Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 27: Văn bản "Bạn đến chơi nhà" - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Lan

doc 7 trang ngohien 22/10/2022 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 27: Văn bản "Bạn đến chơi nhà" - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_27_van_ban_ban_den_choi_nha_nam_h.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 27: Văn bản "Bạn đến chơi nhà" - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Lan

  1. Nguyễn Thị Hương Lan – Ngữ Văn 7– Ngày soạn 17/10/2020 Ngày dạy: /10/2020 Tuần 7- Tiết 27 Văn bản: Bạn đến chơi nhà. 1. Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 2. Bài mới. Các em ạ! Chúng ta tạm chia tay với Đèo Ngang hoang sơ vắng lặng với tâm hồn cô đơn nhớ nước thương nhà của nữ thi sĩ Huyện Thanh Quan để đến với vườn Bùi chốn cũ, đến với một Tam Nguyên Yên Đổ sâu nặng tình người, tình đời. Sự sâu nặng tình người, tình đời ấy xuất phát từ một tấm lòng chân thành, một hồn thơ chân chất. Tấm lòng ấy, hồn thơ ấy được thể hiện rõ trong những bài thơ viết về tình bạn của ông mà tiêu biểu hơn cả có lẽ là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Tiết học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài thơ này. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I - Đọc hiểu, chú thích. GV chiếu chân dung nhà thơ. 1, Tác giả. ? Dựa vào chú thích và kết hợp với những hiểu biết của bản - Nguyễn Khuyến quê ở thân em hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn thôn Vị Hạ xã Yên Đổ – Lục Bình – Hà Khuyến ? Nam. Gv: NK là người học giỏi, từng làm quan. Là người có - Là người thông minh, học giỏi đỗ đầu nhân cách thanh cao nên năm 1884 triều đình nhà Nguyễn cảc 3 kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình bạc nhược trao nước ta cho thực dân Pháp, không chấp nên người ta gọi ông là Tam Nguyên nhận làm tay sai cho kẻ thù Nguyễn Khuyến cáo quan về ở Yên Đổ. ẩn. 1/4 thế kỉ sống ở quê hương Yên Đổ gần gũi với nhân - Làm quan 10 năm, khi thực dân Pháp dân, đồng cam cộng khổ với cuộc sống cơ cực của nhân xâm lược ông cáo quan về ở ẩn. dân đã tôi luyện nên 1 hồn thơ Nguyễn Khuyến thanh cao, - Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân dân giã mộc mạc, giản dị. tộc, thơ ca của ông chủ yếu sáng tác Đề tài trong thơ Nguyễn Khuyến rất đa dạng và phong trong thời gian ở ẩn. phú. Thơ ông thể hiện tình yêu nông thôn, tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống khổ cực của nhân dân, châm biếm, đả kích bọn quan lại, bọn thực dân Pháp và bộc lộ tấm lòng yêu nước. Nhắc đến NK là chúng ta nhớ ngay đến những bài thơ tiêu biểu của ông như: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm, Bạn đến chơi nhà Gv chiếu một số tác phẩm của Nguyễn Khuyến 2. Tác phẩm. ? Bài thơ bạn đến chơi nhà được sáng tác trong khoảng thời - Bài thơ được sáng tác trong khoảng gian nào? thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở GV: Chán bỏ công danh, chán bỏ cuộc sống quan trường ẩn. đầy bon chen. Nguyễn Khuyến về với vườn Bùi chốn cũ. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Đây là bài thơ hay nhất được truyền tụng về chủ đề tình bạn của Nguyễn Khuyến. - Bài thơ in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - tập 4 (1963) ? Theo em cần đọc bài thơ với giọng như thế nào? - Giọng phấn chấn, vui tươi, hóm hỉnh, 1
