Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 7

docx 27 trang ngohien 21/10/2022 7820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 7

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 VĂN 7 BỐ CỤC MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH Mở -Nêu luận điểm ( nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ) cần được chứng minh/ Trích bài dẫn câu tục ngữ vào *Đoạn văn 1: Giải nghĩa câu tục ngữ cần CM + Câu chủ đề ( vd: Đúng vây, câu tục ngữ “ ” tuy ngắn gọn nhưng lại hàm chứa Thân nội dung ý nghĩa vô cùng sâu sắc.) bài + giải nghĩa đen ( VD: Về nghĩa đen, câu tục ngữ được hiểu là ) + giải nghĩa bóng (VD: Còn về nghĩa bóng (hoặc: hiểu rộng ra) + khái quát ý nghĩa (nội dung) của cả câu tục ngữ đó. (VD: Như vậy, có thể hiểu câu tục ngữ “ ” nói về ( Ko có nghĩa đen nghĩa bóng thì giải nghĩa các từ khó trong câu tục ngữ đó) *Đoạn văn 2: Chứng minh câu tục ngữ ( Các em đọc kỹ đề bài, để tìm xem có bao nhiêu luận cứ ) - Luận cứ 1: Luận cứ 2: + Lí lẽ 1 + Lí lẽ 2 + Lí lẽ 1 + Lí lẽ 2 +Dẫn chứng 1 + Dẫn chứng 2 +Dẫn chứng 1 + Dẫn chứng 2 -Luận cứ . *Đoạn văn 3: Liên hệ bản thân + Em rút ra được bài học, ý nghĩa gì từ câu tục ngữ đó + Em sẽ làm những gì để đúng với câu tục ngữ đó Kết -Khẳng định lại luận điểm ( đọc lại dựa vào đề bài), nội dung, ý nghĩa của câu tục bài ngữ -Đưa ra lời khuyên với tất cả mọi người DÀN BÀI: Hãy chứng minh rằng: nhân dân Việt Nam từu xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”? a. Mở bài: - Nêu đạo lý về lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp nhân văn của người Việt. - Trích dẫn câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” b. Thân bài: * Đoạn văn 1: giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” ( nghĩa đen; nghĩa bóng) * Đoạn văn 2: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - Luận cứ 1: Từ xưa, nhân dân ta luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: + Lí lẽ 1: Truyền thống tốt đẹp về đạo lý biết ơn trong đời sống mỗi gia đình người dân Việt Nam Dẫn chứng 1: . Khi còn nhỏ, các con luôn tỏ lòng biết ơn bố mẹ với những việc làm như chăm ngoan, học giỏi, làm việc nhà
  2. . Khi đã khôn lớn, trưởng thành, có công ăn việc làm, các con luôn phụng dưỡng bố mẹ lúc ốm đau; chăm sóc bố mẹ khi già yếu. . Trong mỗi gia đình người Việt luôn thờ cúng ông bà tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn của con cháu với những người đã tạo ra nguồn cội như ngày hôm nay. . Chúng ta, mỗi gia đình Việt Nam vẫn luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà bố mẹ qua những ngày giỗ. + Lí lẽ 2: Truyền thống tốt đẹp về cách sống, về lòng biết ơn của người Việt là một nét đẹp đầy nhân văn củân tộc ta. Không chỉ trong gia đình, mà ngoài xã hội mỗi người dân Việt Nam, ai ai cũng ghi nhớ công ơn dựng nước của các vị vua Hùng, công lao giữ nước của cha ông qua việc nhân dân từ xưa đã xây dựng các đền, miếu, lăng, các đài tượng niệm, nghĩa trang liệt sĩ như:  Dẫn .Đền Hùng Vương – nơi thờ phụng các vị vua . Tượng đài Thánh chứng Hùng trên đất Tổ Phú Thọ Gióng 2: . Đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh . Tượng đài vua . Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Ba Đình – Hà Quang Trung, Lê Lợi Nội . . Và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ trên khắp đất nước. -Luận cứ 2: Ngày nay, nhân dân Việt Nam ta vẫn luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: + Lí lẽ 1: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vẫn luôn nhớ đến sự hi sinh, mất mát của thế hệ cha anh  Dẫn chứng 1: . Lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương- ngày Quốc giỗ. . Lấy ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ + Lí lẽ 2: Nhân dân ta có đời sống tinh thần vô cùng phong phú đầy ý nghĩa và tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn với những người có công tạo nên xã hội văn minh, phát triển  Dẫn chứng 2: . Lấy ngày 20/11 làm Ngày Nhà giáo . Lấy ngày 20/10 làm ngày Phụ nữ Việt Nam Việt Nam . Lấy ngày 27/ 2 làm ngày Thầy thuốc Việt Nam *Đoạn văn 3: Liên hệ bản thân: Đối với cha mẹ phải hết lòng thương yêu, kính trọng; Đối với thầy cô phải ngoan ngoãn, lễ phép, chăm ngoan, học giỏi; Tích cực tham gia vào những hoạt động xã hội kỉ niệm ngày 27/7, ngày 27/2 => Đó là những việc làm tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. c. Kết bài: - Khặng định đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.>Rút ra bài học, ý nghĩa, đưa ra lời khuyên.
