Tổng hợp trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 - Phần: Văn bản

doc 24 trang ngohien 21/10/2022 7400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 - Phần: Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctong_hop_trac_nghiem_ngu_van_lop_7_phan_van_ban.doc

Nội dung text: Tổng hợp trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 - Phần: Văn bản

  1. # Trong văn bản Cổng trường mở ra, tại sao vào đêm trước ngày khai trường, người mẹ lại không ngủ được? A. Vì tâm trạng rất bang khuâng, mẹ luôn suy nghĩ về ngày khai trường của con, đồng thời mẹ nhờ về ngày khai trường đầu tiên của mình. A. Vì chưa chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho con trong ngày khai trường đầu tiên. A. Vì lo sợ ngày mai con sẽ khóc và không chịu vào lớp học. A. Vì chưa dọn dẹp xong nhà cửa cũng như tất cả đồ chơi do con bày ra. # Người kể chuyện trong văn bản Cổng trường mở ra là ai? A. Người mẹ. A. Người con. A. Bà ngoại. A. Người kể chuyện ẩn mình. # Trong văn bản Cổng trường mở ra, người con đã có việc làm gì để chứng tỏ rằng mình đã lớn? A. Hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi của mình. A. Không đòi ngủ chung với mẹ nữa. A. Giúp mẹ lau nhà cửa. A. Tự chuẩn bị mọi vật dụng cho buổi học ngày mai của mình. # Trong văn bản Cổng trường mở ra, câu văn nào dưới đây thể hiện sự gửi gắm và niềm hi vọng của người mẹ vào con mình khi bước vào cánh cửa trường học? A. “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. A. “Cái ấn tượng khắc sâu mãi trong long một người con về cái ngày “ hôm nay tôi đi học ấy”, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con”. A. “Mẹ đưa con đến cổng trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng”. A. “Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm”. # Trong văn bản Cổng trường mở ra, những lời tâm sự của người mẹ thể hiện điều gì? A. Tấm lòng yêu thương và sự quan tâm hết mực của cha mẹ đối với con cái. A. Kì vọng lớn lao của cha mẹ đối với con. A. Nỗi băn khoăn của cha mẹ về con cái luôn thường trực. A. Cả A, B, C # Trong văn bản Cổng trường mở ra, có điểm gì khác biệt giữa ngày khai trường của người con
  2. với ngày khai trường của người mẹ trước đây? A. Hiện nay, trước ngày khai trường con đã được gặp gỡ làm quen với thầy mới, bạn mới, còn trước kia người mẹ phải đợi đến ngày khai trường mới được gặp gỡ bạn bè, thầy cô giáo mới. A. Ngày khai trường đầu tiên của người con hiện nay vui vẻ, tấp nập hơn ngày khai trường của mẹ trước đây. A. Ngày khai trường của con hiện nay là vào đầu mùa thu còn ngày khai trường của người mẹ trước kia là vào mùa hạ. A. Trong ngày khai trường hiện nay, người con được mẹ đưa đến trường trong khi ngày trước, người mẹ đã không được bà ngoại dẫn đến trường. # Chi tiết nào sau đây không có trong ngày khai trường ở Nhật? A. Các nhà trường đều treo đèn đỏ ở cổng. A. Các quan chức nhà nước chia nhau để đi dự lễ khai giảng ở các trường học. A. Đường phố được dọn dẹp quang đãng và trang trí vui tươi hơn. A. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường. # Trong văn bản Cổng trưởng mở ra, trước ngày khai trường, người con đã không làm điều gì trong các điều sau? A. Lên giường và trằn trọc không ngủ được. A. Giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi. A. Tập xếp hàng, tập đi, tập đứng. A. Làm quen với bạn bè và cô giáo mới. # Giọng điệu kể chuyện trong văn bản là Cổng trường mở ra có đặc điểm gì? A. Giọng điệu tâm tình, sâu lắng. A. Giọng điệu hồn nhiên, thân mật. A. Giọng điệu u buồn, tiếc nhớ. A. Giọng điệu vui tươi, phấn khởi. # Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì? A. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. A. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. A. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày khai trường đầu tiên đến trường.
