Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

doc 10 trang ngohien 7680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_theo_cv417_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_truon.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 theo CV417 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

  1. Soạn: 28/ 3/ 2021- Dạy: / 4/ 2021 Tiết 110+ 111: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: Biết lập kế hoạch tranh cử vào vị trí Hiệu trưởng. - Bước đầu biết quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa xã hội, cộng đồng, trong nhà trường; biết lựa chọn vấn đề và cách thức bày tỏ quan điểm, thái độ về vấn đề đó. 2- Về kĩ năng: Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi vận động tranh cử. 3- Về thái độ: Có ý thức tìm hiểu hình thức vận động tranh cử và các cuộc vận động tranh cử trong thực tế. => Định hướng năng lực, phẩm chất : - Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. - Phẩm chất : Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. B- Chuẩn bị: + Thầy: Giáo án trải nghiệm. + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học. - Phương pháp và kĩ thuật: động não. - Hình thức: Cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tư duy sáng tạo. + Phẩm chất: yêu nước. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Khởi động vào bài mới : Hãy hát một bài hát ( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi thầy cô giáo. ? Em có muốn trong tương lai mình trở thành một nhà chính trị không? ? Em dự định sẽ làm thế nào để có thể thắng cử? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt B- Tìm kiếm thông tin. Tổ/c hoạt động nhóm: - HS đọc 1- Thông tin từ SGK. ( PP dự án) - Thống kê - Chia nhóm, giao nhiệm vụ: + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm 2- Thông tin từ các nguồn khác. trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên: + Nhiệm vụ: 167
  2. 1- Đọc lại những bài trong SGK Ngữ văn 7 về văn nghị luận, thao tác lập luận giải thích, chứng minh. 2- Tìm kiếm thông tin trên Internet theo các cụm từ khóa như Kĩ năng lập kế hoạch, vận động tranh cử, Kĩ năng vận động tranh cử; trường học thân thiện, 3- Nghiên cứu tài liệu về hình thức vận động tranh cử và các cuộc vận động tranh cử trong thực tế. - Tiến hành hoạt động: + Từng HS tiến hành sưu tầm + Thăm dò nhu cầu thực tiễn của học sinh trong trường nói riêng và học sinh các trường nói chung về những điều cần có ở một trường học thân thiện: Gợi ý: Môi trường trong lành, nhiều cây xanh, cảnh quan đẹp. Các hoạt động ngoại khóa bổ ích. Tổ chức các hoạt động TDTT. II- Xử lí thông tin. - GV yêu cầu từng HS báo cáo kết HS lắng - Từng thành viên báo cáo kết quả tìm quả tìm kiếm. nghe báo cáo kiếm. - Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên sử dụng các thông tin đã tìm kiếm được để hoàn thiện sơ đồ tư duy về Trường học thân thiện. - Các nhóm bàn bạc, thống nhất về kế hoạch cần triển khai. III- Xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và vận động tranh cử - GV hướng dẫn HS xây dựng ý HS lắng Bước 1: Xây dựng ý tưởng. tưởng, lập kế hoạch vận động tranh nghe hướng Các thành viên trong nhóm bàn bạc và cử. dẫn để thực thống nhất: hiện. - Đề xuất ứng cử viên tham gia tranh cử, lựa chọn vấn đề sẽ triển khai và cách tuyên truyền, quảng bá kế hoạch. - Xác định thời gian, địa điểm, dự trù kinh phí. 168
  3. - Chuẩn bị hồ sơ ứng cử viên. Mẫu: HỒ SƠ ỨNG CỬ VIÊN - Đơn ứng cử - Sơ yếu lí lịch - Thành tích. - Ảnh 4x6 - Kế hoạch sẽ triển khai. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức : Cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Tự học. + Trách nhiệm. - Thời gian: 3’. ? Hãy trình bày 1 dự kiến tranh cử của bản thân về một vấn đề nào đó. Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về Kế hoạch tranh cử để lập 1 kế hoạch. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ, trách nhiệm. Hãy lập 1 kế hoạch tranh cử của bản thân. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Sưu tầm cách vận động tranh cử. - Chuẩn bị: Triển lãm, báo cáo và đánh giá sản phẩm. Soạn : 28/3/ 2021- Dạy: / 4 / 2021 Tiết 112- Tập làm văn: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH B- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : B- Kiến thức : Củng cố những hiểu biết về cách làm bài L2 GT. B- Kĩ năng : Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn GT cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống của các em. B- Thái độ : Có ý thức luyện tập làm bài văn giải thích.  Định hướng năng lực. Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. B- Chuẩn bị : 1 – Thầy : giáo án, SGK, SGV. 169