  3. Đề bài 1a: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? A. Mở bài: Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lý của người Việt. Một trong số đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn của những người được hưởng thành quả đối với những người tạp ra và bảo vệ thành quả. B. Thân bài: * Đoạn văn giải nghĩa câu tục ngữ: Trước hết, để hiểu rõ đạo lý về lòng biết ơn, chúng ta cần tìm hiểu nội dung câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Về nghĩa đen, câu tục ngữ có nghĩa là: Mỗi khi ăn một trái cây, chúng ta phải ghi nhớ công lao của người đã vun trồng, chăm sóc. Còn về nghĩa bóng, hình ảnh “quả” chỉ mnhững thành quả mà chúng ta vẫn hưởng thụ hàng ngày cả về vật chất ( Cơm ăn, áo mặc, của cải, đồ dùng, ) đến tinh thần (tri thức khoa học, truyền thống lich sử dân tộc, di sản nghệ thuật, cuộc sống hòa bình hôm nay, ). Cụm từ “Ăn quả” chỉ sự hưởng thụ thành quả. Còn hình ảnh “kẻ trồng cây” chỉ những người tạo ra thành quả và bảo vệ thành quả cho chúng ta hưởng, đó là: gia đình, tổ tiên, các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ đi trước, Như vậy, bằng các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm đạo lý về lòng biết ơn của những người được hưởng thành quả đối với những người đã tạo ra và bảo vệ thành quả. Truyền thống đạo lí nhân văn “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống ấy được hun đúc, được kết tinh qua hàng ngàn năm, đã và đang được phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thật vậy, đó là một đạo lý làm người mà mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều ghi nhớ trong lòng và thực hiện nó một cách chân thành, hiệu quả. Như trong một gia đình, để báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ dành cho con. Khi còn nhỏ, các con luôn làm những việc khiến bố mẹ vui lòng như ngoan ngoãn, vâng lời, chăm học, giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Khi lớn lên, đã trưởng thành, là người có công ăn việc làm. Lúc này, cha mẹ già yếu, các con luôn tận tâm phụng dưỡng chăm sóc bằng tình yêu thương, luôn tạo đièu kiện để bố mẹ được sống thanh nhàn, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Hàng năm, các con các cháu luôn nhớ ngày mất của ông bà, bố mẹ để sắp xếp công việc trở về đoàn tụ, thắp nén nhang thơm bày tỏ lòng biết ơn, sự nhớ nhung đến người đã khuất, người đã tạo ra cội nguồn ngày hôm nay. Và ngay từ thuở ấu thơ ta đã được nghe nghững lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những lời ca ấy nuôi dưỡng tâm hồn ta lòng biết ơn với công lao sinh thành dưỡng dục như núi cao, biển rộng: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chin chữ ghi lòng con ơi
  4. Hay: Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao Không chỉ trong gia đình mà ngoài xã hội, nhân dân ta cũng luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông cha, những bậc anh hùng dân tộc đã có công dựng nước, giữ nước. Người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi nào đều khắc ghi trong lòng lời nhắn nhủ về công lao mở nước của các vị vua Hùng: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn như Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, rồi sau này là thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ. Biết bao máu xương của các thế hệ cha ông đã đổ xuống để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Thật xúc động biết bao khi đi đến bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước, ta cũng được chiêm bái những đền miếu và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng, liệt sĩ đã cống hiến và hy sinh vì Tổ quốc: đền thờ các vị vua Hùng trên đất tổ Phú Thọ, đền thờ Thánh Gióng ở Sóc Sơn, đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh-Hà Nội, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở Quảng Bình, và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ ở khắp nơi trên đất nước quanh năm được nhân dân chăm sóc, hương khói với niềm biết ơn vô hạn. Ngày hôm nay, chúng ta sống trong cuộc sống thái bình, ổn định, no ấm, hạnh phúc. Đẳng và Nhà nước, mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn nhớ đến sự hi sinh mất mát của thế hệ cha anh. Cả nước đã lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Hùng Vương làm ngày Quốc giỗ để người con đất Việt 4 phương trở về với đất