Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20, Tiết 78: Rút gọn câu

docx 9 trang ngohien 21/10/2022 7960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20, Tiết 78: Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_20_tiet_78_rut_gon_cau.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20, Tiết 78: Rút gọn câu

  1. TUẦN 20 - TIẾT 78: TIẾNG VIỆT: RÚT GỌN CÂU I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu - Khái niệm câu rút gọn. - Tác dụng của việc rút gọn câu. - Cách dùng câu rút gọn. 2. Về năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực vận dụng, năng lực cảm thụ văn học và năng lực thẩm mĩ. 3. Về phẩm chất: - Yêu Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Có ý thức sử dụng câu rút gọn phù hợp khi giao tiếp (Lựa chọn cách sử dụng câu rút gọn theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính 2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, bút màu, bút dạ, giấy A3. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về cấu tạo câu đã học để kết nối vào bài học; tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh học tập. b) Nội dung: - Giáo viên gợi nhắc, ôn tập kiến thức cũ và định hướng, xác định vấn đề cần giải quyết thông qua việc: Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu trong ngữ liệu. c) Sản phẩm: ׃HS xác định được Hôm nay, tôi đi học. CN VN 1. Lớp 7ª đang lao động. CN VN 2. Uống nước nhớ nguồn VN d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 1
  2. tập: - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - GV giao nhiệm vụ cho HS thông - HS quan sát, so sánh và chỉ ra điểm khác qua hệ thống câu hỏi biệt. 1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp Bước 3: Báo cáo kết quả dưới, em hãy xác định cấu tạo ngữ 1. Hôm nay, tôi đi học. pháp của các câu trên. CN VN 2. Xét về cấu tạo, câu 3 có gì đặc 2. Lớp 7ª đang lao động. biệt? CN VN Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 3. Uống nước nhớ nguồn nhiệm vụ VN GV nhận xét, dẫn vào bài mới: - Xét theo cấu tạo, câu 3 không có đầy đủ Câu 1, 2 đều có đầy đủ thành phần thành phần CN, VN (khuyết CN). CN và VN. Câu 3 là tục ngữ thường xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Vậy nó thuộc kiểu câu gì, cách sử dụng ra sao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu “Thế nào là rút gọn câu?” a) Mục tiêu: GV hướng dẫn HS nắm được khái niệm rút gọn câu, tác dụng của việc rút gọn câu. Từ đó lấy được ví dụ về câu rút gọn. b) Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông qua hệ thống các câu hỏi gợi ý tìm hiểu ví dụ trong sách giáo khoa. - Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: c) Sản phẩm: - Khái niệm rút gọn câu: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn. - Tác dụng của việc rút gọn câu: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ; ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập tập: - HS đọc ngữ liệu, làm việc cá nhân, suy - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua nghĩ, trả lời. hệ thống câu hỏi. - HS hình thành kĩ năng khai thác ngữ liệu, GV trình chiếu VD a, b lên màn hình. nhận xét, trả lời. ? Em hãy xác định CN, VN của câu a. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận Học ăn, học nói, học gói học mở. - a. 2
  3. Trong VD b đóng vai trò ngữ pháp gì Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. trong câu? CN VN - VN - b. Học ăn, học nói, học gói, học mở. ? Xét về cấu tạo, câu a có gì khác với - Xét về cấu tạo, câu a có đầy đủ CN, VN ; câu b. câu b vắng CN. ? Em có thể thêm những từ ngữ nào để - Có thể thêm : chúng tôi/mọi người câu b có đầy đủ CN, VN. ? Vì sao chủ ngữ trong câu (a) được - Lời khuyên chung cho mọi người. lược bỏ. Như vậy, vốn câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng vì đây là câu tục ngữ đưa ra lời khuyên chung cho mọi người nên CN bị lược bớt đi. Chúng ta hoàn toàn có thể khôi phục được thành phần bị lược bỏ. => Câu b là câu rút gọn. ? Vậy thế nào là rút gọn câu.  Là lược bỏ một số thành phần câu tạo GV đưa thêm ví dụ c,d thành câu rút gọn. ? Trong các câu in đậm, thành phần nào c. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn được lược bỏ. người, sáu bảy người. => Lược bỏ VN. d. – Bao giờ cậu đi Hà Nội ? - Ngày mai. ? Khi rút gọn câu, có thể có những => Lược bỏ cả CN và VN. trường hợp nào. => Rút gọn CN, VN, cả CN và VN. ? GV đưa ra ví dụ c, d sau khi đã khôi phục thành phần rút gọn. ? Sau khi rút gọn, câu như thế nào so với khi chưa rút gọn. GV đưa ra ví dụ: Uống nước nhớ nguồn. ? Trở lại với câu trong phần kiểm tra bài cũ, vì sao chủ ngữ trong câu này được  Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, lược bỏ. vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ? Rút gọn câu nhằm mục đích gì. trong câu đứng trước. 3
