Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

doc 15 trang ngohien 7720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_theo_cv417_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_truong.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

  1. Soạn: 26 /10/2020- Dạy: /11 / 2020 Tuần 9 – Tiết 33: Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Hiểu sơ giản về tác giả Lí Bạch . - Cảm nhận về đề tài vọng nguyệt hoài hương trong thơ Lí Bạch; tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch qua hình ảnh ánh trăng trong bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”; Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết bài thơ. - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 2- Về kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt. - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt. 3- Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, học tập cách miêu tả thiên nhiên để gián tiếp bộc lộ cảm xúc. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. - PC: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ. B- Chuẩn bị: 1- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ 2- Trò: Sgk, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động: - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ - Thời gian: 5 phút * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”. Nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ? ? Cảm nhận của em về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ? * Khởi động: ? Hãy kể tên một vài nhà thơ, nhà văn Trung Quốc mà em được biết đến? - Gv dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA YÊU CẦU CẦN ĐẠT HS 150
  2. - Mục tiêu: Nắm những nét cơ I- Đọc và tìm hiểu chung. bản về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp và KT: Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tự học. + Phẩm chất: Chăm chỉ. - Thời gian: 5 phút. 1- Tác giả ? Em hiểu gì về tác giả bài thơ? TL cá nhân - Lí Bạch 701- 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ. - Quê ở Cam Túc. Lúc mới 5 tuổi, gia đình về định cư ở Làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên). Từ trẻ ông đã xa gia đình đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời, giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện. Lí Bạch được mệnh danh là tiên thơ. Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. - Tuy quê ở Cam Túc, 5 tuổi Lí Bạch mới theo cha về định cư ở Tứ Xuyên nhưng nhà thơ vẫn coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Thuở nhỏ ông hay lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà để ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông rời quê ra đi mãi mãi. Bởi vậy, mỗi lần thấy trăng hoặc ngắm trăng, Lí Bạch lại nhớ quê da diết. Thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. 2- Tác phẩm: HD đọc, đọc mẫu. HS đọc a- Đọc và tìm hiểu chú thích. Nhận xét b- Tìm hiểu chung: ? Bài thơ được sáng tác theo thể TL cá nhân * Thể thơ: giống thể thơ ngũ ngôn tứ thơ nào? tuyệt. Nhưng thực chất lại được sáng tác theo thể cổ phong vì không tuân thủ theo luật thơ tứ tuyệt về gieo vần. * Phương thức biểu đạt: 151