  3. # Trong văn bản Cổng trưởng mở ra, trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào? A. Cảm thấy háo hức như trước ngày sắp đi chơi xa. A. Cảm thấy bình thường như mọi hôm, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. A. Cảm thấy vô tư vì cho rằng đi khai trường cũng giống như đi chơi cùng với mẹ. A. Cảm thấy sợ sệt, lo lắng lần đầu tiên phải xa mẹ # Ét-môn-đơ A-mi-xi là nhà văn của nước nào? A.Ý A. Pháp A. Nga A. Anh # Trong văn bản Mẹ tôi, mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? A. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con. A. Không tha thứ cho nỗi lầm của con. A. Rất chiều con. A. Rất nghiêm khắc với con. # Trong truyện Mẹ tôi, người bố nhắc lại kỉ niệm nào giữa En-ri-cô với mẹ cậu? A. Ngày En-ri-cô ốm nặng và mẹ đã túc trực bên cạnh để chăm sóc. A. Ngày đầu tiên En-ri-cô đến trường và được mẹ đưa đi. A. Ngày En-ri-cô cùng mẹ đi dã ngoại. A. Ngày sinh nhật năm ngoái của En-ri-cô. # Trong văn bản Mẹ tôi, người bố đã so sánh hàng động hỗn láo của En-ri-cô với điều gì? A. Như một nhát dao đâm vào tim người bố. A. Như sự xỉ nhục cho gia đình. A. Như một cái tát vào mặt bố. A. Như lưỡi dao cứa vào lòng mẹ. # Trong văn bản Mẹ tôi, người bố đã yêu cầu En-ri-cô xin lỗi mẹ như thế nào? A. Phải cầu xin mẹ hôn con. A. Phải thể hiện bằng hành động cụ thể nào đó. A. Phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để mẹ vui lòng.
  4. A. Phải hứa với mẹ không bao giờ tái phạm. # Câu văn nào trong văn bản Mẹ tôi không trực tiếp bày tỏ thái độ của người cha đối với En-ri- cô? A. “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào mà chà đạp lên tình thương yêu đó” A. “Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. A. “Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén cơn tức giận đối với con”. A. “Con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố”. # Trong văn bản Mẹ tôi, người bố đã chứng minh vai trò cao cả và thiêng liêng của người mẹ, của tình mẫu tử bằng cách nào? A. Chỉ cho con biết nỗi ân hận, mất mát, đau đớn khi không còn mẹ. A. Nói về những việc làm và sự giúp đỡ của mẹ trong tương lai khi con khôn lớn. A. Kể cho con trai nghe câu chuyện cổ cảm động về tình mẫu tử. A. Nói về chính mình những lỗi lầm của bố đối với và nội để làm gương cho con trai. # Trong văn bản Mẹ tôi, tại sao người cha của En-ri-cô lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi? A. Vì qua bức thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều cha nói thấm thía hơn. A. Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con nên không nói trực tiếp. A. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con. A. Vì xa con nên phải viết thư cho con. # Truyện Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi được trích trong tác phẩm nào? A. Những tấm lòng cao cả. A. Cuốn truyện của những người thầy. A. Giữa trường và nhà. A. Cuộc đời của các chiến binh. # Trong văn bản Mẹ tôi, En-ri-cô đã có hành động gì đối với mẹ mình khi cô giáo đến thăm? A. En-ri-cô đã thốt lên những lời thiếu lễ độ với mẹ. A. En-ri-cô nói dối mẹ để trốn học đi chơi với bạn bè. A. En-ri-cô đã không giúp đỡ mẹ pha nước cho cô giáo. A. En-ri-cô có những lời không tôn trọng bố. # Dòng nào sau đây nói đúng nhất về cha của En-ri-cô?