  4. ? Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu  Lời khuyên chung cho mọi người. nhằm mục đích gì? Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về câu rút gọn. Bài tập nhanh: Trò chơi: Bí mật trong trái bóng - Luật chơi : Trong mỗi quả bóng là 1 câu hỏi. HS chọn bóng và trả lời. Trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà. Câu 1 : - Câu rút gọn : b,c Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? a. Người ta là hoa đất. b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. Câu 2 : Tìm câu rút gọn trong ví dụ, xác - Câu rút gọn : Cả tiếng cười. Rút gọn VN. định thành phần được rút gọn : Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao) Câu 3 : Trong hai câu thơ sau, thành - Thành phần CN được rút gọn. Khôi phục : phần nào được rút gọn ? Khôi phục thành phần được rút gọn. Người lính/người chiến sĩ Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ (Xuân Quỳnh)  Từ trò chơi rút ra: - Nắm vững kiến thức đã học. 4
  5. - Câu rút gọn được sử dụng phổ biến trong tục ngữ, thơ ca, văn xuôi và giao tiếp hằng ngày. Mỗi câu rút gọn đều thực hiện một mục đích nhất định. Không chỉ thế, câu rút gọn còn được dùng làm các khẩu hiệu tuyên truyền cho các hoạt động có ích: khẩu hiệu trong lớp, năm điều Bác Hồ dạy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng sử dụng câu rút gọn để tạo ra những khẩu hiệu có ý nghĩa làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. GV đưa ra 4 hình ảnh. Chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm dựa vào hình ảnh và thiết kế 1 khẩu hiệu tuyên truyền bằng câu rút gọn. . Thi đua học tập ׃Thời gian: 3 phút. - Nhóm 1 Nói không với pháo nổ ׃Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Nhóm 2 Hãy bảo vệ môi trường ׃nhiệm vụ - Nhóm 3 Hãy tránh xa ma túy ׃GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, - Nhóm 4 chốt kiến thức qua sơ đồ tư duy: Câu rút gọn được sử dụng phổ biến và đặc biệt trong giao tiếp thường ngày chúng ta chủ yếu sử dụng câu rút gọn vì nó có tác dụng vô cùng tuyệt vời. Nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng nó được không? Sử dụng nó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong phần II. GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức qua sơ đồ tư duy: Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách dùng câu rút gọn a) Mục tiêu: + GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu ngữ liệu ở phần II. + HS hiểu được những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn. b) Nội dung: 5
  6. - GV hướng dẫn học sinh khám phá ví dụ thoong qua hệ thống các câu hỏi gợi ý sách giáo khoa. c) Sản phẩm: Phần trả lời của học sinh qua phiếu học tập cá nhân a) Thiếu CN - Không nên rút gọn như vậy, vì sẽ làm câu khó hiểu, khó khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng b) - Cộc lốc, thiếu lễ phép. - Thêm: ạ, dạ, thưa mẹ ạ - Rút gọn câu chú ý + Không làm người nghe hiểu sai, hiểu không đầy đủ. + Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua - HS đọc ngữ liệu các câu hỏi - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời GV chiếu ví dụ. câu hỏi. ? Chú ý ví dụ trên bảng cho biết phần in - HS có kĩ năng khai thác ví dụ để trả lời câu đậm thiếu thành phần nào? hỏi. ? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận sao? - Một vài HS báo cáo kết quả làm việc của ? Em có nhận xét gì về câu trả lời của bạn mình. học sinh trong ví dụ. a) Thiếu CN ? Chú ý câu in đậm, cần thêm từ ngữ nào - Không nên rút gọn như vậy, vì sẽ làm vào câu rút gọn để thể hiện thái độ lễ câu khó hiểu, khó khôi phục chủ ngữ một phép? cách dễ dàng. => Lưu ý học sinh khi nói chuyện với ông b) bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi phải - Cộc lốc, thiếu lễ phép. chú ý lễ phép. - Thêm: ạ, dạ, thưa mẹ ạ ? Từ 2 ví dụ trên em cho biết khi rút gọn - Rút gọn câu chú ý câu cần lưu ý điều gì? + Không làm người nghe hiểu sai, hiểu Yêu cầu học sinh đọc, giáo viên nhấn không đầy đủ. mạnh những điểm chính. + Không biến câu nói thành câu cộc lốc, Nhiều khi việc sử dụng câu rút gọn không khiếm nhã. - Câu rút gọn: Mất rồi. phù hợp còn gây ra những hiểu làm vô 6