  2. Nguyễn Thị Hương Lan – Ngữ Văn 7– Ngày soạn 17/10/2020 ngắt nhịp 4/3,2/2/3 riêng câu 7 ngắt nhịp 4/1/2. ? Gọi học sinh đọc. - Học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét đọc. ? Trong bài thơ có một số từ khó. Em hiểu từ “khôn” và từ Khôn : không, khó “cả” nghĩa là gì? Cả : lớn GV: Bài thơ nói với ta về tình bạn của NK, một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp. Để hiểu rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu phần II Đọc- Hiểu văn bản. 1. Cấu trúc văn bản ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Hãy trình bày đặc - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. điểm thể thơ đó? + Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, hiệp vần cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 , gieo vần B + Đối giữa câu 3 -4, 5-6. ?Thể thơ của bài thơ này giống với bài thơ nào đã học. - Bài “Qua Đèo Ngang”. ? Cũng làm theo thể thơ thất ngôn bát cú, song dựa vào mạch - Bố cục: 3 phần cảm xúc em thấy bài “Bạn đến chơi nhà” chia thành mấy + Phần 1: (Câu 1): Cảm xúc khi bạn đến phần, nều nội dung từng phần? chơi nhà. Gv : Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú song có + Phần 2: (Sáu câu thơ tiếp): Hoàn cảnh cấu tạo rất mới mẻ không theo cấu trúc 2 đề, 2 thực, 2 luận, tiếp bạn.( Cảm xúc về gia cảnh) 2 kết thông thường. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo thơ + Phần 3: (Câu thơ cuối): Cảm xúc về Đường một cách uyển chuyển của một nhà thơ tài ba, làm tình bạn cho bài thơ mang vẻ đẹp riêng độc đáo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. ? Qua phần đọc văn bản, theo em bài thơ được làm theo - Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp phương thức biểu đạt nào? với miêu tả, tự sự GV: Có thể nói bài thơ là sự diễn tả những cảm xúc của tác giả. Để hiểu rõ cảm xúc ấy chúng ta tìm hiểu nội dung văn bản. 2. Nội dung văn bản. a, Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà. ? Đọc diễn cảm câu thơ 1. - Học sinh đọc ? Câu thơ 1 thông báo với chúng ta về điều gì? - Nhà thơ có bạn đến chơi. ? Em hãy nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của câu thơ 1. - Lời thơ tự nhiên như một lời nói Gv: Câu thơ tự nhiên như một lời nói thường, buột ra, khi thường, một tiếng reo vui. gặp bạn đến chơi, giản dị như một lời chào lúc gặp nhau. Hình như nhà thơ không phải nghĩ xem nói gì, viết gì mà cứ tự nhiên nói ra thành thơ, nôm na xuất khẩu thành chương. Và ở trong lời nói nôm na ấy có hai điều đáng chú ý: Một cụm từ chỉ thời gian, một từ để xưng hô. ? Em hãy chỉ ra? - Đã bấy lâu nay bác tới nhà ? Cụm từ “ Đã bấy lâu nay” ngoài nghĩa chỉ thời gian còn - “ Đã bấy lâu nay”: + Chỉ thời gian diễn tả điều gì? + Niềm chờ đợi mong mỏi bạn đến chơi GV:”Đã bấy lâu nay” là bao tháng bao năm rồi đôi bạn nhà từ lâu. già chưa gặp nhau siết bao mong nhớ đợi chờ. Em thử hình - Vội vã, ôm chầm lấy bạn, miệng cười dung ra dáng điệu cử chỉ của nhà thơ khi đón bạn. tươi rạng rỡ, ánh mắt tràn ngập niềm vui. ? Và nhà thơ gọi bạn bằng “bác”. Cách xưng hô ấy thể hiện - Cách xưng hô: gợi sự thân tình, gần 2