  5. A. Yêu thương, nghiêm khắc, tế nhị trong việc giáo dục con. A. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình. A. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con. A. Rất yêu thương và nuông chiều con. # Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê đã đạt giải thưởng nào sau đây? A. Đạt giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em do viện Khoa học Giáo dục tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa-nen - Thụy Điển tổ chức . A. Đạt giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tác thơ văn về quyền trẻ em do Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tổ chức. A. Đạt giải ba trong cuộc thi thơ văn tài hoa trẻ. A. Đạt giải nhất trong cuộc thi thơ văn viết về trẻ em và những mảnh đời bất hạnh. # Truyện được kể từ lời kể của ai? A. Người anh A. Người kể chuyện vắng mặt A. Người mẹ A. Người em # Nỗi bất hạnh của bé Thủy trong câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê là gì? A. Không được tiếp tục đến trường A. Xa ngôi nhà tuổi thơ, không được sống với gia đình trọn vẹn có cả bố, mẹ. A. Xa người anh trai thân thiết nhất. A. Cả A, B, C. # Dòng nào sau đây thống kê đúng và đầy đủ đồ chơi của hai an hem trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê? A. Những con ốc biển, bộ chỉ màu, bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, hai con búp bê. A. Những con ốc biển, bộ chỉ màu, bộ tú lơ khơ, vợt cầu long, hai con búp bê. A. Bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, vợt cầu lông, bộ chỉ màu, chú lính chì. A. Bộ tú lơ khơ, những con ốc biển, hai con búp bê, vợt bong bàn, vợt cầu lông. # Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tại sao lại có cuộc chia tay giữa hai an hem? A. Vì cha mẹ chia tay nhau. A. Vì được nghỉ học.
  6. A. Vì anh em không yêu thương nhau. A. Vì cha mẹ đi công tác xa. # Kết thúc Cuộc chia tay của những con búp bê, cuộc chia tay nào đã không xảy ra? A. Cuộc chia tay giữa hai con búp bê Em nhỏ và Vệ Sĩ. A. Cuộc chia tay giữa bé Thủy với cô giáo và bạn bè. A. Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ. A. Cuộc chia tay giữa người anh và mẹ. # Nhân vật chính trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là ai? A. Hai anh em. A. Những con búp bê. A. Cô giáo. A. Người mẹ. # Trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, người mẹ đã yêu cầu hai an hem Thành và Thủy làm gì? A. Chia đồ chơi làm hai, mỗi người một phần. A. Thành phải nhường đồ chơi cho Thủy. A. Trông coi nhà cửa khi cha mẹ đi vắng. A. Thành phải đưa Thủy đến lớp để chào tạm biệt bạn học của Thủy. # Nội dung chính của truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là gì? A. Viết về cuộc chia tay đầy cảm động của hai anh em Thành và Thủy vì bố mẹ li dị nhau. A. Viết về cuộc chia tay đầy cảm động của hai con búp bê là con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ. A. Viết về việc tranh giành đồ chơi giữa hai anh em Thành và Thủy. A. Viết về những kỉ niệm thời thơ ấu của hai an hem Thành và Thủy. # Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, vì sao Thủy lại giận dữ khi Thành chia búp bê? A. Vì Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau. A. Vì Thủy muốn lấy cả hai con búp bê. A. Vì Thủy muốn nhường cả cho Thành. A. Vì Thủy thấy anh mình chia không đều. # Trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, hai an hem Thành và Thủy đối xử với nhau như thế nào?
  7. A. Hai anh em Thành và Thủy rất mực thương yêu nhau, luôn quan tâm và chia sẻ với nhau. A. Hai anh em thường xuyên tranh cãi nhau và tranh giành đồ chơi với nhau. A. Thủy luôn quan tâm đến anh trai nhưng Thành thì không bao giờ để ý đến em gái. A. Thủy thường xuyên bắt nạt anh dù anh luôn quan tâm đến mình. # Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê? A. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. A. Hãy hành động vì trẻ em nghèo khổ. A. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. # Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và sửng sốt? A. Biết tin Thủy không được đi học nữa. A. Cô giáo gặp Thủy ở lớp. A. Thủy không nhận quà của cô. A. Cô giáo và cả lớp học biết tin bố mẹ Thủy bỏ nhau. # Trong những công ơn sau, công ơn nào không thuộc “chín chữ cù lao”? A. Dựng vợ gả chồng. A. Sinh đẻ. A. Dạy dỗ. A. Che chở. # Trong bài “Công cha như núi ngất trời ”, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện “công cha, nghĩa mẹ”? A. So sánh A. Nhân hóa A. Đối lập A. Hoán dụ # Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời ” là lời của ai nói với ai? A. Lời của cha mẹ nói với con. A. Lời của ông nói với cháu. A. Lời của người cha nói với con. A. Lời của người con nói với cha mẹ. # Vì sao trong ca dao, dân ca thường dùng các hình ảnh “núi, non, trời, biển, nước trong nguồn ”
