Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Cảnh khuya"

docx 3 trang ngohien 21/10/2022 6920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Cảnh khuya"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_van_ban_canh_khuya.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Cảnh khuya"

  1. CẢNH KHUYA Hồ Chí Minh A. Nội dung bài thơ Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Cảnh khuya là bài tứ tuyệt kiệt tác,bát ngát tình. B. Tìm hiểu tác phẩm 1. Tác giả - Hồ Chí Minh (1890 - 1969),quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách mạng Việt Nam. - Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới 2. Tác phẩm a, Hoàn cảnh sáng tác - Thời gian: 1947 - Địa điểm: chiến khu Việt Bắc - Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng b, Bố cục - Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Việt Bắc - Hai câu cuối: Những suy tư của thi nhân dưới ánh trăng c, Phương thức biểu đạt - Miêu tả và biểu cảm. d, Thể thơ - Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt. e, Giá trị nội dung
  2. - Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước. f, Giá trị nghệ thuật - Biện pháp so sánh, điệp từ - Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác, liên tưởng C. Đọc hiểu tác phẩm 1. Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Việt Bắc - 2 câu thơ đầu miêu tả khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng sáng: + Hình ảnh: trăng, hoa, cổ thụ + Âm thanh: tiếng suối, so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát - Biện pháp điệp từ: từ “lồng” được lặp lại hai lần trong cùng một câu thơ 7 chữ - làm tăng mạnh thêm sự đan xen, chồng chéo, tràn ngập khó phân của ánh trăng và sự vật tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót - Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác: + Tiếng suối: từ chỉ âm thanh - cảm nhận được bằng thính giác + “Trong”: từ chỉ đặc điểm - cảm nhận được bằng thị giác + So sánh tiếng suối như tiếng hát => Những hình ảnh, âm thanh gần gũi, chân thực ở vùng núi rừng. b. Những suy tư của thi nhân dưới ánh trăng - Hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bài thơ.
  3. + Biện pháp tu từ so sánh: so sánh khung cảnh đêm khuya như một bức tranh vẽ, có thể hiểu theo hai nghĩa: + Khung cảnh chốn rừng núi vào đêm trăng tươi đẹp như một bức tranh. + Khung cảnh đêm khuya cùng con người trầm tư, yên lặng, không chuyển động - luôn tĩnh lặng như một bức tranh. + Biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4 - nhấn mạnh trạng thái của con người đang thao thức dù đêm đã khuya. Đồng thời biện pháp điệp ngữ vòng còn gợi lên sự kéo dài, triền miên, lặp lại của hành động thao thức không ngủ của nhân vật trữ tình. - Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. => Diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.