Thuyết minh Bài giảng E-learning Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 29: Văn bản "Qua Đèo Ngang" - Lưu Văn Việt
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh Bài giảng E-learning Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 29: Văn bản "Qua Đèo Ngang" - Lưu Văn Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_e_learning_giao_duc_cong_dan_lop_7_tie.docx
Nội dung text: Thuyết minh Bài giảng E-learning Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 29: Văn bản "Qua Đèo Ngang" - Lưu Văn Việt
- BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING I. Thông tin về bài giảng và tác giả: 1. Bài giảng: - Tiết 29: Qua Đèo Ngang (Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan) - Môn: Ngữ Văn, lớp 7 2. Tác giả: - Giáo viên: Lưu Văn Việt - Email: luuvanviet.c2lytutrong@vinhphuc.edu.vn - Điện thoại liên lạc: 0986897525 - Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng - Địa chỉ: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - Giấy phép: CC-BY-SA II. Thông tin về phần mềm tạo bài giảng: - Phần lớn giáo viên phổ thông ở Việt Nam đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để soạn giảng, tuy nhiên, MS Powerpoint lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế trang trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng nghĩa của nó. Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. - Các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử có thể phân thành hai nhóm đó là: + Nhóm thứ nhất: phần mềm chạy độc lập như Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc, ViOLET của công ty Bạch Kim Việt Nam ; + Nhóm thứ hai: những phần mềm tích hợp với MS Powerpoint của Microsoft như iSpring Suite và Adobe Presenter Mỗi phần mềm kể trên đều có nhưng nét hay riêng nhưng quan trọng hơn, chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e-Learning. - Những phần mềm chuyên dụng cho việc xây dựng bài giảng điện tử e- Learning rất phong phú đa dạng trên thị trường, trong bài giảng này, nhóm tác giả sử dụng phần mềm iSpring Suite. - Bộ sản phẩm iSpring Suite được tích hợp 3 phần mềm gồm iSpring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn E-Learning, iSpring QuizMaker – phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến và iSpring Kinetics – phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử. - Ưu điểm rất mạnh của iSpring Suite. Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm này cho phép soạn 11 kiểu câu hỏi trắc nghiệm và 12 kiểu câu khảo sát khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn, điền khuyết . Sau khi làm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người làm đồng thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giáo viên nếu ứng dụng trực tuyến.
- - Ngoài ra, phần mềm iSpring Suite còn cho phép thiết lập cấu trúc các trang trong bài giảng, ẩn giấu trang, hiệu chỉnh thời lượng của trang, gán danh giảng viên, chọn giao diện cho trang, chèn các đối tượng như Bài trắc nghiệm hoặc Sách điện tử Đặc biệt, thông qua chức năng quản lý cấu trúc bài giảng giúp ta dễ dàng quan sát và điều chỉnh thời lượng của từng trang đồng thời thiết đặt chuyển hướng (rẽ nhánh) trang linh hoạt phù hợp với các tình huống sư phạm khi học. III. Giới thiệu về Bài giảng: - Tiết 29. Qua Đèo Ngang (Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan) - Môn: Ngữ Văn, lớp 7 Phần nội dung bài học được thiết kế theo tiến trình kiến thức sách giáo khoa, những thông tin người học cần thu thập được trình bày trong lời giảng, phim tư liệu; những tín hiệu nghệ thuật của bài thơ để rút ra kết luận hoặc nhận xét được thiết kế dưới dạng bài tập tương tác. Bài giảng được thiết kế với cấu trúc như sau: Slide 1: Trang mở đầu - Những thông tin về bài giảng, tác giả bài giảng. Slide 2: Mục tiêu bài học - Giới thiệu những mục tiêu cần đạt được ở các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Slide 3: Giới thiệu khái quát cấu trúc bài học. Slide 4: Bài tập kiểm tra bài cũ - Ôn tập, củng cố kiến thức về văn bản “Bánh trôi nước” đã học ở tiết trước. Slide 5: - Nếu trả lời phần kiểm tra bài cũ không đạt, người học được ôn tập nhanh ở đây để làm lại bài tập trước khi vào tìm hiểu bài mới. Slide 6: Bài tập kiểm tra bài cũ - Tiếp tục trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ.
- Slide 7: Video giới thiệu dẫn dắt vào bài học, định hướng về nội dung bài học. Slide 8: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu bài thơ Slide 9: Video phần ngâm thơ Slide 10: - Chú thích: Giới thiệu cụ thể những nét khái quát về tác giả, đặc điểm trong phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. - Có link liên kết ngoài để người học tìm hiểu rõ hơn về hồn thơ hoài cổ của tác giả.
- Slide 11: - Tìm hiểu chú thích về hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Slide 12: - Tìm hiểu chú thích về từ khó, địa danh Đèo Ngang. Slide 13: Giới thiệu Đèo Ngang Slide 14: - Tìm hiểu kiểu văn bản, phương thức biểu đạt của bài thơ.
- Slide 15: - Tìm hiểu luật thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Slide 16: - Minh họa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Slide 17: Tìm hiểu bố cục bài thơ. Slide 18: Giới thiệu hai câu đề.
- Slide 19: - Bài tập phát hiện tín hiệu nghệ thuật ở hai câu đề. Slide 20: - Phân tích hai câu đề để thấy được cảnh Đèo Ngang vắng lặng, tâm trạng của nhà thơ. Slide 21: Giới thiệu hai câu thực Slide 22: - Bài tập phát hiện tín hiệu nghệ thuật ở hai câu thực
- Slide 23: Phân tích hai câu thực Slide 24: - Khái quát bốn câu thơ đầu để thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ. Slide 25: Giới thiệu hai câu luận Slide 26: - Bài tập phát hiện tín hiệu nghệ thuật ở hai câu luận.
- Slide 27: - Phân tích hai câu luận để thấy nỗi niềm của nhà thơ: nhớ nước, thương nhà, niềm hoài cổ. Slide 28: - Giới thiệu và phân tích hai câu kết để thấy nỗi cô đơn lẻ loi của nữ sĩ. Slide 29: - Tổng kết những giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ. Slide 30: - Khái quát mô hình cảm xúc của bài thơ.
- Slide 31: - Bài tập luyện tập, củng cố để khắc sâu kiến thức bài học. Slide 32: - Hướng dẫn học sinh tiếp tục học tập, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. Slide 33: - Giới thiệu hình ảnh Đèo Ngang ngày nay, thông điệp bài học. Slide 34: Địa chỉ để cộng đồng tham gia, đóng góp, cập nhật, bổ sung.
- Slide 35: Thông tin về nguồn tài liệu tham khảo Hết