  3. ? Bài thơ sử dụng phương thức TL cá nhân Biểu cảm kết hợp miêu tả. biểu đạt nào? - Mục tiêu: Hoàn cảnh, tâm II- Phân tích: trạng nhà thơ khi nhìn trăng nơi đất khách. - Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi. - Hình thức: Cá nhân, cặp đôi. - NL, PC: + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ. + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm. - Thời gian: 20’ 1- Cảnh đêm thanh tĩnh. ? Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi HS bộc lộ tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào? Xuất hiện mấy lần trong bài thơ? ? So sánh với phiên âm, bản HS bộc lộ dịch thơ có sát không? ( Gợi ý: bản dịch chưa thật sát: “ minh nguyệt quang” câu 1 dịch thành “ ánh trăng rọi” ) ? Lần đầu tiên trong bài thơ, TL cá nhân trăng xuất hiện trong hoàn cảnh * Hoàn cảnh: trăng xuất hiện ngay đầu nào? giường của nhà thơ( sàng tiền). ? Nhìn trăng mà ở vị trí đầu TL cá nhân giường chứng tỏ nhà thơ đang thức hay ngủ?( Có phải nhà thơ đang uống rượu thưởng trăng ngoài trời không? không?) ( Gợi ý: Nhà thơ không uống rượu thưởng trăng với bạn hiền nơi sân nhà mà có thể đang thao thức, trằn trọc không ngủ được, hoặc cũng có thể ngủ rồi nhưng tỉnh dậy vì ánh trăng sáng quá). ? Trong trạng thái mơ màng đó, TL cá nhân * Cảm giác của nhà thơ: Ánh trăng mà trăng tác động ntn đến cảm giác có cảm giác là sương trên mặt đất.( của nhà thơ? Nghi thị địa thượng sương) ? Trăng mà khiến tác giả ngỡ TL cá nhân -> là đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu như sương trên mặt đất đó là êm, mơ màng, yên tĩnh. cảnh đêm trăng ntn? ( dg: Đêm về khuya, không gian trở nên vắng lặng yên tĩnh, nhà 152
  4. thơ chợt tỉnh giấc ( hoặc cũng có thể là chưa ngủ), thấy mình nằm dưới trăng. Cả không gian tràn ngập ánh trăng. Ánh trăng sáng rọi đầu giường, tỏa khắp không gian, ánh trăng bao phủ khắp mặt đất : Dạ nguyệt tự thu sương ( Trăng đêm giống như sương thu)) Hẳn là tâm trạng của người li hương ấy luôn có điều gì khắc khoải, dày vò, trăn trở, nên giấc ngủ mới chập chờn khó khăn đến thế ) ? Câu thơ thứ hai, động từ “ TL cá nhân - Động từ trạng thái “ ngỡ”: nghi” ( ngỡ) biểu hiện tâm trạng + Đã trực tả được tâm trạng bâng và hành động gì của nhà thơ? khuâng bất định của người li hương. + Vừa gián tiếp tả cử chỉ của người đang nằm trên giường “ cúi đầu” nhìn mặt đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất nhớ người. ? Hai câu đầu miêu tả ánh trăng TL cá nhân => Hai câu thơ đầu tả cảnh nhưng thực và cảm giác của nhà thơ, ta hiểu ra lại gửi vào cảnh biết bao tình trong gì về tâm hồn tác giả qua hai câu đó. Ta hiểu tác giả nhắc đến trăng – thơ đó? ánh trăng dù đẹp đẽ thơ mộng nhưng cũng chỉ là đối tượng để nhà thơ gửi tình trong đó. Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 2’ ? Đêm trăng thanh tĩnh ấy gợi - Tạo cặp tình quê hương của con người. đôi Dựa vào chú thích sgk, hãy cho - HĐ cá biết vì sao trăng lại gợi nhà thơ nhân: 1’ nhớ quê? - Chia sẻ ? Dùng trăng để tỏ nỗi nhớ quê, cặp đôi: 1’. nhà thơ đã thể hiện đề tài quen - Báo cáo thuộc nào của thơ cổ? kết quả. - GV chốt: - Nhận xét + Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi quê nhà để ngắm trăng, lớn lên đi xa và xa mãi, cứ nhìn trăng là ông lại nhớ quê mình) + Trông trăng nhớ quê( Vọng 153
  5. nguyệt hoài hương). 2- Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh - Đọc hai câu thơ cuối, ghi bảng Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương. ? Trăng tiếp tục được tả ntn? TL cá nhân * Lần thứ hai, trăng tiếp tục được miêu tả: ? Em hiểu minh nguyệt là gì? TL cá nhân - “ minh nguyệt”: trăng sáng -> Cả một Hình dung của em về vầng vầng trăng sáng láng trước mặt con trăng? người. ? Trước vầng trăng, nhà thơ có những cử chỉ gì? Những cử chỉ này xuất hiện trong khoảnh khắc thời gian ntn? ( Gợi ý: Những cử chỉ: “ cử đầu, vọng, đê đầu, tư ” ( ngẩng đầu, nhìn, cúi đầu nhớ): xuất hiện trong một khoảnh khắc thật ngắn ngủi, là những hoạt động thấm đẫm tâm trạng của nhà thơ. ? Vì sao nhà thơ lại “ ngẩng đầu TL cá nhân + Hành động “ngẩng đầu” xuất hiện nhìn” ? như một động tác tất yếu hướng ra ngoại cảnh để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ hai đặt ra: Sương hay trăng? ? Hành động ngẩng đầu nhìn HS bộc lộ giúp nhà thơ quan sát thấy gì? ( Gợi ý: Ánh mắt nhà thơ chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời. Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đến chỗ thấy được cả vầng trăng xa xôi) ? Hành động “cúi đầu” ở câu thơ HS bộc lộ + Hành động “ cúi đầu” không phải để cuối có ý nghĩa gì? nhìn sương, nhìn trăng mà để nhớ về ( Gợi ý: đây là hành động hướng quê hương, nghĩ về quê. nội diễn ra ngay sau hành động ngẩng đầu nhìn trăng Nhìn vầng trăng cô đơn lạnh lẽo nhà thơ nghĩ đến mình cô đơn nơi xứ lạ. ? Nhận xét về nghệ thuật của hai TL cá nhân - Nghệ thuật: sử dụng phép đối : câu thơ cuối? “ cử đầu > < tư cố hương” - Các ĐT hành động: ngẩng, cúi chỉ 154
  6. diễn ra trong khoảnh khắc. ? Dùng phép đối và các ĐT có TL cá nhân -> Diễn tả được tình cảm quê hương tác dụng gì? sâu nặng, thường trực trong lòng nhà thơ. ? Hình ảnh một con người lặng HS bộc lộ lẽ cúi đầu nhớ cố hương gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc đời nhà thơ Lí Bạch và tình cảm quê hương của ông? ( Gợi ý : - Cảm thương cuộc đời phiêu bạt thiếu quê hương của nhà thơ. - Thấy được sự bền chặt mãi mãi của tình quê hương trong tâm hồn nhà thơ nói riêng, của con người nói chung). III- Tổng kết : ? Nhận xét về nghệ thuật của bài TL cá nhân 1- Nghệ thuật: thơ? - Bài thơ làm theo thơ cổ thể ( không phải ngũ ngôn tứ tuyệt) nhưng phép đối vẫn được sử dụng chặt chẽ cả về từ loại và cấu trúc ngữ pháp tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. - Ngôn ngữ thơ cô đúc, diễn đạt được ý thơ sâu sắc, xúc động. 2- Nội dung: ? Qua bài thơ, em cảm nhận tình TL cá nhân Bài thơ biểu hiện một cách nhẹ nhàng cảm của nhà thơ Lí Bạch ntn? mà thấm thía nỗi nhớ quê sâu thẳm của một người sống xa nhà trong một đêm trăng thanh tĩnh. Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu: củng cố kiến thức trọng tâm - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Định hướng NL, phẩm chất: + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ. - Thời gian: 5 phút. ? Vb “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” đem đến cho em nỗi niềm nào khi xa quê? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. 155
  7. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ. ? Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Học thuộc lòng hai bài thơ. - Sưu tầm một số bài thơ khác của Lí Bạch. - Tự đọc ở nhà: Xa ngắm thác núi Lư. - Chuẩn bị : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Soạn: 26/10/2020 - Dạy : /11/2020 Tiết 33+34 KIỂM TRA GIỮA KÌ I A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra, HS có được. 1. Về kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong SGK Ngữ Văn 7 tập I từ tuần 1 đến tuần 9. 2. Về kĩ năng: Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới. 3. Về thái độ: Nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài. => Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo. - Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ. B- Chuẩn bị: + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập. Xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, biểu điểm. BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: Mức độ Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Chủ đề 1- Các yếu tố Nhận biết phương thức Hiểu được Vận dụng liên kết, liên kết, bố cục biểu đạt chính của văn vấn đề được đặt ra bố cục, mạch lạc và mạch lạc bản; các yếu tố kiên kết, từ văn bản đã học. để viết đoạn văn trong văn bản bố cục, mạch lạc trong trình bày cảm nhận Tự sự: Cổng một số văn bản Tự sự. về một vấn đề đặt trường mở ra, ra từ VB. Cuộc chia tay của những con búp bê, 156