Tổ, thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn thành kính với các vị vua Hùng đã có công dựng nước; Lấy ngày 27 tháng 07 hàng năm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các anh hung liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã có công giữ nước bằng những việc làm cụ thể như đến thăm tặng quà hay xay nhà tình nghĩa cho thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng., học sinh, đoàn viên, dâng những đóa hoa tươi thắm, nén hương thơm để tỏ lòng biết ơn, sự tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống để giành lại cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Có rất nhiều cơ quan đoàn thể nhận trợ cấp cho những thương binh, bệnh binh, ; Lấy ngày 20 tháng 11 làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam, để tôn vinh những người thầy đã có công dạy dỗ chúng ta nên người, những người đã đặt cho ta nền tảng kiến thức vững chắc để ta có thể bay cao, bay xa; Lấy ngày 27 tháng 2 làm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam ghi nhớ tấm lòng tận tâm tận lực của các y bác sĩ chữa bệnh cứu người; Lấy ngày 20 tháng 10 làm Ngày Phụ Nữ Việt Nam, để các con các cháu dành những bó hoa tươi thắm cùng lời chúc ý nghĩa nhất đến các mẹ các bà; .Tất cả những việc làm đó đã chứng minh xác đáng cho đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của nhân dân Việt Nam. *Liên hệ: Là người học sinh để thể hiện đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta phải: + Đối với cha mẹ phải hết lòng thương yêu, kính trọng.
  5. + Đối với thầy cô phải ngoan ngoãn, lễ phép, chăm ngoan, học giỏi. + Tích cực tham gia vào những hoạt động xã hội kỉ niệm ngày 27/7, ngày 27/2 => Đó là những việc làm tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. C. Kết bài: Như vậy có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh, vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước. Đề 1b: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. A. Mở bài Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp mang tính truyền thống của đạo lí dân tộc, thể hiện lối ứng xử mang vẻ đẹp nhân văn của con người Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã hóa thành tục ngữ, đã thấm sâu vào tâm hồn hàng triệu người dân Việt nam xưa nay. B. Thân bài *Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Hiểu một cách giản đơn nhất, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là: khi ta uống nước có nghĩa là ta uống thứ tinh túy của đất trời. Nhưng nước không tự nhiên mà có. Nó phải có ngọn, có nguồn. “Nguồn” là nơi khởi đầu của dòng nước. Nước từ nguồn đổ về sông, rồi từ sông chảy đi muôn ngả nuôi sống con người. Bởi vậy, khi uống nước phải nhớ đến nguồn. - Mở rộng ra, có thể hiểu “uống nước” là khi chúng ta được thừa hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải biết thành quả ấy do đâu mà có. “Nguồn” ở đây được hiểu là nguồn gốc, cội nguồn của những thành quả. => Bằng cách nói hình ảnh, hàm súc; mượn hình ảnh gần gũi quen thuộc, câu tục ngữ đã mang đến cho ta bài học đạo lí trong cuộc sống, đó là bài học về lòng biết ơn, là lối sống trọn vẹn, có trước có sau: chúng ta phải nhớ ơn những người đã đem lại ấm no, hạnh phúc và yên vui cho mình. Đây là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. * Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”( Chứng minh tương tự như đề 1a) C. Kết bài Như vậy có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh, vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước. Đề 2a. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
  6. A. Mở bài Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự tìm đến mà không phải trải qua muôn vàn gian lao, thử thách; không có một chiến thắng nào mà lại không phải trải qua những khó khăn. Sống có nghĩa là khắc phục khó khăn, là có ý chí, nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi trở ngại trên con đường đời. Do đó mà từ xa xưa, nhân dân ta đã dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. B. Thân bài. * Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. - Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại hàm chứa ý nghĩa vô cùng lớn lao. “Sắt” là hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc với mỗi chúng ta. Đó là một khối kim loại khó bị bào mòn, khó bị biến dạng bởi những tác động thông