  4. 2. Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo, hợp tác. + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. - Thời gian 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT - Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi : Câu 1: Thế nào là lập luận giải thích ? Câu 2: Nêu các bước làm bài Lập luận giải thích ? Câu 3: Yêu cầu của bước Lập dàn bài và ý nghĩa của việc lập dàn bài trước khi làm bài văn ? * GV dẫn dắt kiến thức từ tiết trước để bước vào tiết học này. Hoạt động 2: Luyện tập. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về Nghị luận giải thích. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. - Hình thức: Cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm trau dồi để làm tốt văn nghị luận giải thích. - Thời gian: 25 phút . - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà I- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : của HS - GV yêu cầu HS nhắc lại các TL cá nhân bước làm bài L2 GT. II- Thực hành : Đề bài : Một nhà văn nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. 1- Bước 1 : Tìm hiểu đề, tìm ý : ? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì TL cá nhân - Trực tiếp giải thích 1 câu nói, gián ? tiếp giải thích vai trò : sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người. ? Tìm những từ then chốt cần TL cá nhân - Sách là gì? Hình thức - nội dung của phải giải thích trong đề bài ? nó 170
  5. - Ngọn đèn sáng bất diệt : soi ánh sáng mãi mãi cho trí tuệ con người. - Trí tuệ là gì ? - Là sự hiểu biết, óc phán đoán, trí thông minh của con người. ? Ngọn đèn sáng bất diệt là gì ? TL cá nhân - Ngọn đèn sáng bất diệt là ánh sáng soi Vì sao sách lại là ngọn đèn sáng rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm bất diệt? cho trí tuệ con người được soi rọi sáng sủa. ? Vì sao nói đến sách người ta TL cá nhân - Vì đây là hình thức lưu giữ tri thức từ liền nghĩ đến trí tuệ con người ? xưa đến nay. Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người. ? Tìm những ví dụ cho thấy sách TL cá nhân - Những tác phẩm ghi lại chuyện ở dân là trí tuệ bất diệt ? gian, ca dao dân ca của nhân dân ta. Những TP khoa học vô giá của các nhà KH, những TP văn chương của các nhà văn, SGK là sự kết tinh những cuốn sách mang trí tuệ con người. ? Câu nói trên có phải là lời ca TL cá nhân - Đó là những lời ca ngợi, tôn vinh ngợi sách, tôn vinh sách hay sách. không? Thử tìm thêm những câu Ví dụ : Sách mở ra những chân trời nói khác về sách để hiểu sâu vấn mới cho mọi người đề? ? Tình cảm, thái độ của em đối TL cá nhân - Yêu quý sách, học tập trau dồi những với sách và với câu nói ấy ? tri thức mà sách mang lại. 2- Bước 2 : Lập dàn bài : a- Mở bài : - Giới thiệu vấn đề cần giải thích + Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ. + Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó. - Dẫn câu nói b- Thân bài : * Giải thích ý nghĩa câu nói : - Trí tuệ : tinh hoa, tinh tuý của hiểu biết. - Sách là ngọn đèn sáng : Ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm (chốn tối tăm của sự không hiểu biết). - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt : Ngọn 171
  6. đèn sáng (hiểu theo nghĩa trên) không bao giờ tắt. - Cả câu : Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ của con người. * Giải thích cơ sở chân lí của câu nói : Không thể nói mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như vậy vì : - Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thu thập được trong sản xuất, chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người. - Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng ấy của trí tuệ sẽ được truyền lại cho các đời sau (VD). Do đó, sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. - Đó là điều được nhiều người thừa nhận. * Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu TN : - Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn. - Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không đọc sách dở, sách có hại. - Cần tiếp nhận sánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung sách và làm theo sách. c- Kết bài : - Khẳng định lại giá trị to lớn của sách. - Bài học rút ra 3- Bước 3 : Viết bài hoàn chỉnh : Ví dụ : * Đoạn mở bài : Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách 172