  8. Mẹ tôi 2- Các văn bản - Nhớ được các chủ đề về Hiểu được đặc sắc Viết đoạn văn trình ca dao: ca dao, dân ca đã học. về nghệ thuật và bày cảm nhận về Những câu - Nhận biết được phương nội dung của vấn đề đặt ra trong hát về tình thức biểu đạt của ca dao những bài ca dao, các VB. cảm gia đình; trữ tình. dân ca. tình yêu quê hương đất nước, con người; Những câu hát than thân; châm biếm. 3- Các văn bản - Nhận biết được đặc điểm Hiểu được đặc sắc Viết đoạn văn trình thơ trung đại thể thơ trong mỗi VB thơ về nghệ thuật và bày cảm nhận về VN: Nam quốc trung đại VN. nội dung mỗi VB vấn đề đặt ra trong sơn hà, Phò - Nắm vài nét sơ lược về thơ trung đại VN. các VB. giá về kinh, tác giả, phương thức biểu Bánh trôi đạt, bố cục, đề tài, nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà 4- Phần tiếng - Nắm được các khái niệm - Sử dụng Từ ghép, Viết đoạn văn có Việt: Từ ghép Từ ghép, Từ láy, Đại từ, Từ láy, Đại từ, Từ sử dụng một trong Từ láy, Đại từ, Từ Hán Việt, Quan hệ từ, Hán Việt, Quan hệ các loại Từ ghép, Từ Hán Việt, Từ đồng nghĩa. từ, Từ đồng nghĩa Từ láy, Đại từ, Từ Quan hệ từ, - Phân loại được chúng . phù hợp với yêu Hán Việt, Quan hệ Từ đồng nghĩa - Nhận biết Từ ghép, Từ cầu giao tiếp. từ, Từ đồng nghĩa láy, Đại từ, Từ Hán Việt, Quan hệ từ, Từ đồng nghĩa trong văn bản nói và viết. 5- Tập làm văn - Nhớ được các bước tạo - Hiểu được quy Tạo lập được văn Quá trình tạo lập văn bản. trình tạo lập một bản biểu cảm theo lập văn bản. - Nắm được các đặc điểm văn bản nói chung, quy trình. Văn biểu cảm của văn bản biểu cảm, tình văn bản biểu cảm cảm trong văn biểu cảm, nói riêng. cách làm bài văn biểu cảm, 157
  9. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Mức độ Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Cộng Chủ đề I- Phần đọc- Nhận biết Hiểu được hiểu. phương thức nghĩa của từ biểu đạt chính trong văn cảnh của văn bản; sử dụng cụ thể. xác định được Lí giải được biện pháp tu từ cảm xúc của nhân hóa trong bản thân về đoạn thơ. vấn đề gợi ra từ văn bản. Số câu. Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 4. Số điểm. Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm 3 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 30% - Biết cách II- Tập làm viết đoạn văn văn trình bày cảm - Tạo lập đoạn nhận về cuộc văn. đời vị lãnh tụ - Tạo lập văn qua những bản Biểu cảm. hiểu biết của bản thân. - Biết cách tạo lập văn bản biểu cảm về một loài cây mà bản thân yêu thích. Số câu. Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm. Số điểm: 7 Số điểm: 7 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 70% Tỉ lệ: 70% Tổng số câu. Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 2. Số câu:6 Tổng số điểm. Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 7 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 70 % Tỉ lệ: 100 % 158
  10. ĐỀ BÀI : I- Đọc- hiểu ( 3đ): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ(1) yên đâu Nay Bác ngủ(2), chúng ta canh giấc ngủ(3) ( Trích Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!) Câu 1( 0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. Câu 2( 0,5đ): Chỉ ra biện pháp tu từ qua câu thơ: Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu. Câu 3(1đ): Ba từ ngủ trong đoạn thơ có nghĩa là gì? Từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Câu 4(1đ): Cách diễn đạt về trăng trong đoạn thơ trên gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? II- Phần Tập làm văn ( 7đ): Câu 1( 2đ): Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn( khoảng 10- 15 câu) giới thiệu về chủ tịch Hồ Chí Minh? Câu 2(5đ): Một loài cây em yêu. HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần Câu Nội dung Điểm I- Đọc- hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5đ 2 Biện pháp tu từ nhân hóa. 0,5đ 3 - Nghĩa của ba từ ngủ: 0,5đ ngủ (1): giấc ngủ. ngủ ( 2), (3): nói về cái chết. - Dùng theo nghĩa gốc: ngủ (1). 0,5đ Dùng theo nghĩa chuyển: ngủ (2), (3) 4 Cách diễn đạt theo lối nhân hóa: Trăng sinh thời 1,0đ là người bạn thủy chung của Bác, giờ đây trăng vẫn là người bạn, đang cùng chúng ta vào lăng viếng Người. II- Phần 1 a- Đảm bảo thể thức 1 đoạn văn, đảm bảo đủ số 0,25đ Tập làm văn câu( có dao động trên hoặc dưới 2 câu). b- Xác định đúng vấn đề cần viết. 0,25đ c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng 1,0đ tốt các kĩ năng Liên kết, mạch lạc, để giới thiệu về thân thế, cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Với tinh thần yêu nước nồng 159
  11. nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Tháng 6-1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. d- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ 0,25đ riêng về vấn đề nghị luận. e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn 0,25đ chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 a- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn Biểu cảm: 0,25đ mở bài, thân bài, kết bài. b- Xác định đúng đối tượng biểu cảm: một loài 0,25đ cây em yêu quý, gắn bó. c- Triển khai nội dung hợp lí: 1- Mở bài: 0,5đ – Đó là loại cây gì. – Ấn tượng chung về loài cây đó ra sao. 2- Thân bài: – Biểu cảm về đặc điểm của cây ( kết hợp với 1,0đ yếu tố miêu tả để bộc lộ cảm xúc): + Loại cây thân gì? + Chiều cao khoảng bao nhiêu? + Đặc điểm về có gì nổi bật về rễ, thân, lá, môi trường sống? – Loài cây đó gắn bó với em như thế nào? ( kết 1,0đ hợp yếu tố tự sự, kể một kỉ niệm gắn bó với loài cây để biểu cảm) - Loài cây có giá trị, công dụng gì với mọi 1,0đ người: 160
  12. + Giá trị về vật chất. + Giá trị về tinh thần. 3- Kết bài: 0,5đ – Cảm xúc về loài cây. d- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, biết kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị 0,25đ luận, một cách hợp lí e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25đ 2- HS: Giấy, bút, kiến thức. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động kiểm tra: Hoạt động 1: Khởi động: * Ổn định tổ chức. Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra. - Phát đề kiểm tra và làm bài. - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ làm bài. Hoạt động 3: Tìm tòi và mở rộng: - Xem và làm lại bài kiểm tra ở nhà. - Ôn tập tổng hợp kiến thức đã học từ đầu năm đến nay - Chuẩn bị bài : Tập làm thơ 8 chữ. Soạn : 26/ 10/ 2020- Dạy : / 11/ 2020. Tiết 36- Tập làm văn: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Hiểu ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm. - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm . 2- Về kĩ năng: - Biết vận dụng cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. 3- Về thái độ: Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về cách lập ý bài văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt. => Định hướng năng lực, phẩm chất : - Năng lực : hợp tác, giao tiếp Tiếng Việt, gqvđ và tư duy sáng tạo . - PC: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực. B- Chuẩn bị: 1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv. 2- Trò: Sgk, Vở ghi. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Khởi động : 161