thường. Còn “kim” là vật bằng kim loại rất nhỏ. Từ sắt mà mài thành kim, điều đó tưởng chừng như không thể thực hiện được. Âý vậy mà chỉ cần “có công”, chỉ cần sự kiên trì mài rũa của con người thì sắt cũng có thể trở thành cây kim giúp ích cho đời. - Mượn chuyện mài sắt nên kim, nhân dân ta muốn khẳng định một chân lí sâu sắc trong cuộc sống: có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Trong thực tế lịch sử và đời sống đã ghi nhận biết bao gương sáng trên các lĩnh vực là bằng chứng rực rỡ, hùng hồn, làm sáng tỏ thêm bài học ấy. - Trong lĩnh vực học tập: + Một người học sinh phải trải qua một thời gian dài đèn sách, thời gian dài dùi mài kiến thức trên ghế nhà trường để trang bị đầy đủ kiến thức bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng thuận lợi mà điều quan trọng là chúng ta phải biết kiên trì vượt khó. Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi Nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông Ngại khó, ngại khổ thì sẽ khó đi đến thành công. Cũng như việc mài sắt, nếu ngại sắt cứng khó mài thành cây kim bé nhỏ thì làm sao có kim để giúp ích cho đời. Vậy thì phải cứ mài, cứ chăm chỉ rèn luyện, biết kết hợp các phương pháp, biện pháp học tập đúng đắn để biến khó thành dễ theo ý muốn của ta. + Chúng ta hãy ngược thời gian trở về quá khứ, học tập đức tính kiên trì nhẫn nại của người xưa. Xưa Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa hắt lên từ đống lá khô Cuối cùng ông đã trở thành trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” gây xúc động lòng người. + Gần chúng ta hơn nữa đó là Hồ Chí Minh, Người đã dạy thế hệ trẻ: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền
  7. Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về tinh thần kiên trì nhẫn nại. Kiên trì, nhẫn nại vượt qua mọi thử thách, mọi gian khổ, khó khăn, kiên định đến cùng với con đường đi tìm đường cứu nước. Bác đã làm nên lịch sử, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. + Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học, Kí đã vượt qua biết bao đau đớn, bao mặc cảm, phải vật lộn với những cơn chuột rút và đối diện với muôn lần thất bại. Nhưng giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí có thể viết bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. - Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật có biết bao những nhà khoa học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao biết bao công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho đời. Chúng ta đâu dễ quên tên tuổi của những Lương Đình Của, Tôn Thất Tùng - Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác. Một nhà văn phương Tây cho rằng: thiên tài chỉ có năm phần trăm năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi lăm phần trăm là do sự kiên nhẫn lâu dài. Ở nước ta, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến những Xuân Diệu, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng cây bút nào cũng đã như nhau, dùi mài cần mẫn, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu, dập dập, xóa xóa, bao lần viết đi viết lại mới có được những hiện tượng văn học đặc sắc làm rung động lòng người. - Không chỉ ở Việt Nam, biết bao những tên tuổi nổi tiếng thế giới cũng từng gặp biết bao khó khăn gian khổ nhưng sự quyết tâm rèn luyện đã giúp họ trở thành những nhân tài cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Vậy chẳng phải “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đó sao? => Những tấm gương trên là những minh chứng chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Bởi thế, ta không có lí do nào để chùn bước trước những khó khăn trong học tập hoặc trong lao động. Không nên ỷ lại vào năng lực có sẵn mà buông xuôi việc rèn luyện, dùi mài. Cũng không nên tự ti bởi năng lực hạn chế mà bỏ cuộc rút lui. C. Kết bài Câu tục ngữ là một bài học lớn đối với tất cả mọi người, nó như một chân lí không thể phủ nhận được. Là học sinh, mỗi chúng ta cần không ngừng rèn luyện, chúng ta không có quyền nản lòng trước những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Hãy lấy câu tục ngữ trên để làm phương châm tự rèn. Đề 2b: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. A. Mở bài ( Mở bài tương tự như mở bài của đề 2a. Thay câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” bằng câu “Có chí thì nên”).
  8. B. Thân bài * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ - Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Có chí” có nghĩa là có ý chí, nghị lực, có sự kiên trì; là có hoài bão và lí tưởng tốt đẹp. “Nên” là sự thành công, thành đạt trong mọi công việc và trong cuộc sống. Câu tục ngữ là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu, khẳng định vai trò to lớn của ý chí, của đức kiên nhẫn, bền bỉ để dẫn tới thành công của mỗi con người. Nếu có sự kiên nhẫn và quyết tâm cao độ thì ta sẽ thành công cho dù việc đó có khó khăn đến đâu đi chăng nữa. Người có ý chí không hề ngả lòng khi gặp khó khăn, gian khổ. Chính vì có ý chí nên họ đã đi đến vinh quang và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (Tham khảo phần chứng minh trong đề 2a) C. Kết bài (Tham khảo phần kết bài trong đề 2b) Đề 3a: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài vă thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. A. Mở bài: Khi đánh giá về ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách con người, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng, trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần phải hiểu vấn đề này như thế nào? B. Thân bài * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ - Nghĩa đen. Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán. Nếu sơ ý bị dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng. - Nghĩa bóng: Từ thực tế đó, người xưa mượn hình ảnh của “Mực” để chỉ những nơi tối tăm, có nhiều điều xấu và tệ nạn. “Gần mực thì đen” – con người khi sống ở môi trường không tốt thì rất dễ bị “vấy bẩn”, dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu. Ngược lại với “mực”, “đèn” là hình ảnh dùng để chỉ những nơi sáng sủa với nhiều điều tốt đẹp. “Gần đèn thì rạng” – con người khi được sinh sống ở những nơi có môi trường sống tốt thì sẽ nhận thức được những điều tốt đẹp và làm cho mình sống tốt hơn. => Mượn hai hình ảnh có ý nghĩa tương phản với nhau: “Mực và đèn”, ông cha ta đã khái quát mối quan hệ giữa môi trường sống và sự hình thành nhân cách của con người. Trong kho tàng văn học dân gian còn có những câu tục ngữ, ca dao tường tự: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài Hay câu ca dao
  9. Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người Tất cả những câu ca dao, tục ngữ đó đều khẳng định vai trò quyết định của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người. * Chứng minh “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Quan sát thực tế cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng. - Ngay từ trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được hòa khí, nói năng không lịch sự thì đó là mầm giống gây nên ảnh hưởng không tốt cho tuổi thơ, đứa trẻ sống trong môi trường đó khó có thể có một nhân cách tốt đẹp. Đến lớp học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với bạn xấu, lười học hay phá phách thì những thói hư tật xấu ấy sẽ dần dần lôi cuốn, quyến rũ để rồi dẫn đến những hành vi không tốt và cuối cùng cũng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều khó tránh khỏi, bởi "những vết mực đen" lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng khó "tẩy" ra. Cũng vì vậy, mà xưa kia mẹ của Mạnh Tử đã phải dời nhà tới ba lần để có được môi trường tốt nhằm nuôi dạy con thành người. Điều đó cho thấy bà đã sớm nhận thấy được mối quan hệ mật thiết giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách ở con người. - Ta cũng nhìn nhận rằng: Nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nề nếp đạo đức, ở trong một xóm ấp yên lành, có nếp sống văn hóa, học trong một lớp, một trường tiên tiến có nội quy khắt khe thì chắc chắn ta sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi. Bởi những ánh sáng của bao nhiêu cái tốt đẹp soi rọi lan tỏa khắp nơi chung quanh ta, bởi ta đang "gần đèn" thì ắt phải được "sáng". Phải chăng chính là điều này mà ông cha ta thường hay nhắc nhở con cháu phải biế chọn bạn tốt mà chơi. Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người. Trong cuộc sống hàng ngày nếu ta quan hệ với những người bạn tốt biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong mọi sinh hoạt khác thì dần dần ta sẽ tập cho mình có cách sống vì mọi người. Bạn siêng năng, hiếu học, chăm chỉ ta cũng thi đua học theo bạn, tất nhiên kết quả học tập của ta được tiến bộ hơn Ngược lại, nếu ta quan hệ tiếp xúc thường xuyên với nhóm bạn xấu, lười học, chỉ biết rong chơi thì một ngày nào đó những thói hư, tật xấu đó sẽ tiêm nhiễm vào ta và ta trở thành người xấu. Câu tục ngữ “Gần ực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của nhân dân ta. * Song có một thực tế rằng: có những người gần mực nhưng chưa chắc đã đen, có những người gần đèn nhưng chưa chắc đã rạng. - Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn có một bộ phận nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đưa con không thể dạy bảo được .Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.