  3. Nguyễn Thị Hương Lan – Ngữ Văn 7– Ngày soạn 17/10/2020 điều gì? gũi, sự trân trọng, gắn bó ? Điều ấy cho em thấy mối quan hệ tình cảm bạn bè ở đây -> tình bạn thắm thiết, thủy chung như thế nào? ? Từ đó em cảm nhận được tâm trạng của nhà thơ như thế -> Hồ hởi, thoả lòng vui mừng khôn nào khi đón bạn qua câu thơ 1? xiết sau bao ngày gặp lại. GV: Hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng khi có bạn đến chơi có lẽ là tâm trạng chung của một người Việt Nam vốn hiếu khách và tâm trạng ấy được thể hiện rõ hơn với một người trọng tình bạn như Nguyễn Khuyến. NK có rất nhiều bài thơ viết về tình bạn và trong số những bài viết đó NK đều gọi bạn là “bác” Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu Lụt lội năm nay bác ở đâu (Nước lụt hỏi thăm bạn) Hay: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta Điều đó cho ta thấy được sự thân tình, quý trọng trong tình bạn của NK Câu thơ đầu với 7 tiếng ngắn ngủi như một tiếng reo vui. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm. Ta có thể hình dung 2 người bạn tay bắt mặt mừng, niềm vui khôn tả. Không nghi lễ, khách sáo rất thân tình là những gì NK dành cho người bạn hiền của mình. GV chuyển: theo lẽ thường, khi có khách đến chơi, chủ nhà sẽ tiếp đón thịnh soạn để thể hiện sự hiếu khách. Còn Nguyễn Khuyến thì tiếp bạn ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu 6 câu thơ tiếp theo. b, Cảm xúc về gia cảnh. - H đọc ? Đọc phần 2 Trẻ thời đi vắng chợ thời xa ? Ngay từ câu thơ đầu tiên trong 6 câu thơ tiếp, Nguyễn Khuyến đã nhắc tới những sự vật nào? ? Vì sao Nguyễn Khuyến lại nhắc đến trẻ đi vắng, chợ xa - trẻ - để có người sai bảo. trước tiên? - chợ - nơi đây đủ những thứ cần thiết, chỉ ở chợ mới đầy đủ thực phẩm ngon tiếp bạn. -> Mong muốn tiếp đón bạn đầy đủ, tươm tất. ? Không đi chợ được, Nguyễn Khuyến nghĩ đến những gì để - Cá, gà, cải, cà, bầu, mướp, trầu. tiếp bạn? - Cá, gà -> thức ăn ngon - Có cải, cà, bầu, mướp -> thức ăn dân dã ? Những thức ăn này có ở đâu? Đó là những món ăn ntn? - Đó là cây nhà lá vườn - có sẵn trong nhà NK, phong phú, không kém phần sang trọng và rất tươi ngon ?Tuy nhiên những thực phẩm cây nhà lá vườn ấy đang ở - Có gà, cá: thực phẩm tươi ngon để tiếp trong trạng thái như thế nào? bạn nhưng không thể đánh, bắt. - Có cải, cà, bầu, mướp: sẵn trong vườn nhưng 3
  4. Nguyễn Thị Hương Lan – Ngữ Văn 7– Ngày soạn 17/10/2020 chưa thu hoạch được. Vậy là mong muốn tiếp bạn thịnh soạn, hậu hĩnh đã không -> Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy thực hiện được. mà lại như không. ?Em có nhận xét gì về cách kể của tác giả trong những câu - Giọng thơ dí dỏm, hài hước. thơ trên? (Nghệ thuật nào đã được sử dụng, giọng thơ, cách - Sử dụng từ ngữ vừa mộc mạc, chân dùng từ ngữ?)? Tác dụng của những biện pháp NT đó? quê vừa thật tinh tế, tài tình, độc đáo. GV: Kể ra các sản vật trong vườn nhà NK đó là BPNT liệt - Liệt kê các sản vật trong vườn nhà. kê. Thế nào là LK chúng ta sẽ học sau - Phép đối trong câu 3 với 4, câu 5 với 6. GV: Cùng thể hiện một ý là cây trái trong vườn đang sinh -> Tạo lời thơ cân xứng, hài hoà, gợi sôi nảy nở nhưng chưa đến độ thu hoạch được mà NK có khung cảnh gần gũi đáng yêu. đến 4 cách diễn đạt: chửa ra cây, mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. - Là phó từ, chỉ rau quả chưa ăn được (mục đích nhấn mạnh). - Những từ trên cho ta thấy cái gì cũng