  13. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo. + Trách nhiệm. - Thời gian 5 phút * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là văn biểu cảm ? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm? * Khởi động : GV đọc cho HS nghe một bài văn biểu cảm. - Gợi mở cho HS tìm hiểu bố cục của bài văn đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Hiểu được những I- Những cách lập ý thường gặp của cách lập ý cho bài văn biểu bài văn biểu cảm. cảm. 1- Liên hệ hiện tại với tương lai. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề . - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: trách nhiệm. - Thời gian: 28 phút. Y/c HS đọc đoạn văn sgk. HS đọc * Đoạn văn đã suy nghĩ về cây tre trong Tổ/c HĐ nhóm: 5’ tương lai, thời kì công nghiệp hóa : ( KT khăn trải bàn): Ngày mai sắt thép có thể nhiều hơn tre - Bước 1: Chuẩn bị. - Tạo nứa + Chia nhóm: Cả lớp chia nhóm. * Sự gắn bó còn mãi của tre với con thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, - HĐ cá người: phát phiếu cá nhân. nhân 2’, - Tre vẫn là bóng mát + Nhiệm vụ: nhóm 3’. - Vẫn mang khúc nhạc tâm tình ? Tác giả nghĩ gì về cây tre - Đại diện - Vẫn tươi những cổng chào thắng lợi trong thời kì công nghiệp hóa? nhóm báo - Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay ? Để thể hiện sự gắn bó còn mãi cáo kết bổng. của cây tre, đoạn văn đã dựa quả. Các - Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. vào những sự thật nào để bày tỏ nhóm nhận * Để thể hiện tình cảm của mình với cảm xúc với cây tre? xét, bổ cây tre, tác giả đã biểu cảm trực tiếp ? Tác giả đã biểu cảm bằng sung. bằng phương pháp tưởng tượng và liên phương pháp nào? tưởng - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. 162
  14. + Nhận xét, bổ sung: => Gợi nhắc quan hệ với sự vật ở hiện tại đến liên hệ với tương lai . Đây là một cách lập ý trong văn biểu cảm. 2- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. - Y/c HS đọc đoạn văn. - HS đọc. Tác giả rất say mê con gà đất bằng Tổ/c HĐ nhóm: 7’ - Tạo cách: ( KT khăn trải bàn): nhóm. Hồi tưởng lại quá khứ về các món đồ - Bước 1: Chuẩn bị. - HĐ cá chơi của mình trong đó có con gà đất. + Chia nhóm: Cả lớp chia nhân 2’, Con gà được hồi tưởng lại bằng cách thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, nhóm 3’. miêu tả lại hình dáng bên ngoài của nó phát phiếu cá nhân. - Đại diện (là một chú trống đẹp mã, oai vệ với + Nhiệm vụ: nhóm báo chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra ? Tác giả đã biểu hiện tình cảm cáo kết tiếng gáy). Tiếp đến tác giả nói đến với thứ đồ chơi (con gà đất) quả. Các niềm vui, sự thích thú của mình khi ntn? nhóm nhận được chăm sóc, khi được hóa thân - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. xét, bổ thành con gà trống (để dõng dạc cất lên + GV quan sát, phát hiện giúp sung. điệu nhạc sớm mai). đỡ HS. Những đồ chơi bị hỏng đã gợi lên sự + Nhận xét, bổ sung: tiếc nuối trong lòng tác giả nhưng đồng thời cúng là những kỉ niệm đánh dấu chặng đường tuổi thơ mà tác giả đã trải qua (“Đồ chơi trẻ con, đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm giống như một linh hồn”) -> Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại cũng là một cách lập ý trong bài văn biểu cảm. Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về văn biểu cảm. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Trách nhiệm, chăm chỉ. - Thời gian: 10 phút. ? Để lập ý cho bài văn biểu cảm, tiết học hôm nay có mấy cách? ? Tình cảm trong văn biểu cảm phải ntn ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn biểu cảm để lập ý cho đề bài cụ thể. 163
  15. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ. Tập lập ý cho đề bài sau: Cảm xúc về người thân. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng: - Đọc lại các đoạn văn trong sgk, nắm vững những cách lập ý. - Viết hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài cho đề bài trên. - Chuẩn bị: Luyện nói về văn biểu cảm. 164