  8. để so sánh công lao của cha mẹ đối với con cái? A. Vì đây là những hình ảnh chỉ những sự vật, hiện tượng to lớn, vô hạn, vĩnh hằng; chỉ có những hình ảnh đó mới có thể diễn tả hết công lao của cha mẹ. A. Vì những hình ảnh này gần gũi với cuộc sống thường nhật của con người. A. Vì những hình ảnh này rất đẹp và có giá trị biểu cảm cao. A. Vì dùng những hình ảnh này làm cho các bài ca dao, dân ca trở lên dễ thuộc, dễ nhớ. # Nội dung của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời ghi lòng con ơi” là gì? A. Nói về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái và mong muốn con cái ghi khắc công ơn đó. A. Nói về việc hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ. A. Kể về những công lao của cha mẹ đối với con cái. A. Nói về lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà. # Vì sao trong câu ca dao, dân ca lại thường sử dụng từ “chiều chiều” để thể hiện thời gian? A. Vì không gian buổi chiều thường rất buồn và ảm đạm. Buổi chiều thường là thời điểm đoàn tụ, sum vầy, chình lúc đó sẽ gợi tâm trạng của con người. A. Vì buổi chiều mặt trời lặn xuống núi, khung cảnh tạo ra lúc hoàng hôn rất đẹp và rất lãng mạn. A. Vì buổi chiều thường là thời gian con người rảnh rỗi, chính vì thế mới có thời gian để nhớ, để buồn. A. Từ “chiều chiều” làm cho câu thơ trở lên mạch lạc, dễ đọc và dễ cảm nhận hơn. # Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong câu ca dao: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” là tâm trạng gì? A. Nỗi buồn nhớ quê nhớ mẹ. A. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại. A. Thương người mẹ đã mất. A. Nhớ về thời con gái đã qua. # Tại sao các tác giả dân gian lại sử dụng hình ảnh nuộc lạt trên mái nhà để gợi nhớ đến ông bà trong câu “Ngó lên nuộc lạt mái nhà ” A. Đó chính là hình ảnh gần gũi thân quen với đời sống nhân dân lao động. A. Nuộc lạt trên mái nhà nhiều không đếm nổi nên phù hợp với nỗi nhớ dạt dào. A. Nuộc lạt trên mái nhà đại diện cho thứ bậc ở trên cao, bề trên phù hợp với cai ông bà tổ tiên.
  9. A. Cả A, B, C. # Âm điệu chính trong những bài ca dao về tình cảm gia đình thường là gì? A. Tâm tình, nhắn nhủ. A. Vui mừng, hạnh phúc, hân hoan. A. Hùng tráng, tự hào. A. Buồn chán, ủ rũ. # Người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra" (Lý Lan) không ngủ được chủ yếu vì: A. Quá lo lắng cho con A. Nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình. A. Chuẩn bị quần áo, sách vở cho con. A. Trăn trở suy nghĩ về con, nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình. # Nghĩa của từ ghép đẳng lập: A. Khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. A. Cụ thể hơn, hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. A. Có trường hợp khái quát hơn, có trường hợp cụ thể hơn. D. Cả A, B, C đều sai. # Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” viết về đề tài: A. Người mẹ và nhà trường A. Văn hoá giáo dục A. Quyền trẻ em A. Tệ nạn xã hội # Việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có ý nghĩa: A. Giúp người viết thể hiện sâu sắc những suy nghĩ , tình cảm và tâm trạng của nhân vật A. Tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện có sức thuyết phục hơn A. Cả A, B A. Cả A, B đều sai # Bố cục văn bản là gì? A. Sự phân chia các đoạn trong một văn bản. A. Sự bố trí, sắp xếp các phần đoạn, các ý tứ thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý A. Nội dung từng phần, đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ
  10. A. Các phần đoạn phải được xếp đặt có trình tự # "Sông núi nước Nam" là bài thơ: A. Biểu ý (bày tỏ ý kiến) A. Thiên về biểu ý, có xen biểu cảm A. Biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) A. Thiên về biểu cảm, có xen biểu ý. # Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “Sơn hà”? A. Sơn Thuỷ A. Sông núi A. Giang sơn A. Nước non # Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" (Thiên trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông được làm theo thể thơ: A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật A. Ngũ ngôn bát cú A. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật A. Thơ Đường # Bài thơ: "Thiên trường vãn vọng" là sự kết hợp của 2 phương thức biểu đạt: A. Tự sự - Miêu tả A. Miêu tả - Biểu cảm A. Tự sự - Biểu cảm A. Chỉ có biểu cảm # Nhóm nào, cả 3 từ đều là từ Hán Việt? A. Trẫm; Bệ hạ; Dạy bảo A. Phụ nữ; Nhi đồng; Trẫm. A. Hoa lệ; Đẹp đẽ; Từ trần A. Cả 3 nhóm trên # Nội dung chủ yếu của đoạn trích: "Sau phút chia ly": A. Thể hiện nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. A. Cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ của Hàm Dương A. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa
  11. A. Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi. # Trong các trường hợp sau, trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ? A. Nhà bằng tranh A. Vẽ bằng bút chì A. Tài sản của cha mẹ để lại A. Phương tiện để cấp cứu. # Quan hệ từ "của" trong câu "Quyển sách của con" biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? A. Quan hệ sở hữu A. Quan hệ so sánh A. Quan hệ nhân quả A. Đối tượng của hành động # Bài thơ: "Qua đèo Ngang" (Bà Huyện Thanh Quan) và "Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) viết theo thể : A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật A. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật A. Thất ngôn bát cú Đường luật A. Cả 3 đều sai # Bút pháp nghệ thuật chủ yếu của bài thơ "Qua đèo Ngang": A. Tả cảnh ngụ tình A. Phép điệp từ A. Phép đảo ngữ A. Phép tương phản đối lập # Nội dung chủ yếu của bài thơ "Qua đèo Ngang": A. Miêu tả bức tranh phong cảnh sơn thuỷ hữu tình của một vùng quê hương đất nước A. Miêu tả bức tranh thiên nhiên buồn bã, hoang vắng để kí thác một mảnh tình riêng của tác giả A. Là niềm tâm sự u hoài nhớ về quá khứ vàng son của nhà thơ A. Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả # Ai trong số các nhà thơ sau được người đời mến mộ gọi là "Tiên thơ"? A. Hồ Xuân Hương A. Lý Bạch A. Đoàn Thị Điểm
  12. A. Đỗ Phủ # Bài thơ "Xa ngắm thác Núi Lư" sử dụng các phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả A. Miêu tả - Tự sự A. Miêu tả - Biểu cảm A. Tự sự - Biểu cảm # Trong bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư", tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: A. So sánh A. Lối nói phóng đại A. Cả A và B A. Ẩn dụ # Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" là sáng tác của tác giả: A. Hạ Tri Chương A. Lý Bạch A. Đỗ Phủ A. Tương Như # Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh A. Nhà thơ đã xa quê và xa mãi A. Khi lên đỉnh núi Nga Mi ỏ quê nhà ngắm trăng A. Lúc nhà thơ còn ở quê hương A. Cả 3 đều sai # Trong bài "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", câu thơ có ý nghĩa quan trọng nhất là: A. Câu 1 A. Câu 2 A. Câu 3 A. Câu 4 # Đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ: A. Lãng mạn A. Hiện thực A. Cả A và B A. Cả A và B sai
  13. # Phương thức biểu đạt được Đỗ Phủ sử dụng trong "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá": A. Miêu tả A. Tự sự A. Biểu cảm A. Cả A, B, C. # Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ. A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian. A. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan. A. Giáo mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn. A. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được. # Câu thơ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya) ngắt nhịp như thế nào? A. 2/5 A. 2/2/3 A. 2/2/1/2 A. 4/3 # Nhận xét sau thể hiện giá trị gì của tác phẩm “Sống chết mặc bay”? “Niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và do sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.” A. Giá trị nhân đạo A. Giá trị hiện thực A. Giá trị nghệ thuật A. Cả A, B, C. # Tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” viết trong thời điểm nào? A. Năm 1925 - ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc, giải về giam ở Hoả Lò. A. Năm 1925 - khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Hà Nội A. Năm 1925 - khi Phan Bội Châu chính thức bị Pháp đưa ra xử án. A. Năm 1925 - khi Phan Bội Châu đang bị giam ở Huế. # Em hãy phân tích tâm trạng của người cha khi thấy con phạm lỗi trong văn bản “Mẹ tôi” của Et-môn-dô đơ A-mi-xi. TL: Tâm trạng của người cha.
