Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vũ Lễ (Có đáp án)

doc 3 trang ngohien 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vũ Lễ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vũ Lễ (Có đáp án)

  1. Phßng GD&®T KiÕn x­¬ng §Ò kiÓm tra MÔN NGỮ VĂN 7 GIỮA KÌ II Tr­êng TH&THCS Vò lÔ NĂM HỌC 2020-2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ BÀI I. ĐỌC - HIỂU: 3 điểm. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!” a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? (0,5 điểm) b. Đoạn văn trên viết về sự việc gì? (0,5 điểm) c. Đoạn văn được biểu đạt bằng những phương thức nào? (0,75 điểm) d. Tìm và ghi lại các từ láy trong đoạn văn trên? (0,75 điểm) e. Đoạn văn trên gợi lên trong em những suy nghĩ gì? (0,5 điểm) II. TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu 1 (1,5 điểm): Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã làm nổi bật đức tính giản dị của Bác trên những phương diện nào? Câu 2 (1,5 điểm): Chỉ ra các trạng ngữ trong những câu sau và cho biết các trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu văn? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.” (Thép Mới) Câu 4 (4,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận ngắn để chứng minh từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” ___ 1
  2. Phßng GD&®T KiÕn x­¬ng ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ II Tr­êng TH&THCS Vò lÔ MÔN NGỮ VĂN 7 I. ĐỌC - HIỂU: 3 điểm. a. - Đoạn văn trên trích từ văn bản “Sống chết mặc bay”. (0,25 điểm) - Của tác giả Phạm Duy Tốn (0,25 điểm) b. - Đoạn văn trên viết về sự việc: đê vỡ, dân lâm vào cảnh sống dở chết dở. (0,5 điểm). Hoặc: “cảnh vỡ đê và nỗi khổ của nhân dân”, “Hậu quả của vỡ đê” đều cho điểm tối đa. - Nếu HS chỉ viết: sự việc “đê vỡ”: cho 0,25 điểm. c. Đoạn văn được biểu đạt bằng những phương thức: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (0,75 điểm). - Nêu đúng tên mỗi phương thức biểu đạt: 0,25 điểm. d. Tìm và ghi lại các từ láy trong đoạn văn trên? (0,75 điểm). - Các từ láy là: lênh láng, lênh đênh, bơ vơ. e. Đoạn văn trên gợi lên trong em những suy nghĩ gì? (0,5 điểm). Học sinh bộc lộ được suy nghĩ của bản thân về đoạn văn, cụ thể là với nhân dân và với tên quan phụ mẫu. Ví dụ: - Cảm thông, thương xót trước nỗi thống khổ của nhân dân. (0,25 điểm) - Căm ghét tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, ham mê cờ bạc (0,25 điểm) II. TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu 1 (1,5 điểm): Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã làm nổi bật đức tính giản dị của Bác trên những phương diện sau: - Bác giản dị trong đời sống hàng ngày. (0,5 điểm). - Bác giản dị trong quan hệ với mọi người. (0,5 điểm). - Bác giản dị trong lời nói, bài viết. (0,5 điểm). Câu 2 (1,5 điểm): HS cần chỉ ra được trạng ngữ và nêu rõ trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu văn (mỗi yêu cầu đúng được 0,25 điểm). Các trạng ngữ trong đoạn văn: - Dưới bóng tre xanh: bổ sung ý nghĩa về nơi chốn. (hoặc: không gian, địa điểm) (0,5 điểm). - Đã từ lâu đời: bổ sung ý nghĩa về thời gian. (0,5 điểm). - Đời đời, kiếp kiếp: bổ sung ý nghĩa về thời gian. (0,5 điểm). Câu 4 (4,0 điểm). Yêu cầu: 1. Về hình thức: - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. - Luận điểm rõ ràng, luận cứ phong phú, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Viết có cảm xúc, thể hiện được những nhận xét, đánh giá của bản thân. - Từ ngữ, câu đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, dễ đọc. 2. Về nội dung: 1. Mở bài: Ân trả nghĩa đền là đạo lí sống tốt đẹp từ nghìn đời xưa của ông cha ta. Đạo lí ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ ngắn gọn, sâu sắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 2. Thân bài: a) Giải thích ngắn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là gì? - Nghĩa đen: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trông cây” nhắc ta được ăn quả chín thơm, ngọt lành thì phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc cho cây. - Nghĩa bóng: “Quả” ở đây còn có thể hiểu là “kết quả”, ‘thành quả” lao động. Và “người trồng cây” là người tạo ra thành quả. Hiểu rộng ra, câu tục ngữ khuyên nhủ tất cả mọi 2