có: Cá, gà, cải, cà, bầu, mướp, trầu; nhưng lại không có gì; không có gì mà vẫn có: có trẻ để sai nhưng đi vắng, có cá trong ao, có gà trong vườn nhưng không bắt được, có cải, cà bầu, mướp nhưng chưa được thu hoạch. ? Các biện pháp nghệ thuật đã đưa ta tới không gian vườn - Không gian khoáng đạt, bình dị, gần tược nhà NK, đó là một không gian như thế nào? gũi có ao sâu nước lớn tràn bờ, có vườn GV: Có thể nói chỉ với 4 câu thơ thôi nhưng tác giả đã cà chúm chím nụ hoa, có tiếng ong vo ve dựng lên 1 bức tranh vườn tược xinh xắn, khung cảnh làng bên giàn mướp. quê bình dị mà sống động hữu tình. Chúng ta như cảm thấy NK đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây ao cá tận hưởng thú vui dân giã của một ông quan về ở ẩn. Một cuộc sống không có bon chen, không xa hoa phú quý mà gần gũi,mang đậm hồn quê hương, vườn tược Sự giao hòa ấy khiến ta nhớ đến Ng Trãi khi ông cáo quan ở ẩn tại Côn Sơn. Ta thấy giữa NK và Nguyễn Trãi đều có điểm tương đồng: cả hai nhà thơ đều cáo quan ở ẩn, sống hòa hợp với thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm bầu bạn và gửi gắm tình yêu đất nước GV: Lâu lắm rồi bạn mới đến chơi, trong nhà có nhiều thứ để thết đãi bạn, song tất cả lại đang ở dạng tiềm năng chưa sử dụng được. ? Và cái không ấy còn được thể hiện ở câu thơ nào? - Câu 7 ? Đọc diễn cảm câu thơ 7. - Học sinh đọc ?Em hiểu câu thơ này như thế nào? - Không có trầu để mời khách. - Có trầu không để mời khách. ? Câu thơ cho ta biết điều gì? - Trầu / không có > Thứ tối thiểu nhất để tiếp bạn cũng không có nốt ? Trong văn hoá của người VN miếng trầu có ý nghĩa ntn? - Miếng trầu là đầu câu chuyện. GV: Từ xa xưa miếng trầu đã đi vào đời sống ẩm thực của Tận cùng cái không, một cái vui đùa, người dân Việt Nam. Trầu cau dùng để tiếp khách hàng hóm hỉnh như vậy. ngày như bát nước chè xanh. “Miếng trầu têm để trên cơi/ Nắp vàng đậy lại đợi người tri âm.” Miếng trầu là nghi lễ tiếp khách tối thiểu của người Việt vậy mà chủ nhân cũng 4
  5. Nguyễn Thị Hương Lan – Ngữ Văn 7– Ngày soạn 17/10/2020 không có nốt. Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, một vị đại quan, khước từ bổng lộc của triều đình về quê ở ẩn với cơ ngơi “9 sào tư thổ là nơi ở” đến mức thế ư? Chúng ta theo dõi lại lời tâm sự về gia cảnh của NK. ? Đến đây em có nhận xét gì về những thứ thiếu thốn mà NK - HS quan sát 6 câu thơ đang kể ra với bạn, nó ở mức độ ntn? - Sắp xếp theo trình tự giảm dần về mặt - Giảm dần về giá trị giá trị: của ngon vật lạ thức ăn ngon - Tăng dần cái sự không có gì thức ăn đạm bạc thứ tối thiểu => Cái không có được đẩy đến mức tận cùng để nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất. -THẢO LUẬN NHÓM: theo bàn( 2 phút) (?) Nhận xét về sáu câu thơ này có hai ý kiến: Dự kiến trả lời +Thứ nhất: Nguyễn Khuyến không có gì tiếp bạn bởi gia - Nhà thơ cố tình dựng lên một tình cảnh ông rất nghèo. huống đặc biệt éo le là cách nói hài + Thứ hai: Tác giả nói quá lên cho vui về cuộc sống thanh hước, phóng đại cái nghèo cái thiếu bạch của mình (cách nói có dụng ý). thốn=> Thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước, Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? yêu đời của một nhà nho. HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu - Tác giả cố tình tạo một tình huống nổi - HS báo cáo kết quả ; tham gia nhận xét, bổ sung bật: Có- không có. - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng -> cách nói hàm ý – bộc lộ rõ nét phong - cách rất riêng của nhà thơ. ? Bằng cách nói hóm hỉnh, chân tình NK đã cho ta thấy - Cuộc sống thanh bạch, như một người điều gì về cuộc sống của ông? dân bình thường vui với ruộng vườn.“Thú điền viên”. ? Để nói được tận cùng cái không một cách vui đùa hóm => Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với hỉnh như vậy chủ nhân phải là người ntn? Tình bạn của họ bạn đồng thời là cách nói đùa vui, hóm ra sao? hỉnh. Cho thấy tác giả là người thật thà chất phát, tính cách hóm hỉnh, yêu đời, là một người trọng tình nghĩa hơn vật chất, ko coi trọng vật chất, tin tưởng ở tình bạn trong sáng Chuyển ý: Đặc biệt tình cảm trong sáng ấy được bộc lộ rõ nhất ở câu kết bài c. Cảm xúc về tình bạn. ? Đọc diễn cảm câu thơ cuối. Bác đến chơi đây ta với ta. ? Trong câu thơ đó có cụm từ nào đáng chú ý. - “ta với ta.” ? Vậy “ta” ở đây là ai? Cụm từ đó biểu thị mối quan hệ - “Ta” là chủ nhân, “ta” là khách, là hai ntn ? chúng ta. -> Mối quan hệ gắn bó, keo sơn thắm thiết, hài hoà, không tách rời ta với ta tuy hai mà một tuy một mà hai, chan hoà nồng ấm. ? Ta từng bắt gặp cụm từ này ở trong bài thơ nào ? - Bài thơ Qua Đèo Ngang. THẢO LUẬN NHÓM: Cặp đôi( 3 phút) ? So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi - HT: giống nhau nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong - Những khác nhau 5
  6. Nguyễn Thị Hương Lan – Ngữ Văn 7– Ngày soạn 17/10/2020 bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? + “Ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà để nói về chính nhà thơ, để cực tả sự cô đơn của một cái tôi riêng lẻ, thầm kín, Giống nhau lặng buồn không người chia sẻ một mình Khác nhau mình biết một mình hay. + “Ta với ta” trong bài thơ BĐCN diễn HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu tả sự hoà hợp của hai con người trong - HS báo cáo, nhận xét. một tình bạn nồng ấm, chan hoà. Tuy hai - GV nhận xét, chốt ý qua bảng chiếu mà một, tuy một mà hai đồng nhất trọn 1. Cụm từ “ta với ta” (Qua Đèo Ngang) ->Một mình với vẹn. chính mình. Cực tả nỗi cô đơn, không thể chia sẻ của một con người giữa không gian bao la trời non nước trong ánh chiều tà.( từ đồng âm đồng nghĩa) 2. Cụm từ “ta với ta” (Bạn đến chơi nhà) -> t/g và bạn. Chỉ hai người bạn. Tuy hai mà một: tri kỉ, đồng cảm, sẻ chia.(từ đồng âm khác nghĩa) Cũng là 3 từ giống nhau nhưng ở mỗi bài thơ thể hiện một ý nghĩa khác nhau cách sử dụng ngôn từ trong văn chương ?Vì sao có sự khác nhau đấy? - Tâm trạng nhân vật trữ tình khác nhau, cảm Vận dụng linh hoạt ngôn từ trong văn chương, nó sẽ tạo xúc khác nhau, nội dung ý nghĩa cũng khác ra vẻ đẹp và làm phong phú hơn cho Tiếng Việt. (Tích hợp) nhau ? Như vậy, em thấy câu kết trong bài thơ có vai trò ntn? ? Qua câu thơ cuối giúp ta cảm nhận như thế nào về tình bạn của - Kết luận về tình bạn của NK Nguyễn Khuyến? - Kết thúc hết sức bất ngờ - Tình bạn cao đẹp, trong sáng, tri kỉ, vượt lên trên mọi vật chất => Tình bạn chân thành, thắm thiết, quan đời thường, đến với nhau bằng tấm lòng. hệ gắn bó, hoà hợp dựa trên giá trị tinh - Đây cũng là quan niệm đẹp về tình bạn của Nguyễn thần không chú trọng vật chất. Khuyến. B: Câu thơ cuối là một nốt nhấn quan trọng của bài thơ, là sự bùng nổ về tình và ý. Tiếp bạn đâu cần phải mâm cao cỗ đầy, cơm gà cá gỡ, rau dưa trầu nước mới là sang là vui, mới bày tỏ được thịnh tình và tấm lòng hiếu khách. Cao hơn cả mọi thứ vật chất, cao hơn cả mọi thứ lễ nghi thông thường ấy là tình bạn – một tình bạn trong sáng chan hoà. Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần như Nguyễn Trãi đã nói với bạn mình hơn 600 năm về trước: “Hai bữa mừng nhau một mặt không Vui sướng nhìn nhau cũng đủ no rồi” 3. Ý nghĩa văn bản a. Nghệ thuật Chọn ý trả lời đúng. Bảng phụ câu hỏi ? Nghệ thuật nổi bật của bài thơ là gì? A, Tạo tình huống bất ngờ thú vị. B, Lời thơ trong sáng, ngôn ngữ bình dị giọng thơ hóm Học sinh chọn ý D hỉnh. C, Nghệ thuật đối liệt kê. D, Tất cả các ý trên. 6
  7. Nguyễn Thị Hương Lan – Ngữ Văn 7– Ngày soạn 17/10/2020 b. Nội dung ? Bài thơ đã diễn tả tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến - Vui mừng, sung sướng, hồ hởi thoả chơi. Đó là tâm trạng ntn ? lòng. ?: Qua bài thơ giúp em hiểu gì về NK và tình bạn của ông? - Ca ngợi tình bạn đậm đà, thắm thiết, B: Khi đọc thơ NK có khi ta bắt gặp một giọng thơ thâm chân thành. trầm kín đáo lắng sâu, nhưng cũng có khi ta lại bắt gặp một - Tác giả là người có lối sống thanh cao, giọng thơ tự trào hóm hỉnh. Và dường như hai giọng thơ ấy có tình bạn đậm đà trong sáng. đều kết tinh hội tụ trong bài “Bạn đến chơi nhà” để đọng mãi trong lòng người đọc dư vị ngọt ngào về một tình bạn trong sáng cao đẹp. Gv: khái quát bằng BĐTD GV:“Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ làm theo thể TNBC Đường luật nhưng đậm chất thuần Nôm. Bài thơ cho ta thấy một hồn thơ đẹp. Tâm hồn đó,tấm lòng đó của tiền nhân đối với ngày nay vẫn là một tấm gương sáng để mọi người soi chung. Bài thơ kết thúc mà ý thơ còn ngân vang mãi, để lại trong lòng người đọc dư vị ngọt ngào về một tình cảm cao đẹp, đáng trọng. III: Luyện tập. ? Nhận xét nào đúng về NK và bài “Bạn đến chơi nhà” ? A, Bài thơ sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị. B, Bài thơ ca ngợi tình bạn đậm đà, thắm thiết, chân thành. C, Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát. D, NK là người biết quý trọng tình bạn. - HS chọn ý A,B,D ? Em có suy nghĩ gì về tình bạn sau khi học xong văn bản? - Tình bạn là t/c trong sáng ? Vậy theo em, làm thế nào để xây dựng được một tình bạn - Chia sẻ vui buồn, động viên khi bạn đẹp? gặp khó khăn, không a dua theo những ? Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, hoặc bài hát thói xấu của bạn, đấu tranh để bạn tiến nói về tình bạn. bộ hơn, chân thành góp ý để bạn sửa sai. GV: Đúng vậy, bài thơ được viết cách chúng ta một khoảng thời gian khá dài nhưng lại là một bài học vô cùng quý giá đối với chúng ta hôm nay và mại sau. Nó không chỉ cho ta hiểu được giá trị của tình bạn mà còn nhắc nhở chúng ta hãy biết trân trọng giữ gìn, phát huy những tình cảm cao đẹp ấy. Điều đó góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn * Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung, nghệ thuật - Viết một đoạn văn ngắn (5 câu trở lên) trình bày cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. - Soạn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ 7