  14. - Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của En-ri-cô với mẹ “ Sự hỗn láo tim bố”. - Tức giận: “Bố ko nén được cơn tức giận. Thà rằng bố không có con - Nghiêm khắc trong việc giáo dục con, chỉ rõ hậu quả của sự bội bạc, phạt con về việc làm sai: “Trong một thời gian con đừng hôn bố”. -> Người bố vừa giận, vừa thương con, muốn con sửa chữa lỗi lầm. Ông thật nghiêm khắc nhưng cũng thật độ lượng, tế nhị. # Suy nghĩ của em về người mẹ trong văn bản “Mẹ tôi” của Et-môn-dô đơ A-mi-xi. TL: Hình ảnh người mẹ. - Hết lòng yêu thương con: + Thức suốt đêm canh chừng giấc ngủ cho con + Lo lắng, khóc nức nở tưởng mất con. - Hi sinh vì con từ thuở thơ ấu đến lúc trưởng thành: + Sẵn sàng đi ăn xin. + Hi sinh tính mạng. -> Người mẹ hiện lên cao cả, lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì con. # Tóm tắt văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài. TL: Tóm tắt văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” Gia đình Thành rất khá giả. Anh em rất yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ li hôn nên 2 anh em phải chia tay nhau theo bố hoặc mẹ. Chúng phải chia những món đồ chơi và cả 2 con búp bê rất thân thiết chưa bao giờ xa nhau. Việc đó khiến Thuỷ rất buồn tủi. Vì thương anh, nó quyết định để con Vệ Sĩ ở lại. Trước lúc đi với mẹ Thuỷ quyết định để cả con Em Nhỏ lại với con Vệ Sĩ để chúng không phải xa nhau như 2 anh em họ. # Nêu suy nghĩ của em về nhân vật bé Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài. TL: Nhân vật bé Thủy - Cô bé bất hạnh: Không được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ, anh trai vì bố mẹ li hôn. - Một cô bé ngoan: Yêu thương và chu đáo với anh - Có tấm lòng nhân hậu: Ngay trong thời khắc đau khổ cận kề vẫn không hề nghĩ cho mình, chỉ nghĩ cho anh và thương hai con búp bê Phẩm chất ấy của Thuỷ thậ t đáng quý. # Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
  15. TL: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Số câu, số tiếng: 7 chữ/ 1 câu, 4 câu/ 1 bài. - Cách gieo vần: Vần chân ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4. - Luật B-T: Các tiếng 2, 4, 6 trong 1 câu luôn đối nhau: B-T-B hoặc T-B-T. - Nhịp thơ: 4/3 hoặc 2/2/3. # Nêu điểm chung ở 2 bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lí Thường kiệt và “Phò giá về kinh” của Trần Tuấn Khải. TL: Điểm chung của 2 bài thơ: - Giọng thơ khỏe, hùng tráng. - Lời thơ rõ ràng, mạch lạc. - Kết hợp biểu ý, biểu cảm. -Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc. # Cảm nhận của em về bài thơ “Bài ca Côn sơn” của Nguyễn Trãi? TL: * Cảnh vật Côn Sơn đẹp, thơ mộng. - Suối chảy: Như đàn cầm. - Đá rêu phơi: Như chiếu êm. - Thông mọc: Như nêm. - Trúc: Xanh mát. -> Cảnh thiên nhiên có âm thanh, màu sắc, khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. - Nghệ thuật: so sánh, liệt kê, điệp -> tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, êm tai. * Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi. - Điệp từ “ta”: Khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên, hoà mình vào th/nh. + Suối chảy - ta nghe. + Đá rêu phơi - ta ngồi. + Thông mọc - ta nằm. + Trúc - ta ngâm thơ. Tình yêu thiên nhiên, thú vui hoà nhập với thiên nhiên, nhân cách thanh cao của nhà thơ. # Nêu các bước làm bài văn biểu cảm? TL: Các bước làm bài văn biểu cảm. - Bước 1: Tìm hiểu đề.