  3. người: Được hưởng thành quả thì phải biết ơn người đã làm ra thành quả. Thế hệ sau phải biết ơn thế hệ đi trước đã tạo thành quả cho ta hưởng thụ hôm nay. b) Chứng minh: - Khẳng định: Lời khuyên trong câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn, vì đã đề cập đến một nét đẹp trong lối sống của người VN từ xưa đến nay: sống có trước có sau, thủy chung, ân nghĩa ân tình. - Vì sao “Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”? Được “Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây” bởi vì mọi thành quả trên cuộc đời này từ nhỏ đến lớn, từ vật chất đến tinh thần đều không tự nhiên mà có. Những thành quả ấy đều do mồ hôi, công sức thậm chí cả xương máu của các thế hệ cha ông làm nên. Vì vậy, được hưởng thành quả của cha ông thì phải biết ơn người làm ra thành quả. Đó là một điều tất yếu. - “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn những ai? “Người trồng cây”ở đây là các thế hệ đi trước, là những người có công với dân, với nước, là Đảng, Bác, là các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, là là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô Là những người lao động đang ngày đêm âm thầm đóng góp cho Tổ quốc, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. - Nhớ người trồng cây, ta phải làm gì? (nêu dẫn chứng để chỉ ra các biểu hiện của lòng biết ơn). + Nhân dân ta luôn nhắc nhở con cháu phải biết kính yêu ông bà, cha mẹ. Là người Việt Nam, ai mà không biết đến câu ca dao nói về công ơn trời biển của cha mẹ: “Công cha như núi ngất trời biển Đông” + Trong gia đình, bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng, trang trọng nhất. Những ngày cúng giỗ là dịp để con cháu nhớ về cội nguồn, tổ tiên và những người đã khuất. Không có tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì làm sao có chúng ta? Ca dao từng nhắc nhở: : “Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn” + Dân tộc ta rất tôn sùng những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, những anh hùng trong chiến đấu và lao động. Các lễ hội đền, miếu là để tưởng nhớ về cội nguồn như lễ hội đền Trần, đền Đô, đền Hùng. Người Việt Nam có câu: “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” + Nhà nước ta đã lấy ngày 27-7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và phát động phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng. + Và còn rất nhiều ngày kỉ niệm khác trong năm như: ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2; ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8/3; ngày sinh nhật Bác 19/5; ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn vinh và tưởng nhớ đến những con người đã cống hiến lao động cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho sự nghiệp trồng người và chăm sóc sức khoẻ của con người Người Việt Nam không thể sống thiếu những lễ hội, những ngày kỉ niệm đó vì đó là những sinh hoạt gần gũi, đã đi sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người Việt, thể hiện đạo lý sống thuỷ chung, có trước có sau và cần được phát huy. - Cần thể hiện lòng biết ơn như thế nào? - Mở rộng, liên hệ, phê phán: Những kẻ đi ngược lại truyền thống ân trả nghĩa đền của dân tộc 3. Kết bài: - Cần phát huy đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sâu rộng hơn nữa trong cuộc sống hàng ngày. - Mỗi người cần làm tốt trách nhiệm của mình, sống có trước có sau, ân trả nghĩa đền, tiếp tục trở thành “người trồng cây” để tạo thành quả cho các thế hệ tiếp theo. GV căn cứ vào mực độ bài làm của HS để cho điểm. Vận dụng linh hoạt biểu điểm. Chú trọng những bài viết co tính sáng tạo, lập luận chặt chẽ. 3