  7. cùng tai hại. Câu chuyện sau đây là 1 ví Thưa tối hôm qua. Cháy ạ. dụ. GV đưa ra bài tập câu chuyện Mất rồi. Yêu cầu HS đọc. ? Tìm câu rút gọn trong phần trả lời của - Tờ giấy mất rồi, mất tối hôm qua. Tờ cậu bé khi nói chuyện với vị khách. giấy bị cháy. ? Ý cậu bé khi nói những câu trên là gì. - Bố cậu bé mất tối hôm qua. Mất vì cháy. ? Người khách hiểu như thế nào. => GV nhấn mạnh khi sử dụng cần thận trọng, chú ý đến tình huống giao tiếp để tránh cảnh hiểu lầm, ông nói gà bà nói vịt như câu chuyện trên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung nhau. - GV đánh giá kết quả làm việc của HS; ghi nhận, tuyên dương, có thể cho điểm những HS có quả làm việc tốt. - GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, và chốt kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập sách giáo khoa và thảo luận nhóm để học sinh luyện tập củng cố kiến thức. c) Sản phẩm: Phần làm việc của HS Bài tập 1: Đã làm 1 phần, yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện phần còn lại. Bài tập 2: - Yêu cầu HS đọc bài tập. a. Câu rút gọn: - Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà - Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Khôi phục: Thêm tôi/ta - Thơ ca thường dùng câu rút gọn bởi thơ ca súc tích, ngắn gọn; quy định câu chữ chặt chẽ. Hơn nữa còn thể hiện tâm trạng không chỉ riêng tác giả. 7
  8. b. Hướng dẫn học sinh về nhà làm tương tự. Bài tập 4 : - Chi tiết gây cười : 3 - Câu rút gọn: - Đây. - Mỗi. - Tiệt. - Phê phán anh chàng tham ăn đến mức trả lời ngắn gọn đến khó hiểu và thô lỗ. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập tập: - HS thảo luận nhóm, xây dựng đoạn hội - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua thoại. Lên trình bày đoạn hội thoại. các yêu cầu thảo luận và bài tập sách - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. giáo khoa. Yêu cầu HS tạo lập đoạn hội thoại với chủ đề học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV chia nhóm: mỗi nhóm xây dựng một Bài tập 1: Đã làm 1 phần, yêu cầu học đoạn hội thoại và cử người lên trình bày. sinh về nhà hoàn thiện phần còn lại. Thời gian xây dựng hội thoại: 3 phút. Bài tập 2: Thời gian trình bày: dưới 2 phút. - Yêu cầu HS đọc bài tập. Gọi 1 nhóm lên trình bày. HS và GV a. Câu rút gọn: cùng nhận xét. - Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Các nhóm còn lại thu về chấm và nhận - Dừng chân đứng lại trời, non, nước, xét trong các tiết học sau. Khôi phục: Thêm tôi/ta GV gọi HS đọc bài tập. Yêu cầu thực hiện nội dung. - Thơ ca thường dùng câu rút gọn bởi thơ ca súc tích, ngắn gọn; quy định câu chữ chặt chẽ. Hơn nữa còn thể hiện tâm trạng không chỉ riêng tác giả. b. Hướng dẫn học sinh về nhà làm tương tự. Bài tập 4 : - Chi tiết gây cười : 3 - Câu rút gọn: - Đây. - Mỗi. - Tiệt. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Phê phán anh chàng tham ăn đến mức trả 8
  9. nhiệm vụ lời ngắn gọn đến khó hiểu và thô lỗ. - HS nhận xét câu trả lời. - GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b) Nội dung: - Gv dùng sơ đồ tư duy khép lại bài học, khái quát sơ lược kiến thức rút gọn câu. c) Sản phẩm: Phần làm việc của học sinh HS sưu tầm một số câu chuyện cười có sử dụng câu rút gọn. Sưu tầm những khẩu hiệu, những đoạn hội thoại sử dụng câu rút gọn trong đời sống hằng ngày. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập tập: - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - GV giao nhiệm vụ cho HS thông Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận qua hệ thống câu hỏi Gv dùng sơ đồ tư duy khép lại bài học, khái quát sơ lược kiến thức hai bài tục ngữ. GV yêu cầu sưu tầm một số câu chuyện cười có sử dụng câu rút gọn. Sưu tầm những khẩu hiệu, những đoạn hội thoại sử dụng câu rút gọn trong đời sống hằng ngày. HS kể chuyện và đọc lại các đoạn hội thoại Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ + Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày -HS nhận xét câu trả lời. nếu còn thời gian. -GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. + Tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm. o0o 9