  16. + Kiểu bài. + Nội dung. - Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. + Mở bài: + Thân bài: + Kết bài - Bước 3: Viết bài - Bước 4: Kiểm tra, sửa lỗi. # Qua bài thơ Bánh trôi nước, em hiểu thêm được điều gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương? TL: - Hồ XuânHương đã thể hiện thái độ trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ. - cảm thương cho số phận khổ đau của họ. - Bà là người có cuộc đời chìm nổi nhưng cá tính mạnh mẽ, nhân cách cứng cỏi, luôn tự tin vào phẩm giá của mình bất chấp hoàn cảnh trớ trêu. # Ý nghĩa của đoạn trích Sau phút chia li của Đặng Trần Côn. TL: - Đoạn thơ gián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa mà chế độ phong kiến gây ra. - Khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong XHPK. # Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ sau: “Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) TL: - Đối: Trời, non, nước > mênh mông > Cảnh vật ở đèo Ngang mênh mông, xa lạ, tĩnh vắng. -> Nhấn mạnh nỗi cô đơn tuyệt đối, sự nhỏ bé, đơn chiếc của con người trước cảnh vật. # Theo em, có gì giống và khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến? TL: Điểm giống và khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở 2 bài thơ:
  17. - Giống nhau: Đều sử dụng đại từ “ta” để bộc lộ tình cảm. - Khác nhau: + Trong thơ của Bà huyện Thanh Quan: Chỉ một mình bà trong nỗi buồn ,cô đơn không ai sẻ chia -> Cụm từ đã diễn tả nỗi buồn tuyệt đối của tác giả. + Trong thơ của Nguyễn khuyến: Chỉ 2 đối tượng là nhà thơ và người bạn của mình nên họ đang rất vui vì có sự thấu hiểu, chia sẻ chan hòa trong tình bạn-> Diễn tả niềm vui trong tình bạn. # Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bạch và tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư. TL: - Tác giả: Lí Bạch (701 - 762) “Tiên thơ”, là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu, đi nhiều, làm thơ nhanh và rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn -> Một con người tài hoa và đầy cá tính. - Xuất xứ: + Đây là bài thứ hai trong số hai bài “Vọng lư sơn bộc bố”. + Được viết khi tác giả chuẩn bị ở ẩn tại núi Lư. # Cảm xúc về vườn nhà. TL: Cảm xúc về vườn nhà * Mở bài: - Giới thiệu khu vườn (không gian, thời gian). - Tình cảm của em với vườn nhà. * Thân bài: - Kể lại lai lịch khu vườn. Miêu tả đặc điểm. (Quan sát) - Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình. (Hồi nhớ) - Vườn và lao động của cha mẹ -> biết ơn. (Hồi nhớ) - Vườn qua 4 mùa. (Tương lai, hứa hẹn) * Kết bài: - Cảm xúc về khu vườn. # Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch. TL: - Nội dung.
  18. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, t/y quê hương của con người. - Nghệ thuật. - Biểu cảm trực tiếp kết hợp với gián tiếp. - Giọng điệu trầm lắng, suy tư. - Từ ngữ giản dị, cô đọng. - Nghệ thuật đối gợi cảm, sáng tạo. # Trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương: Khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng quê, lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão, ông lão chưa kịp nói gì, chúng đã nhanh miệng hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”. Điều này có ý nghĩa gì? TL: Khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng quê, một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão, ông lão chưa kịp nói gì, chúng đã nhanh miệng hỏi: “Khách từ đâu đến làng ?” Điều này có ý nghĩa: - Với lũ trẻ: là lẽ tự nhiên vì chúng sinh sau, đẻ muộn, không biết nhà thơ là ai. - Với nhà thơ: là điều lạ vì mình về quê mà lũ trẻ đón mình như khách lạ - khách lạ ngay giữa quê hương mình. -> Như vậy, qua tình huống được kể tưởng như là khách quan ấy, ta thấy nhà thơ rất ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa. -> Tình yêu quê hương thường trực, sâu nặng. # Mơ ước của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ Nhà tranh bị gió thu phá? TL: Mơ ước của nhà thơ. - Ước mơ có một ngôi nhà rộng, vững chắc, che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. - Không mơ ước cho mình. -> Ước mơ giản dị, chân thành, chứa chan lòng vị tha cao cả. - Thán từ “Than ôi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Đó là ước vọng cao cả nhưng chua xót, bế tắc. # Nêu những hiểu biết về nhà thơ Đỗ Phủ? TL: Tác giả Đỗ Phủ (712 -770) - Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. - Cuộc đời nghèo khổ, bệnh tật. - Ông có tấm lòng vị tha, nhân ái, hướng tới những con người khốn khổ. - Ông là “Thi thánh”, để lại cho đời sau gần 1500 bài thơ.
