Tài liệu tham khảo Ngữ văn Lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1

docx 9 trang ngohien 6160
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu tham khảo Ngữ văn Lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_tham_khao_ngu_van_lop_7_viet_bai_tap_lam_van_so_1.docx

Nội dung text: Tài liệu tham khảo Ngữ văn Lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1

  1. NGỮ VĂN 7 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Đề 1. Kể câu chuyện lí thú hoặc xúc động mà em đã gặp ở trường cho cả nhà nghe. Bài làm tham khảo 1 Không giống như mọi ngày, hôm nay tôi trở về nhà với tâm trạng buồn và những suy nghĩ miên man khó tả. Câu chuyện ở lớp học buổi sáng nay thật sự đã ghi đậm trong trí óc tôi với hình ảnh của Hưng, một cậu bé với cặp mắt tinh anh trên khuôn mặt chưa đầy vẻ khắc khổ. Như để trải lòng mình, tôi kể câu chuyện trên lớp cho bố mẹ nghe sau bữa cơm tối của gia đình. -Hôm nay con có chuyện gì buồn sao? Dường như đoán được sự thay đổi trên gương mặt tôi, mẹ tôi hỏi. Nhìn mẹ tôi nhận ra sự đồng cảm sâu sắc.Tôi liền kể cho cả nhà cùng nghe về Hưng, cậu bạn mới nhập học vào lớp tôi năm nay, không chút rụt rè: -Hưng là học sinh mới của lớp con mẹ ạ. Hôm nay, trong giờ toán, bạn ấy không làm bài tập về nhà và bị cô giáo phạt đứng góc lớp. Mẹ nhìn tôi và cười: -Bạn lười làm bài tập nên bị phạt là đúng rồi, làm sao con lại buồn vì chuyện đó được? Tôi vội ngăn lại suy nghĩ của mẹ: -Không mẹ ơi,Hưng không làm bài tập không phải vì bạn ấy lười học đâu mẹ ạ. Hưng có hoàn cảnh rất đáng thương. Vì bạn ấy mới chuyển về trường nên con và tất cả mọi người chưa có điều kiện hiểu nhiều về bạn ý. Chúng con vẫn thường thấy Hưng là cậu bé hiền lành và có chút nhút nhát. Bao giờ cũng vậy, cậu luôn đến trường muộn làm lớp con mất điểm thi đua và chỉ mới một tiếng trống tan thì cậu ấy đã ba chân bốn cẳng chạy về nhà, chẳng thèm chờ đợi hay trò chuyện cùng ai cả. Hưng gần như sống tách biệt hoàn toàn với các bạn trong lớp con .Chúng con sẽ chẳng bao giờ hiểu biết rõ hơn về Hưng nếu như không có chuyện hôm nay.
  2. Như thường lệ, đầu giờ học, bao giờ cô giáo con cũng đi kiểm tra một lượt cả lớp có làm bài tập về nhà hay không. Cô đi hết dãy một và tỏ ra khá hài lòng vì ai nấy đều làm bài rất chăm chỉ. Bỗng dưng cô dừng lại ở bàn cuối cùng dãy thứ hai, chỗ ngồi của Hưng,trên nét mặt cô lộ rõ vẻ nghiêm khắc : “Sao em không làm bài tập về nhà cô đã giao?”. Hưng đứng dậy lí nhí trả lời: “Dạ, dạ thư cô, nhà em bị mất điện ạ”. Cả lớp bắt đầu có những tiếng xì xầm vì các bạn đều biết rằng khu nhà ở của Hưng tối hôm qua không bị cắt điện. Cô giáo nghiêm nét mặt: “Em lười làm bài tập về nhà, cô phạt em đứng góc lớp”. Dường như nỗi xấu hổ và sự tủi thân đã khiến Hưng khóc, Hưng trình bày lí do bạn ấy không kịp làm bài tập cho môn Toán ngày hôm nay. Như một cách để san sẻ nỗi lòng mình, Hưng kể cho cô và cả lớp nghe cuộc sống của em một cách tỉ mỉ khiến ai nghe thấy cũng không khỏi ngậm ngùi. Gia đình Hưng giờ chỉ có Hưng và mẹ đang đau ốm, bố Hưng ra đi do một vụ tai nạn lao động cách đây đã hai năm.Dù tổi còn nhỏ nhưng bạn ấy đã sớm phải là lao động chính trong gia đình. Sáng nào cũng vậy, Hưng đều phải dậy từ bốn giờ sáng giúp mẹ các thứ công việc trong nhà và chuẩn bị bữa sáng ,rồi lại đi rao báo để có tiền học và chăm lo thuốc thang cho mẹ xong việc cậu mới đến trường, chính vì thế mà chúng con luôn thấy bạn đi học muộn. Chiều về, cậu ấy cũng phải chạy thật nhanh để sớm về nhà tranh thủ đi bán vài tờ vé số và nấu cơm nước cho hai mẹ con. Hôm qua, mẹ Hưng bị tụt huyết áp phải nhập viện, cả đêm cậu ấy ở bên mẹ chăm sóc vì thế mà không hoàn thành được bài tập cô giao. Trong lớp đã bắt đầu có những tiếng thút thít, cả cô và trò đều không ngăn nổi dòng nước mắt của mình. Hưng trước giờ là một người ít nói, khó ai chia sẻ được với bạn đó, nhưng Hưng học giỏi và rất tốt bụng. Không ngờ hoàn cảnh của Hưng lại như thế này. Chúng con quá bất ngờ về nỗi bất hạnh mà Hưng phải gánh chịu.Cô giáo nhẹ nhàng bảo Hưng ngồi xuống và lặng lẽ tiến về phía bục giảng. Giọng cô dịu dàng và đầy xúc động: “Cô và tất cả các em đã sai khi không hiểu rõ hoàn cảnh của Hưng mà vội vàng khiển trách bạn. Cô xin lỗi. Hưng là học sinh mới, cả lớp ta phải yêu thương và giúp đỡ bạn nhiều hơn nữa.” Buổi học tiếp tục nhưng không khí như có phần nặng trĩu bởi câu chuyện của Hưng khiến ai nghe cũng phải ngậm ngùi, chua xót. Kể xong tôi mới biết nước mắt mình đã chảy ra từ khi nào không biết, cả Bố Mẹ tôi cũng thế, đều xúc động và thương cho hoàn cảnh của Hưng. Qua đây, tôi cũng rút ra một bài học quý giá cho mình: trước khi nhìn nhận đánh giá về một người hãy tìm hiểu kĩ về họ, bởi biết đâu cái nhìn phiến diện của ta lại làm xấu một con
  3. người vốn rất tốt đẹp.Và hơn bao giờ hết, con người phải biết sống trong tình yêu thương và phải biết yêu thương, đùm bọc tất cả những người ở quanh ta. Bài làm tham khảo 2. “Tùng! Tùng ! Tùng!”- tiếng trống tan học vừa dứt, tôi vội chạy ngay về nhà với hộp quà cầm trên tay. Ôi! Con đường hôm nay sao mà dài quá, đi mãi một lúc tôi mới về nhà. Tôi khẽ đi vào phòng khách, mẹ đang ngồi say sưa đọc báo. Nhìn thấy tôi, mẹ ngạc nhiên bảo: - Ơ, sao hôm nay về trễ thế con? Còn quà gì đó? - Mẹ ơi, hôm nay cô giáo đã cho chúng con một bất ngờ cảm động vào tiết sinh hoạt lớp đấy ạ! Để con kể cho mẹ nghe nhé! - Ừ, con kể đi!- Mẹ tôi vui vẻ trả lời. - Dạ, hôm nay vào tiết tư, chúng con đang học thực hành môn Tin ở phòng thực hành thì bỗng có vài bạn xin thầy cho về lớp trước. Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì tiết tư kết thúc. Tất cả chạy ùa vào lớp . Lớp học được trang trí rất đẹp: những quả bong bong nhỏ xinh dược treo khắp các cửa sổ cùng những dải kim tuyến lấp lánh. Trên bảng được viết dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật” bằng phấn phấn màu rất đẹp. Con vô cùng ngạc nhiên vì không biết các bạn tổ chức sinh nhật cho ai, mà trong tháng chín này lại có ngày sinh của con. - Chà, thú vị thật đó, con mau kể tiếp đi! –Mẹ tôi háo hức nói. - Vâng ạ. Thế rồi, cô giáo bước vào lớp và bắt nhịp cho các bạn hát bài “Happy birthday”. Cô và các bạn đồng thanh hát và vỗ tay rất nhịp nhàng. Rồi, cô thay mặt cho tập thể lớp phát biểu rằng: “Các con ạ, tháng Chín này lớp ta có sinh nhật của các bạn Uyên Phương, Bảo Khánh và Như Ngọc. Cô và ban cán sự lớp đã bí mật tổ chức sinh nhật cho các bạn. Cô chúc các con có một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ bên tập thể lớp, ngày càng chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng nhé! Cả lớp cho các bạn một tràng vỗ tay nào!”. “Hoan hô cô giáo! Hoan hô cô giáo!”. Và, tiếng vỗ tay từ các bạn vang lên không ngớt. Cô cho chúng con lên bảng để nhận quà sinh nhật từ lớp. Rồi cả lớp ngồi thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời của các bạn. Chúng con xúc động vô cùng. Con được đại diện cho các bạn lên phát biểu. Mọi việc đều bất ngời khiến con lúng túng quá, phải mất
  4. mấy phút con mới nói được lời cảm ơn cô và các bạn: “Chúng con xin cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp đã tổ chức sinh nhật cho chúng con. Đây là bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa nhất mà chúng con sẽ không bao giờ quên. Chúng con hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ long cô giáo và các bạn.”. Cả lớp vỗ tay rào rào không ngớt khiến con sung sướng vô cùng. Thật là thú vị và cảm động phải không mẹ? - Ừ, từ nay con phải chăm ngoan, học thật tốt để xứng đáng với tình yêu thương mà cô và các bạn đã dành cho con đấy! - Vâng ạ! con xin hứa! Sau bữa tiệc sinh nhật đó, cô trò chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn rất nhiều. Tập thể lớp 7A chúng tôi nhất định sẽ luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã cho chúng tôi một bữa sinh nhật tuyệt vời và ý nghĩa. Đề 2. Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự ( Lượm, Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau. Bài làm tham khảo 1 Năm 1950, quân ta mở chiến dịch Biên giới để giữ thế chủ động tấn công quân địch. Năm ấy, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận chỉ huy và theo dõi cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bác cũng cùng ban chỉ huy trận đánh áp sát chiến trường để chỉ đạo các trận đánh. Tôi là một chiến sĩ trong đội bảo vệ Bác tại chiến dịch này vì vậy, tôi cùng đội mình hành quân theo Bác. Đêm đó, Bác cháu tôi nghỉ lại trong một cái lán nhỏ vách nứa, mái lá dựng xơ xác ở giữa rừng. Sau một ngày hành quân vất vả, giấc ngủ đến với tôi thật nhanh và thật say. Sau phút trở mình, tôi chợt thấy có bóng người lặng lẽ ngồi bên bếp lửa. Đó chính là Bác. Lửa cháy rừng rực và Bác Hồ ngồi đó im lặng, trầm ngâm. Gương mặt Người tĩnh lặng, đôi mắt nhìn sâu vào bếp lửa, chòm râu im phăng phắc. Tôi bàng hoàng như trong một giấc mơ kì lạ, hình ảnh Bác như đang được tạc vào đêm. Chợt, Bác đứng lên, bước thật nhẹ nhàng tới chỗ chúng tôi đang nằm. Người rất nhẹ nhàng kéo chăn lên đắp cho từng người một. Như sợ các anh em dật mình, Bác nhón chân nhẹ
  5. nhàng, thật nhẹ .Lòng xúc động khôn nguôi, tôi nghẹn ngào không nói thành lời. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.Chăm cho các cháu xong, Bác lại về chỗ cũ ngồi gần bếp lửa. Ánh lửa bập bùng soi rõ bóng Bác trên vách nứa. Bóng Người cao lồng lộng như bao trùm lên các tất cả chúng tôi và đem thêm hơi ấm cho mỗi người. Tôi có cảm giác mơ màng, cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia. Tôi khẽ cất tiếng nho nhỏ hỏi: “Thưa Bác, Bác có lạnh lắm không ạ? Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp: -Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ việc cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ! Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bề bộn. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm giốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi ? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư ? Trời sắp sáng rồi !!! Tôi vội vã: - Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi ! Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi: - Chú cứ ngủ đi, Bác thức thì mặc Bác. Bác có ngủ cũng chẳng yên lòng được. Khi Bác nằm trong lán trại bên ngọn lửa ấm thì hàng ngàn dân công, hàng ngàn chiến sĩ đang phải ngủ giữa rừng khuya, gió lạnh, mưa rơi, chỉ có lá cây thay chiếu, manh áo mỏng thay chăn. Tôi lặng mình xúc động ! Vậy là tôi đã biết rõ vì sao Bác cứ thức mãi trong đêm. Tôi cũng không thể nào ngủ thêm được nữa vì những tình cảm yêu thương, kính trọng dành cho Bác cứ xốn xang trong trí. Tôi nhẹ trở dậy, khe khẽ đến bên Người những mong “Con bỗng lớn ở bên Người một chút”. Tôi đã thức luôn cùng Bác trong đêm ấy và tôi còn hiểu thêm điều này: “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình
  6. Bác là Hồ Chí Minh”. Một đêm giá rét, mệt mỏi và dài lê thê Bác đã không ngủ. Vì Bác đã dành tình thương yêu và sự quan tâm của mình cho tất thảy mọi người. Tôi nghẹn lòng nhớ đến lời thơ của Tố Hữu: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa” Bài làm tham khảo 2 Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi vô cùng xúc động. Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế (năm 1947) thì tôi vừa ở Hà Nội về. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng. Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Tôi hỏi -Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến có nhớ nhà không? Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại , hai má đỏ hồng như trái bồ quân nói: -Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều! Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải
  7. hoàn ca chiến thắng.Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! -Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không? -Sao? Lượm hi sinh rồi sao? Tôi hấp tấp hỏi, đôi mắt như nhòa đi vì ngấn lệ. Người giao liên kể: -Cháu Lượm làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn cấp phải đưa đi gấp, đường đi băng qua nhiều đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn: - Phải cận thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được. Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân: -Nguy hiểm cháu cũng không sợ, để phục vụ kháng chiến cháu quyết chẳng từ nan. Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi.Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo. Bỗng từ phía đồn địch, một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ru giấc ngủ của cháu. Tin cháu lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm hi sinh làm tim tôi xao xuyến mãi. Trước mắt tôi bỗng hiện ra hình ảnh một chú bé Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội mũ ca lô lệch vừa huýt sáo vừa nhảy như con chim chích của đồng ruộng Việt Nam. Đề 3. Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè.