  7. là chiếc chìa khoá vàng mở của toà lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói : "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lý khẳng định vai trò quan trọng cảu sách, đồng thời là một lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách. * Một đoạn thân bài : Thế nào là sách tốt ? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng các qui luật của tự nhiên và đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm tự tin, tự hào, có lý tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi đọc 1 quyển sách hay, tâm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời. 1- Thực hành trong tổ (15 phút) : - Chia nhóm thực hành 2- Thực hành trước lớp (20 phút) : - Gọi đại diện các nhóm lên trình - Đại diện bày : nhóm trình + Nhóm 1 : Trình bày bước 1 bày. + Nhóm 2 : Trình bày bước 2 - Các nhóm + Nhóm 3 : Trình bày phần khác nhận mở bài và kết bài. xét, bổ + Nhóm 4 : Trình bày ý thứ sung . nhất của thân bài. - GV chốt và hoàn chỉnh thành các bước đầy đủ. * Củng cố ? Nhắc lại cách làm bài văn lập luận giải thích. Hoạt động 3: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về lập luận giải thích để giải quyết tình huống mới. 173
  8. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Hs tiếp tục viết thành những đọạn văn phần thực hành. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng. - Đọc tham khảo những bài nghị luận giải thích. - Nắm chắc phương pháp làm bài văn giải thích - Ôn lại cách làm văn giải thích - Làm bài viết số 6 (ở nhà) về lập luận giải thích. + Gv đọc đề bài. + HS chép đề về nhà làm bài, nộp bài vào sáng thứ hai tuần 30. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài : Luyện nói : Bài văn giải thích một vấn đề Soạn : 28/3/ 2021- Dạy: / 4/ 2021 Tiết 113 : TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II. A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1- Kiến thức : - Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện: nội dung kiến thức ở cả ba phân môn. 2- Kĩ năng : - Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV. 3- Thái độ : Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực. => Năng lực, phẩm chất hình thành: - Năng lực tự quản, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: trách nhiệm với bài viết của mình. B- Chuẩn bị của thầy và trò : 1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ. 2- Trò: Xem trước những yêu cầu của tiết kiểm tra giữa kì, lập dàn ý và viết lại bài văn phần Tập làm văn . C- Tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Khởi động. * Ổn định tổ chức. Hoạt động 2: Tổ chức trả bài: Hoạt động của GV HĐ của HS Yêu cầu cần đạt - Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài - Phương pháp, KT: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề. - Hình thức: Cả lớp. 174
  9. - Năng lực, phẩm chất hình thành: + Tư duy sáng tạo. + Phẩm chất : trách nhiệm với bài làm của mình. - Thời gian: 15’ - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài 1- Đề bài. - HS đọc - GV yêu cầu HS phân tích đề: đề. chỉ ra các yêu cầu về nội dung và - HS phân 2- Chữa bài hình thức từng câu trong đề bài. tích đề, làm ( theo đáp án tiết kiểm tra giữa kì) - Gv trả bài cho Hs bài. - Mục tiêu: nhận ra những ưu, HS nhận II- Trả bài nhược điểm trong bài viết; sửa bài chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn. III- Nhận xét - Phương pháp, KT: Luyện tập, thực hành. - Hình thức: cả lớp. - Năng lực, phẩm chất: + Năng lực tự đánh giá, tự tin. + Phẩm chất: Trách nhiệm với bài làm của mình. - Thời gian: 20’. - GV cho HS tự nhận xét bài viết HS đọc lại 1- Hs đọc và tự nhận xét của mình ( ưu, nhược điểm ) từ bài. việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. 2- Gv nhận xét chung - GV nêu nhận xét của mình về HS lắng a- Ưu điểm: bài viết của HS : nghe, ghi - Phần Đọc- hiểu khá tốt. chép. - Phần Tập làm văn: Nhiều bài viết tỏ ra hiểu kĩ năng làm bài văn Lập luận chứng minh b- Tồn tại: - Phần TLV còn phụ thuộc quá nhiều vào VB có sẵn, thiếu sáng tạo. - Kĩ năng viết đoạn văn ở nhiều em còn hạn chế. - Diễn đạt chưa lưu loát. - Chữ viết nhiều bài ẩu thả, khó đọc, sai chính tả nhiều. Cụ thể: Thuận, Đạt, Quân, 175
  10. - GV thống kê một số lỗi tiêu IV- Chữa lỗi điển hình biểu trong bài viết của HS và yêu HS lên - Chính tả. cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập bảng viết - Chấm câu. trung vào lỗi chính tả, dùng từ, những lỗi - Diễn đạt. đặt câu ). hay mắc - GV nhận xét, bổ sung và kết phải. luận về hướng sửa chữa. V- Đọc, bình các bài viết tốt và bài - GV chọn một bài viết tốt cho viết yếu HS đọc, bình để học tập. - Bài tốt: Lan, Tô Uyên, Đào Uyên, - GV cho học sinh đọc bài viết Minh Tâm. tốt và bài viết yếu kém. - Bài nhiều hạn chế: Thuận, Đương, Đạt, Quân, Hoạt động 3: Vận dụng. Áp dụng phần rút kinh nghiệm để chữa lỗi trong bài. Viết lại bài văn hoàn chỉnh sau khi đã sửa chữa. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Làm lại bài hoàn chỉnh sau khi đã chữa. - Rút kinh nghiệm để làm bài sau tốt hơn - Xem bài Luyện nói lập luận giải thích để giờ sau học. 176