Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 22: Bánh trôi nước - Ngô Thị Nhung

doc 9 trang Linh Nhi 26/12/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 22: Bánh trôi nước - Ngô Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_22_banh_troi_nuoc_ngo_thi_nhung.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 22: Bánh trôi nước - Ngô Thị Nhung

  1. PHÒNG GD& ĐT GIA BÌNH TRƯỜNG THCS ĐẠI BÁI Họ và tên :Ngô Thị Nhung. Ngày dạy: 12/10/2021 Lớp 7D GIÁO ÁN ĐĂNG KÍ SỬ DỤNG BẢNG THÔNG MINH TIẾT 22 BÁNH TRÔI NƯỚC ( Hồ Xuân Hương) A/Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong XH cũ; Thấy được vẻ đẹp, phẩm chất sắt son của người phụ nữ và lòng tin của t/g với phẩm chất tốt đẹp của họ. Cảm nhận được nét độc đáo về NT trong thơ Nôm HXH. 2.Kĩ năng: kỹ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình trung đại. 3.Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, yêu quý các nhà thơ nữ; Cảm thông, thương cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. B/Trọng tâm: tìm hiểu chi tiết C/Chuẩn bị: -Giáo viên: Giáo án, tranh HXH, tài liệu thơ nôm của Hồ Xuân Hương -Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà D/Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ (4’) 1. Đọc thuộc bài “Phò giá về kinh”. Nêu nội dung chính của bài thơ ? 2/ Giới thiệu bài (1’) Giáo chiếu trên máy hoặc in hình ảnh bánh trôi, nhưng thú vị hơn cả là mang một tô bánh trôi nước ra và hỏi học sinh: Các em có biết đây là bánh gì không ?Đây chính là bánh trôi nước, một món ăn không thể thiếu trong ngày mùng ba tháng ba âm lịch, cũng là hình ảnh được nữ sĩ Hồ Xuân Hương đưa vào thơ của bà, để gửi gắm những tâm tư, tình cảm Để lí giải tại sao, HXH lại mượn hình ảnh bánh trôi nước mà không phải là thứ bánh khác, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước nhé! 3/ Bài mới (38’) Hoạt động của giáo viên,học sinh TG Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu 15’ I. Đọc tìm hiểu chung chung. 1.Tác giả : - Gv giới thiệu phong tục làm bánh trôi, - Hồ Xuân Hương quê ở Nghệ An, giới thiệu bài thơ. sinh ra và lớn lên ở Kinh Kỳ Thăng - Hs đọc sgk (95). Long. ? Nêu những nét chính về Hồ Xuân - Sinh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ Hương ? 19. - Gv nhận xét, bổ sung - Là nữ sĩ tài ba - bà chúa thơ nôm.
  2. -Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh - Bà để lại khoảng 50 bài thơ nôm. hiếm có nhưng đường tình duyên lận - Thơ của bà bình dị, ngôn ngữ dạn.Cả 2 lần bà lấy chồng thì bà đều làm thuần nôm, sắc sảo, hóm hỉnh. vợ lẽ.Cái éo le hơn nữa là chồng bà mất sơm.Vì thế bà luôn khát khao về hạnh phúc lứa đôi.HXH là 1 nhà thơ nổi tiếng.Bà để lại nhiều sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. +Các bài thơ Tiêu biểu như:Bánh trôi nước,Duyên Kỳ Ngộ,Họa Nhân, -Trong đó bộ phận thơ Nôm nổi bật hơn với một phong cách không giống với ai cả và có phần khá là nổi loạn. Phong cách vừa tục lại vừa thanh.Và đó cũng chính là lí do mà nhà thơ Xuân Diệu đã mệnh danh Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm.“Bà chúa thơ Nôm” – Nữ sĩ thành công nhất (đứng đầu) về thơ Nôm. Gv chiếu ảnh những tp của HXH Để tìm hiểu rõ hơn về tác giả các em có thể tìm đọc những cuốn sách trên. -Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài 2. Tác phẩm: thơ? a- Hoàn cảnh sáng tác: là một trong -Bài thơ viết theo thể thơ nào?Về thể thơ nhiều bài thơ nôm đặc sắc của bà. Bài thì bài này giống với bài nào các em đã thơ thuộc chùm thơ vịnh vật học? b- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt HS trả lời,gv nhận xét,kết luận. c-PTBĐ:Biểu cảm,miêu tả. -Bài thơ đc viết theo PTBĐ nào? d.Chữ viết:chữ Nôm. -Bài thơ được viết bằng chữ gì? e.Đề tài:vịnh vật Gv giới thiệu đề tài: 3.Đọc tìm hiểu từ khó Bài thơ có đề tài là vịnh vật.Cụ thể hơn là vịnh cái bánh trôi nước. Thơ vịnh vật bắt nguồn từ Trung Quốc và thịnh hành ở nc ta vào cuối thế kỉ 15.Đối tượng vịnh vật có thể là con vật,cây cối,đồ vật hoặc con ngườ GV Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. GV hd đọc.GV đọc mẫu,HS đọc. ? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Ở mỗi lớp nghĩa thể hiện nội dung gì ? Lớp nghĩa nào là chính ? ( + Nghĩa đen: Tả thực chiếc bánh trôi
  3. nước. + Nghĩa bóng: Phẩm chất, thân phận người phụ nữ. + Nghĩa ẩn dụ là nghĩa chính). GV cho hs nghe một khúc ngâm thơ về bài Bánh trôi nước. GV chuyển ý sang phần II. 20’ II. Đọc, hiểu văn bản: Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi 1. Hình ảnh cái bánh trôi. tiết HS đọc bài thơ và cho biết: -Hình dáng:trắng,tròn ?Thân em ở câu thơ đầu chỉ cái gì? -Thân em ở đây chính là chiếc bánh trôi nước. -Chiếc bánh đã đc nhân hóa tự giới thiệu,tự tả về mình. -Vừa trắng vừa tròn.Bánh có vỏ màu trắng của bột nếp trắng trong dẻo thơm. -Cách nấu:Luộc trong nước,sống thì -Ở bên trong bánh có nhân màu đỏ chìm,chín thì nổi. son,màu của đường phên.Màu sắc này đc giới thiệu ở câu thơ cuối qua từ son. -Thứ 2 là về hình dáng,tròn là hình dáng -Kĩ thuật làm làm bánh: của bánh trôi.Đó là sự tròn đầy xinh xắn Bánh có thể rắn hay nát phụ thuộc -Câu thơ thứ 2.Bảy nổi ba chìm đã giới vào tay kẻ nặn khéo léo hay vụng về thiệu về cách nấu bánh trôi.Bánh trôi là -Chất lượng :nhân đỏ son, thứ bánh đc viên tròn rồi đưa vào nồi nc ngon ngọt không thay đổi. sôi ,khi sống thì chìm,khi chín thì nổi lên.Khi bánh nổi lên hết có nghĩa là bánh đã chín. -Câu thơ thứ 3 đã giới thiệu về kĩ thuật làm bánh.Tùy thuộc vào tay kẻ nặn khéo léo hay vụng về mà chiếc bánh rắn hay nát. -Câu thứ 4 nói về chất lượng thành phẩm.Chiếc bánh trôi dù đc đưa vào trong nồi nc luộc.Dù chìm nổi bao nhiêu -Bánh trôi đẹp về hình thức,ngon về lần,có cứng có nhão như thế nào thì chất lượng và giống với bánh trôi chiếc bánh trôi sau khi chín vẫn giữ đc ngoài đời. cái ngon ngọt ko thay đổi.Ngon dẻo của bột nếp và đg phên ngọt ngào ở bên
  4. trong. Từ lời giới thiệu trên ,chiếc bánh trôi nc hiện lên như thế nào? -Phải nói rằng tg là người có ty tha thiết với món ăn bình dị,dân dã,mạng đậm bản sắc dân tộc mới có thể miêu tả 1 cách khéo léo,chính xác và sinh động như vậy. -Xuân Hương quả là 1 ng biết miêu tả sự vật.Qua ngôn ngữ của thơ bà, chúng ta thấy cái bánh trôi hiện ra thật đáng yêu bởi nó ko chỉ đẹp,ko chỉ xinh ,ngọt ngon mà còn duyên dáng khiêm nhường. -Phải chăng HXH đã thổi hồn vào thơ ca làm cho Bánh trôi nc là vật vô tri vô giác lại trở lên có trí tuệ,có tâm hồn. .HXH miêu tả bánh trôi nc là cái cớ để nói lên thân phận của người phụ nữ. Vậy thông qua bánh trôi nc hình ảnh người phụ nữ hiện lên như thế nào?Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu lớp nghĩa thứ 2 của 2. Hình ảnh người phụ nữ. bài thơ này. - Thân em: người phụ nữ Đọc bài thơ. -> ẩn dụ,môtip quen thuộc trong ca ? Dựa vào từ ngữ nào mà chúng ta biết dao được bài thơ này nói đến người phụ nữ. - Từ “ Thân em” GV: Bài thơ mở đầu bằng cụm từ“Thân em” Đây là hình ảnh ẩn dụ và cũng là mô tip quen thuộc mà ta thg gặp trong ca dao. Câu thơ như 1 lời giới thiệu thật dịu dàng,khiêm tốn lại vừa có chút tội nghiệp, đáng thương TH: Em hãy tìm – đọc những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em” ? - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa
  5. chân. - Thân em như trái bần trôi *Vẻ đẹp Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. - Vừa trắng ,vừa tròn. ? Người phụ nữ tự giới thiệu vẻ đẹp của mình như thế nào? -Nt:quan hệ từ,tính từ ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ => trắng trẻo,đầy đặn,phúc hậu trong câu thơ đầu? ? Từ đó giúp em cảm nhận vẻ đẹp nào của người phụ nữ? Thảo luận, cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét. - Câu thơ gợi vẻ đẹp cân đối, hoàn hảo trắng trẻo, đầy đặn xinh xắn của người PN. Câu thơ như 1 lời tự giới thiệu nhan sắc của mình trước bàn dân thiên hạ, một cách mạnh bạo, tự nhiên và thể hiện niềm tự hào về sắc đẹp của mình. *Cuộc đời,thân phận: LH: Với 1 vẻ đẹp ấy thì người PN có - Bảy nổi ba chìm quyền được sống như thế nào.? Quyền được nâng niu, trân trọng, quyền được hưởng hạnh phúc, được làm đẹp cho đời. ? Nhưng trong xã hội cũ,thân phận người phụ nữ có đc như vậy ko?Họ phải chịu số -> Đảo thành ngữ phận như thế nào?.-không =>cuộc đời chìm nổi ,long đong,lận - Bảy nổi ba chìm với nước non. đận,bấp bênh. - Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ? Qua thành ngữ“Bảy nổi ba chìm”,em có nhận xét gì về cuộc đời của người phụ nữ? Gv:Việc sd thành ngữ ‘‘Bảy nổi ba chìm’’ đã diễn tả cuộc đời chìm nổi,long đong, lận đận,bấp bênh và cuộc sống cay cực của người phụ nữ trong xã hội bất công Ở đây thành ngữ đã đảo ngược từ (Ba chìm bảy nổi) thành ( bảy nổi ba chìm) Đảo thành ngữ không kết thúc ở nổi mà kết thúc ở chìm làm cho thân phận người phụ nữ càng cay đắng, xót xa hơn. Đáng lẽ với vẻ đẹp trắng trẻo ,đầy đặn
  6. và phúc hậu thì ng phụ nữ đc hưởng một cuộc sống hạnh phúc.Nhưng số phận của ng phụ nữ trong bài thơ là bi kịch của bao người phụ nữ xưa. Giống như ng phụ nữ trong bài ca dao:Thân em như trái bần trôi.Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu) -Nước non với nghĩa tả thực là nc luộc bánh còn khi nói về thân phận của ng phụ nữ thì . Hai chữ nước non ở đây chỉ cuộc - Rắn nát mặc dầu đời,chỉ hoàn cảnh sống của ng phụ nữ. -> Từ trái nghĩa. ?Nhận xét của em về từ ngữ, giọng điệu giọng trầm lắng,ngậm ngùi đc sử dụng ở câu này? ? Em hiểu như thế nào về thân phận của => .phụ thuộc,cam chịu,không được phụ nữ qua câu “Rắn nát mặc dầu tay kẻ làm chủ cuộc đời. nặn”. Gv .Chiếc bánh trôi nước khi đc tả thực nó rắn hay nát,đẹp hay xấu,ngon hay ko thì nó đều phụ thuộc vào tay của người làm bánh là khéo léo hay vụng về. -Vậy khi nói về ng phụ nữ thì rắn và nát có nghĩa là gì? (hạnh phúc hay khổ đau) -Hạnh phúc hay khổ đau của người phụ nữ phụ thuộc vào ai? -Cũng tương tự như vậy,số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh ko phải do tự họ quyết định mà là do người khác.Người khác ở đây chính là ‘tay kẻ nặn’’ Vậy tay kẻ nặn ở đây chỉ ai? Các em có thể trao đổi theo cặp đôi để trả lời.hai bạn trong 1 bàn trao đổi với nhau . Gv chiếu máy tính Tay kẻ nặn: là những người có tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống, thân phận của người phụ nữ. -Tay kẻ nặn ở đây phải chăng là chế độ nam quyền trong xh pk,cái xh trọng nam kinh nữ,xã hội mà ng con trai có thể năm thê bảy thiếp,để người phụ nữ chịu cảnh:Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.Đó
  7. là xa hội mà người phụ nữ phải có đủ tam tòng tứ đức.Tại gia tòng phu,xuất giá tòng phu,phu tử tòng tử. ? Tuy bị cuộc đời xô đẩy, vùi dập nhưng ở người phụ nữ vẫn giữ được điều gì? *Phẩm chất: Tấm lòng son . ? Nêu cách hiểu của em về “tấm lòng son”? “Tấm lòng son là 1 hình ảnh ẩn dụ ,tương - Tấm lòng son :sắt,thủy chung,nhân trưng cho tấm lòng son sắt ,thuỷ chung, hậu ,nghĩa tình nhân hậu, nghĩa tình. -GV:Câu thơ:Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Có sử dụng Quan hệ từ ‘mặc dầu mà.’’ Đã tạo nên sự đối lập rất có ý nghĩa .Chiếc bánh trôi nc dù có rắn có nát,có méo có tròn,có bao lần chìm nổi trong nc thì nó vẫn giữ đc sự dẻo thơm của bột nếp,vẫn có hương vị ngọt ngào của nhân đường phên đỏ.Và cũng như vậy,ng phụ nữ bao làn chìm nổi,bao lần bị vùi dập và phụ thuộc trong cuộc đời nhưng ng phụ nữ vẫn giữ đc phẩm chất của mình,vẫn vươn lên để khẳng định mình và để chiến thắng hoàn cảnh -Để khắc họa hình ảnh người phụ nư trong xã hội xưa ,tg đã sử dụng các biệp pháp nghệ thuật nào? -Qua việc phân tích ở trên em có cảm nhận gì về người phụ nữ? ?Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong 2 lớp nghĩa của bài thơ.Theo em lớp nghĩa ->có vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn nào quyết định đến giá trị của bài thơ?tại nhưng số phận lênh đênh chìm sao? nổi,phu thuộc -hs trả lời -Lớp nghĩa thứ 2 quyết định đến giá trị của bài thơ.Vì ở lớp nghĩa thứ 2,HXH đã thể hiện thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thg sâu sắc cho số phận của họ. Liên hệ với phụ nữ Việt Nam ngày nay.
  8. -Theo em người phụ nữ trong XH ngày nay có gì khác với người phụ nữ trong XH xưa? -GV:Các em thấy:Thời gian dần trôi đi,xhpk và chiến tranh đã lùi xa nhường chỗ cho một xã hội mới hiện đaị và tân tiến hơn. Xã hội thay đổi thì quan điểm về vai trò của người phụ nư cũng thay đổi.So với thế hệ trc thì: Họ không bị phân biệt đối xử, nam nữ bình đằng. Họ đc đi học Được đi làm Bình đẳng trong gia đình Được quyền đóng góp ý kiến Tự quyết định tương lai bản thân Giữ nhiều chức vụ cao trong xã hội Như: +Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.-Phó chủ tịch quốc hội, +Bà Nguyễn Thị Doan-Phó chủ tịch nc . +Nguyễn Thị Bình,Trương Thị Mỹ Hoa + và rất nhiều nữ doanh nhân thành đạt) -Cũng sắp đến ngày phụ nữ Việt nam 20- 10,cô xin đc gửi lời chúc sức khỏe ,hạnh phúc tới các bà ,các mẹ cuả các em.Chúc các bạn nữ lớp mình luôn xinh đẹp và học giỏi. Hoạt động 3. 3’ III - Tổng kết 1.Nghệ thuật ? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt thuần Trả lời cá nhân. Nôm, đề tài bình dị, ngôn ngữ sắc ? Khái quát nội dung của bài thơ? sảo, bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng ? Em đánh giá như thế nào về bài thơ và nói hằng ngày, thành ngữ, mô típ dân tác giả Hồ Xuân Hương? gian. Tự bộc lộ - Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Tác giả đã hoá thân nhân danh người - Bài thơ đa nghĩa, độc đáo. phụ nữ tâm sự với bạn đọc, truyền tới
  9. bạn đọc những tình cảm trong sáng, nhân 2. Nội dung, ý nghĩa văn ngọt ngào. Bài thơ đúng là áng văn * Nội dung chương đa nghĩa độc đáo. - Vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Thái độ cảm thông của tác giả. * Ý nghĩa "Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. 4.Củng cố - Luyện tập (1’) Qua h/a chiếc bánh trôi nước, HXH muốn nói về người phụ nữ ntn? 5.Hướng dẫn tự học ở nhà(1’) - Học thuộc thơ.Nắm nội dung, nghệ thuật. - Các em tự đọc bài Sau phút chia li. -Chuẩn bị bài Quan hệ từ