  19. # Nêu hoàn cảnh ra đời ở 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. TL: Hai bài thơ sáng tác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài 1 Bác sáng tác bằng tiếng Việt, Bài 2 Bác sáng tác bằng tiếng Hán, nhà thơ Xuân Thuỷ dịch ra tiếng Việt và chuyển thể lục bát. # Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung ở 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. TL: * Nghệ thuật: - Kết hợp hài hoà màu sắc cổ điển và hiện đại - Lời thơ tự nhiên, gợi cảm. - Sử dụng các biện phấp tu từ đạt hiệu quả cao. * Nội dung: Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung. # Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. TL: - Nghệ thuật: Hoán dụ để chỉ con người và của cải, vần lưng, nhân hóa, so sánh để đề cao giá trị của con người. - Nội dung : Người quý hơn của, quí hơn gấp bội lần. - Ý nghĩa : + Đề cao giá trị của con người so với của cải. + Phê phán những trường hợp coi của hơn người. + An ủi động viên những người mất của. -> Phải biết bảo vệ , yêu quí , tôn trọng con người không để của cảI che lấp con người . - Ước mong có nhiều con, yêu con, quan tâm đến quyền con người. # Nêu những biểu hiện của lòng yêu nước trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh. TL: + Từ xa xưa dân ta đã chứng tỏ lòng yêu nước qua những trang sử vẻ vang: - Dẫn chứng: Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, -> Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự (t) lịch sử.
  20. - Cách lập luận chặt chẽ: Nêu ý KQ mang tính giới thiệu -> Dẫn chứng -> Nhắc nhở ghi nhớ công lao. + Đồng bào ta ngày nay yêu nước. - Dẫn chứng: liệt kê theo lứa tuổi, không gian, công việc, giai cấp, thành phần rất phong phú, toàn diện, vừa khái quát, vừa cụ thể, rành mạch. Hành động thể hiện sự yêu nước khác nhau. - Cách lập luận giản dị, chủ yếu là d/c, điệp cấu trúc “từ đến ”: Kết nối, mở đoạn -> Dẫn chứng -> KQ, đánh giá chung. # Hãy phân tích cảnh quan lại “hộ đê” ở trong đình trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm duy Tốn. TL: * Cảnh trong đình: được miêu tả khá tỉ mỉ bằng nhiều chi tiết: - Địa điểm: cao ráo, vững chãi, đê vỡ cũng không sao. - Đèn thắp sáng trưng, kể hầu người hạ tấp nập, không khí trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ. * Quan phụ mẫu: - Chân dung: ngồi uy nghi chễm chệ; cử chỉ, lời nói hách dịch. - Đồ dùng quý hiếm, sang trọng. -> Một viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch. * Cảnh đánh bài: ung dung, khi cười, khi nói vui vẻ. * Nghệ thuật: Tương phản, tăng cấp. - Tiếng kêu dậy trời đất ngoài đê > Tác dụng : - Vạch trần bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ mẫu. - Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân. - Bộc lộ thái độ mỉa mai, phê phán của t/g.
  21. # Nêu nội dung và nghệ thuật nổi bật trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. TL: a. Nội dung: * Giá trị hiện thực: - C/sống lầm than, thê thảm của người dân. - Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến. * Giá trị nhân đạo: - Xót thương cho người dân lành bị rẻ rúng. - Phê phán tố cáo bọn quan lại cầm quyền. b. Nghệ thuật: - Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Câu văn ngắn gọn, ngôn ngữ sinh động thể hiện được cá tính nhân vật. # Hãy giải thích câu nói: Sách là ngộn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. TL: a/ Mở bài: - Giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với sự phát triển trí tuệ con người. - Dẫn câu nói “Sách là ” - Cần hiểu câu nói đó ntn? b/ Thân bài: 1. Câu nói có ý nghĩa ntn? + Giải thích khái niệm. - “Ngọn đèn sáng”- Nguồn sáng, chiếu rọi, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm để nhìn rõ mọi vật. - “bất diệt”: không bao giờ tắt. - “Trí tuệ” : là tinh hoa của sự hiểu biết. + Hình ảnh so sánh “Sách là ” nghĩa là: - Sách là nguồn sáng bất diệt soi tỏ cho trí tuệ con người, giúp con người hiểu biết. - Sách là kho trí tuệ vô tận. - Sách có giá trị vĩnh cửu. 2. Tại sao có thể nói như vậy? - Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng.