8. Tranh 3 Đối với cây thụ phấn nhờ gió, tốc độ gió vừa phải thuận lợi cho thụ phấn; gió to hạt phấn bị bay mất.
  9. Tranh 4 Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.
  10. 1. Đọc đoạn thông tin ở các bức tranh, hãy nêu một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật. 2. Yếu tố bên trong nào đã tác động đến sinh sản ở sinh vật?
  11.  1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật Yếu tố bên ngoài (môi Yếu tố bên trường): trong: nhiệt độ, độ ẩm, hormone, loài. ánh sáng, gió, thức ăn,
  12. HORMONE LÀ GÌ? Hormone là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong cơ thể; và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.
  13. Nhờ đâu mà quá trình sinh sản ở sinh vật diễn ra định kì? • Quá trình sinh sản ở sinh vật diễn ra bình thường là nhờ các cơ chế điều hoà. Cơ chế điều hoà sinh sản ở sinh vật chủ yếu là điều hoà quá trình sinh giao tử. • Ở thực vật, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của một số hormone, CO2 • ví dụ: hormone florigen kích thích sự ra hoa. Ở động vật, một số hormone do tuyến yên tiết ra có khả năng điều khiển quá trình sinh trứng và tinh trùng.
  14. Tại sao con người lại chủ động tác động lên sinh vật một số yếu tố? Nhằm điều khiển sự sinh sản và đạt được mục đích mong muốn trong trồng trọt, chăn nuôi như trạo ra nhiều con giống trong thời gian ngắn, điều khiển thời gian ra hoa, khả năng đậu quả,
  15. 2. Yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật - GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và thảo luận cặp đôi để xác định các yếu tố kết hợp điều khiển sinh sản ở sinh vật. Sau đó, GV gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các nội dung câu hỏi H3.
  16. 2. Yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật Quan sát Hình 38.1, hãy cho biết con người đã điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật như thế nào? Nhận xét kết quả về tỉ lệ trứng được thụ tinh ở Hình 38.1 và 38.2.
  17.  2. Yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật - Dựa vào một số yếu tố như hormone và yếu tố môi trường, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản của sinh vật nhằm đạt được mục đích về năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng.
  18. II. Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn - GV giao nhiệm vụ nhóm, áp dụng kỹ thuật phòng tranh về 4 bức tranh đại diện cho 4 hình (H38.3-38.6) yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm, xác định yếu tố tham gia vào điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật và thành tựu đạt được trong điều khiển sinh sản. Sau đó, GV gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các nội dung câu hỏi H4, 5.
  19. Tranh 1
  20. Tranh 2
  21. Tranh 3
  22. Tranh 4
  23. 1. Quan sát Hình 38.3, hãy nêu một số biện pháp điều khiển sinh sản ở sinh vật. 2. Quan sát các hình từ Hình 38.3 đến Hình 38.6, hãy nêu những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong chăn nuôi, trồng trọt.
  24. Theo em, người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để làm gì?
  25. Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi?
  26. • Xem video
  27. II. Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn - Con người đã sử dụng một số loại hormone sinh sản và điều chỉnh yếu tố môi trường nhằm điều khiển sinh sản ở sinh vật sinh sản hữu tính. - Trong chăn nuôi, sử dụng một số biện pháp điều khiển sinh sản để được đàn vật nuôi theo ý muốn như: điều khiển số con, điều khiển giới tính, - Trong trồng trọt, sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả sinh sản (tạo nhiều quả).
  28. Con đã học được gì? GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được gì?” bằng cách tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
  29. Chân thành cảm ơn