  8. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là em lại được bố mẹ cho đi du lịch thăm thú cảnh đẹp quê hương. Nhờ những chuyến du lịch ấy mà em biết được rất nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước . Chuyến du lịch lần này đưa em đến với Huế, thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp hoài cổ. Em được đi thăm những quần thể lăng, tẩm và các chùa. Nhưng em thích nhất và để lại trong em nhiều ấn tượng nhất đó là biển Cửa Tùng. Xe lắn bánh từ rất sớm, khi em còn đang say giấc nồng thì đã nghe tiếng mẹ gọi: “Dậy đi con gái yêu, đến bãi biển rồi”. Đôi mi dần hé mở, vẻ đẹp của biển lúc bình minh khiến em bừng tỉnh giấc. Thật tuyệt vời làm sao. Một vệt hồng xuất hiện lên ở phía chân trời, lớn dần cho tới khi trải thành một con đường hồng thắm , rạng rỡ. Mặt biển thì óng ánh màu hồng nhạt . Và phía chân trời mặt trời dần xuất hiện, trông xa như một quả cầu lửa đang từ từ nhô lên khỏi mặt nước xanh biếc đặm đà. Những tia nắng chói chang bắt đầu trải khắp mọi nơi . Em chạy chân trần trên cát. Cát mịn nên thật êm. Quanh chỗ em đứng có rất nhiều đụn cát nhỏ . Mỗi khi sóng rào làm nó tan biến , thì ra đây là công trình của các chú dã tràng . “Dã tràng xe cát biển đông ” câu ca dao này đã nghe rất nhiều lần nhưng bây giờ mới được chứng kiến . Đám trẻ bọn em vẫn thường nghĩ không biết tại sao con đã tràng lại làm những công việc vô ích đó thế nhỉ? Nhưng chú dã tràng ấy đã đem đến những niềm vui thú vị cho những đứa trẻ như chúng em. Thời tiết hôm nay thật đẹp. Dù mùa hè nhưng không bỏng rát. Có lẽ ở biển nên cái nắng có phần dịu đi. Biển xanh hiền hòa. Cả một màu xanh mênh mông. Những con sóng ở đây cũng lăn tăn chứ không cuồn cuộn, dữ dội như những bãi biển khác. Biển Cửa Tùng thật dịu dàng. Biển không đánh sóng, sủi bọt trắng xóa lặng lờ trong êm ả. Mặt trời dần lên cao trên đỉnh đầu,nắng đã gắt, ướt đẫm trên vai. Bên bờ biển những chiếc thuyền đánh cá nhỏ người dân vùng biển neo ở gần đây tô điểm cho cuộc sống sinh hoạt của con người thêm phần sinh động. Có những chiếc thuyền đã cũ kỹ, bị hỏng nằm chờ được sửa chữa.Dù bị hỏng nhưng vẫn gắn liền với biển, chắc xa biển, nó cũng thấy buồn. Dọc bờ biển là cánh rừng thông, cây nào cũng cao vút, xanh tươi tràn trề nhựa sống đứng trầm ngâm và lặng lẽ ngắm biển xinh tươi. Người ta thường bào “ Mưa rừng cọ, gió rừng thông” cũng tại bởi lẽ ở rừng cọ, chỉ cần vài giọt mưa nhỏ cũng đủ tạo nên những tiếng rầm quen thuộc và rùng thông thì chỉ cần chút gió thoảng nhẹ thôi
  9. cũng đủ làm cho cành lá xôn xao. Khi có gió biển, những cành lá thông va vào nhau kêu xào xạc như đùa vui, thủ thỉ tâm tình. Những cây dừa thân cao vút xòe cánh tay ôm lấy bầu trời xanh, cao và rộng. Biển Cửa Tùng vẫn còn vẻ đẹp của tự nhiên. Nó không ồn ào và nao nhiệt như nhiều bãi biển khác. Nó cũng im lặng, yên ả như chính thành phố Huế cổ kính này. Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng có lúc phải chia tay, vẻ đẹp yên bình của bãi biển Cửa Tùng thật khiến em chỉ muốn được ở nơi đây mãi. Em yêu vẻ đẹp giản dị của bãi biển nơi đây. Dù chỉ dừng lại ở biển Cửa Tùng có một ngày nhưng những cảm xúc cảm giác của em về vẻ đẹp nơi đây thật nhiều và ghi dấu mãi. Em chia tay biển với đầy lưu luyến. Chuyến đi du lịch này càng khiến em yêu hơn cảnh đẹp quê hương.