  10. - Mặt khác có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự mình tỏa sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó, hàng ngày phải tiếp xúc với biết bao những cám dỗ của cuộc sống nhưng các em vẫn cần mẫn, chăm chỉ, cố gắng vươn lên. Các em đang chứng minh mình là những bông sen tinh khiết, cho dù ở giữa “đầm lầy” nhưng vẫn không bị “hôi tanh mùi bùn” => Sở dĩ có điều khác thường này là bởi mỗi người lại có bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính, biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn. Do vậy, họ đứng vững trước những sự cám dỗ tầm thường. C. Kết bài Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi tường bạn bè, tập thể tốt để học tập được những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng, biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa. Đề 4: Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó. A. Mở bài Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chưa chắc đã có “sàng khôn” nào. Vậy ta cần hiểu vấn đề này như thế nào cho đúng đắn? B. Thân bài * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Câu tục ngữ là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, để trau dồi kiến thức cho bản thân. “Đi một ngày đàng” chỉ việc đi tới những nơi xa lạ, khác với nơi ta sinh sống hàng ngày. Một ngày là khoảng thời gian rất ngắn trong cuộc đời của con người. “Đi một ngày đàng” với người xưa đi bộ thì quãng đường đi được cũng không xa bao nhiêu nhưng ông cha ta lại khẳng định: chỉ cần đi một ngày thôi cũng đã có thể học được “một sàng khôn”. “Sàng” ở đây có thể được hiểu chính là dụng cụ làm bằng tre, nứa, dùng để sàng gạo. Trí khôn, sự hiểu biết của con người là một đại lượng trừu tượng nhưng lại được ông cha đo bằng “sàng khôn” – hàm ý chỉ lượng trí khôn nhiều. Như vậy có thể hiểu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là nếu chúng ta chịu khó đi ra ngoài, đi khám phá đó đây thì sẽ học tập được nhiều điều hay, có thể mở rộng tầm mắt và thu về cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, “sàng” ở đây còn có thể hiểu là dụng cụ để sàng lọc, chọn lấy hạt to, hạt tốt. “Sàng khôn” cũng có thể hiểu như vậy, ý nói sự chắt lọc, thu lượm những điều hay, những kiến thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho
  11. bản thân. Câu tục ngữ cũng đồng thời nói lên ước mơ của ông cha ta xưa – những người nông dân quanh năm ngày tháng chỉ biết ruộng đồng, lũy tre, con trâu, cái cày Họ mong được đi, được mở mang đầu óc của mình: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bới đó chính là cơ hội tiếp xúc với bên ngoài, giao lưu, học hỏi. Chẳng vậy mà dân gian ta còn có câu: Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn Như vậy, câu tục ngữ khuyên chúng ta phải năng đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết. * Chứng minh “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” - Qua câu chuyện về những chuyến đi học khôn của Dế Mèn trong “Dế Mèn phiêu lưu kí’ của nhà văn Tô Hoài, ta nhận ra rằng: ngoài việc học hòi qua sách vở còn phải đi trong trường đời để rèn luyện nhân cách, mở mang tầm hiểu biết của cá nhân để bản thân vừa có tri thức phong phú, vừa có trái tim nhân ái, hành vi cao thượng. - Các nhà văn, nhà thơ, để có được kiến thức phong phú phục vụ cho công việc sáng tác văn chương cũng phải đi rất nhiều. Ví như đại thi hào Nguyễn Du, nhờ có 10 năm gió bụi, lang thang khắp đó đây mà ông có thể thấu hiểu được mọi nỗi khổ cực của nhân dân. Để rồi từ đó hình thành ở Nguyễn Du một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, một nhà thơ có “con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”. - Hay giản đơn nhất, một chuyến dã ngoại cùng với lớp đến với những danh lam thắng cảnh đẹp của non sông Việt Nam cũng giúp chúng ta mở rộng tầm mắt để thấy rằng quê hương mình thật tươi đẹp, để rồi từ đó giúp ta thêm yêu, thêm tự hào về non sông, gấm vóc . * Tuy nhiên, nếu ta không có ý thức học tập thì chúng ta sẽ không có được một “sàng khôn” nào. Ngoài việc học tập kiến thức trong sách vở, ở trường, ở lớp việc học trong thực tế cuộc sống cũng rất quan trọng. Tuy vậy, không phải cách đi nào cũng mang lại lợi ích. Ở đây, cần có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học tập thì mới có được kết quả tốt đẹp. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi thì sẽ biến việc đi thành hành động vô nghĩa, mệt thân, vất vả mà lại chẳng có được kết quả gì. ( Lấy ví dụ về câu chuyện anh ngốc trong truyện “Dạy chồng” làm ví dụ chứng minh). Như vậy, chúng ta thấy rằng, điều cốt yếu ở đây không phải là vấn đề đi nhiều hay đi ít mà điều quan trọng là mỗi con người cần có ý thức tiếp thu cái hay, cái đẹp ngoài xã hội để làm cho mình trở nên hoàn thiện hơn. Câu tục ngữ và lời nhận định của bạn tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng thực chất lại bổ sung ý nghĩa cho nhau. Chúng đều mang ý nghĩa khích lệ chúng ta chịu khó, tích cực học tập những điều hay ở quanh ta. C. Kết bài.Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cũng như lời nhận định trên đều là những bài học vô cùng quý giá đối với mỗi chúng ta. Đề 5a. Chứng minh rằng: Sách là người bạn lớn của con người. A. Mở bài
  12. Nếu bạn nói sách chẳng có ích lợi gì, tôi sẽ nghĩ hôm nay là ngày “Cá tháng tư”. Và nếu bạn vẫn tiếp tục khẳng định điều đó, tôi sẽ nghĩ bạn cần một bác sĩ tâm lí. Xin bạn hã nhớ đến câu nói của một nhà triết học: “ Đối với tôi, sách cần thiết chẳng khác gì bánh mì ăn hàng ngày”. Và hơn thế nữa, sách thực sự trở thành người bạn lớn của con người. B. Thân bài Chứng minh sách là người bạn lớn của con người. - Sách là người bạn lớn của con người bởi lẽ, sách là kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tri thức tráng lệ chứa đựng muôn vàn điều kì diệu. Đúng như Macxin Gorki đã từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy, sách bao giờ cũng đem đến cho ta những điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, nhiều đề tài khác nhau, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống phong phú, đa dạng. Đến với sách chúng ta không chỉ biết được những sự việc đang xảy ra, những sự kiện của thời nay mà còn biết được những sự việc xảy ra từ thời xa xưa hoặc những vấn đề tận trên cung trăng hay tận sâu dưới đại dương. + Xem truyện cổ tích, ta biết được cuộc sống, ước mơ của cha ông ta thủa trước. + Đọc sách lịch sử, ta hình dung được những trận chiến ác liệt, những thời kì vàng son rực rỡ của các triều đại. + Sách giới thiệu với ta những kinh nghiệm, những thành tựu về khoa học, công nghệ + Sách còn là người hướng dẫn viên năng động đưa ta đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan thiên nhiên ở mọi nơi trên trái đất - Sách là một dòng sông, luôn mang phù sa bồi dưỡng cho mảnh đất tâm hồn thêm màu mỡ, để từ đó những hạt giống tốt đẹp nhất sẽ đơm hoa, kết trái. Đọc truyện cổ tích “Tấm Cám”, “Thạch Sanh” ta cảm thương cho số phận của những con người nhỏ bé trong xã hội. Họ mang trong mình biết bao những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại luôn phải chịu những oan ức, thiệt thòi. Đọc “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, người đọc không khỏi xúc động, bồi hồi trước tình mẫu tử thiêng liêng. Đọc “Lão Hạc”của Nam Cao lại cho ta biết về tình cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, để rồi từ đó ta lại càng cảm phục trước những đức tính, những phẩm chất cao đẹp của người nông dân nghèo khổ nhưng rất giàu tình cảm. Ta như lạc vào thế giới cổ tích khi đọc “Truyện Andecsxen”. Một thế giới đầy màu sắc của cuộc sống, một thế giới tràn ngập lòng nhân ái Qua những trang sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái. Từ đó giúp ta có ý thức sống tốt hơn và có hành động đúng đắn hơn. - Sách quả thật là người bạn lớn, người bạn thân của mỗi con người. Nhưng có những người bạn tốt và cũng có những người bạn xấu. Sách cũng vậy. Sách tốt giúp tâm hồn của ta phong phú và trong sáng, biết sống nhân ái, biết vươn tới những cái đẹp trong cuộc đời. Còn sách xấu lại làm cho nhận thức của chúng ta lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy thoái. Bởi vậy, cũng như “Chọn bạn mà chơi”, thì chúng ta cũng phải biết chọn sách mà đọc vậy.