Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tiết 49: Giá trị của một biểu thức đại số

pptx 14 trang ngohien 10/10/2022 4380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tiết 49: Giá trị của một biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_dai_so_lop_7_tiet_49_gia_tri_cua_mot_bieu_thuc_dai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Đại số Lớp 7 - Tiết 49: Giá trị của một biểu thức đại số

  1. § 2. GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ 1. Giá trị của một biểu thức đại số Ví dụ 1: Cho biểu thức 2m+ n. Hãy thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức trên rồi thực hiện phép tính . Giải: Thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức, ta được: 2.9 + 0,5 = 18,5 * 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 Hay * Tại m= 9 và n= 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m+ n là 18,5
  2. Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức 3x2 – 5x +1 tại x = -1 và tại x=1/2 Giải Thay x = -1 vào biểu thức trên, ta có: 3. (-1)2 – 5. (-1) + 1 = 9 Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x +1 tại x = -1 là 9. 1 Thay x = vào biểu thức trên, ta có: 2 2 1 1 1 1 3 5 3 3. − 5. +1 = 3. − 5. +1 = − +1 = − 2 2 4 2 4 2 4 3 Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x +1 tại là − 4
  3. BÀI TẬP 1 Tính giá trị của biểu thức : 4 x2 – 3x +1 tại x = 1 ; x = 2 * Thay x = 1 vào biểu thức 4x2 – 3x +1 ta có: 4. 12 -3. 1 +1 = 4.1 - 3 + 1 = 2 Vậy giá trị của biểu thức 4x2 – 3x +1 tại x = 1 là 2 * Thay x = vào biểu thức 4x2 – 3x +1 ta có: 2 1 1 3 4. - 3. +1 = 4. - + 1 = 1 - + 1 = 2 4 2 Vậy giá trị của biểu thức 4x2 – 3x +1 tại x = là
  4. Cách tính giá trị của một biểu thức đại số: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
  5. 2/ Áp dụng : 1. Tính giá trị của biểu thức 3x2 - 9x tại x =1 và tại x = 1 3 • Thay x = 1 vào biểu thức, • Thay x = vào biểu thức, ta có: ta có: 2 3. 1 - 9. 2 3.(1) - 9.1 3 = 3 – 9 −8 = - 6 = - 3 = Vậy giá trị của biểu thức 3 3x2 – 9x tại x = 1 là -6 Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x = là −8 3
  6. 2/ Áp dụng : Hãy chọn câu đúng 2. Giá trị của biểu thức x2y tại x = - 4 và y = 3 là: a) -48 b) 144 c) -24 d) 48
  7. Bài 6/sgk Đố : Giải thưởng toán học VN mang tên nhà toán học nổi tiếng nào? Hãy tính giá trị của các biểu thức sau tại x = 3, y = 4 và z = 5 rồi viết các chữ tương ứng vào ô trống, em sẽ có câu trả lời . N. x2 32 = 9 Ê. 2z2 +1 2.52 + 1 = 51 2 T. y 42 = 16 H. x2 + y2 32 + 42 = 25 1 Ă. (xy +z) (3.4+5) = 8,5 I. Biểu thức biểu thị chu vi của 2 L. x2 - y2 32 – 42 = 9 - 16 = -7 HCN có các cạnh là y, z (y+z).2  (4+5).2 = 9.2 = 18 V. z2 - 1 52 - 1 = 24 M. Biểu thức biểu thị cạnh huyền của tam xy2+ 2 →3 2 + 4 2 = 25 = 5 giác vuông có 2 cạnh góc vuông là x,y -7 51 24 8,5 9 16 25 18 51 5 L Ê V Ă N T H I Ê M
  8. Giáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toàn học Việt nam. Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.
  9. Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 1939, ông thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B (Lý - Hoá - Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường đại học sư phạm Paris (école Normale Supérieure). Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1944 về giải tích phức, Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949. Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  10. Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam như: •Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964) •Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966) •Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967)
  11. Ông đã cùng với các cộng sự ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng toán học để góp phần giải quyết các vấn đề như: •Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn •Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, và là chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam. Ông cũng là tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt nam là tạp chí “Acta Mathematica Vietnamica” và “Vietnam Journal of Mathematics”.
  12. Ông là Đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (1956 – 1980). Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Giải thưởng Lê Văn Thiêm của Hội Toán học Việt Nam dành cho những người nghiên cứu, giảng dạy toán và học sinh giỏi toán xuất sắc ở Việt Nam được trao hàng năm.
  13. Hướng dẫn về nhà :  - Làm các bài tập 7 ; 8 ; 9-SGK  - Đọc phần: Có thể em chưa biết-SGK  - Xem trước bài 3 “Đơn thức”