Câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7

docx 19 trang ngohien 10120
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_tieng_viet_lop_7.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT LỚP 7- GĐI I.TỪ LÁY: Câu 1. Từ láy là gì? A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Từ láy được phân thành mấy loại? A. Hai loại B. Ba loại C. Bốn loại D. Không thể phân loại được câu 3. Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào? A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 4. Từ “tươi tốt” có phải từ láy không? A. Có B. Không Câu 5. Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ ”? A. Mặt mũi B. Nhăn nhó C. Bà già D. Đau khổ Câu 6. Từ “nhem nhuốc” là từ láy toàn phần, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7. Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy? A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ Câu 8. Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào? A. Từ láy bộ phận B. Từ láy toàn phần C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B sai Câu 9. Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ láy hay từ ghép? 1
  2. A. Từ ghép B. Từ láy Câu 10. Từ “thăm thẳm” là từ láy bộ phận, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 11: Đâu là từ láy? A. Tươi tốt B. Tươi tắn C. Tươi đẹp D. Tươi trẻ Câu 12: trong các dòng dưới đây dòng nào chỉ gồm toàn từ láy? A. Mênh mông, bát ngát, phất phơ. B. Non nước, phất phơ, quanh quanh. C.Bát ngát, đòng đòng, non nước. D. Phất phơ, xanh xanh. Non nước Câu 13: Các từ láy có khuôn vần “i”(li ti, ti hí )thường mang sắc thái miêu tả như thế nào? A. Nhỏ, hẹp B. To lớn C. Bình thường. Câu 14: các từ láy có khuôn vần : “ấp - ênh”( gập ghềnh, bập bênh, khấp khểnh ) thường mang sắc thái miêu tả như thế nào? A.Thường miêu tả sự không ổn định. B.Thường miêu tả sự dao động theo chiều lên xuống. C. Cả A và B. Câu 15: Dòng nào sau đây chỉ toàn các từ láy toàn bộ? A. Lênh khênh, nhỏ nhắn, ngoan ngoãn, lóng lánh. B. Búp bê, lom khom, chập chờn, lơ lửng, rập rờn. C. Duyên dáng, mênh mông, bát ngát, tim tím, mỏng mảnh. D. Xinh xinh, trăng trắng, đòng đòng, nhè nhẹ, rung rung. Câu 16: Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy bộ phận? A. Xanh xanh, tim tím, đèm đẹp, lao xao, cao cao. B. Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man. C. Tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, lom khom. D. Tưng bừng, nheo nhóc, í ới, loanh quanh, đo đỏ. Câu 17: Từ nào là từ láy toàn bộ? A. Mạnh mẽ B. Ấm áp C. Mong manh. D. Thăm thẳm. Câu 18: Đặt câu với mỗi từ láy sau: A. Lạnh lùng B. Lạnh lẽo C. Nhanh nhảu D. Nhanh nhẹn: Câu 19. Các từ láy sau từ nào có sắc thái nghĩa nhấn mạnh A.Trăng trắng. B. đèm đẹp C. Dửng dưng D. Hiền hiền. Câu 20. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. xinh xắn B. gần gũi. C. đông đủ. D. dễ dàng. 3. Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ? 2
  3. A. mạnh mẽ. B. ấm áp. C. mong manh. D. thăm thẳm. Câu 20.2 Từ nào dưới đây không phải từ láy toàn bộ? A. Lung linh B. Trăng trắng C. Thăm thẳm D. Xanh xanh Câu 21. Nghĩa của từ láy có vần ênh (trong những từlênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm chung gì? A. Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng. B. Chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn. C. Chỉ vật dễ bị đổ vỡ. D. Chỉ những vật nhỏ bé, yếu ớt. Câu 22 Sắp xếp các từ sau đây thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng. Câu 23: Điền các từ sau vào chỗ trống cho hợp nghĩa: a.dõng dạc, dong dỏng: _ Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ, cao. _ Thư kí cắt nghĩa. b. hùng hục, hùng hổ, hùng hồn: _ Lí trưởng chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu. _ Minh có đôi mắt sáng, khuôn mặt cương nghị và giọng nói _ Nó làm như trâu húc bờ. Câu 24: Các từ mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở là từ láy hay từ ghép? Câu 25 Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi. II. TỪ GHÉP Câu 1. Từ ghép có mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 3
  4. Câu 2. Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3. Từ ghép phân nghĩa tiếng phụ có nghĩa hẹp hơn tiếng chính, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4. Từ ghép là những từ như thế nào? A. Hai từ ghép lại với nhau B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5. Từ “học hành” có phải từ ghép không? A. Có B. Không Câu 6. Từ “quần áo” là từ ghép đẳng lập, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7. Từ “cười nụ” là từ ghép chính phụ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ nhỏ hơn nghĩa của tiếng chính, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 9. Từ ghép đẳng lập có tính chất gì về mặt ý nghĩa? A. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó B. Từ ghép đẳng lập có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó. C. Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập hẹp hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó. 4
  5. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 10: Những từ: quần áo; sách vở, bàn ghế thuộc loại từ ghép nào? A. Từ ghép chính phụ B. Từ ghép đẳng lập Câu 11: Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép chính phụ? A. Trần bổng B. Thầy giáo C. Học hành D. Sách vở. Câu12: Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong những từ sau: nhà cửa, nhà sàn, bàn ghế, quần áo, giấy thấm, giấy bút, sách vở, sách toán. Câu 13: Trong những từ sau có mấy từ ghép chính phụ? Nóng ran, nóng bỏng, nóng nực, nóng rực, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá. A. 3 B.4 C.5 D.6 Câu 14: Đoạn văn sau có mấy từ ghép? “Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng”. A. 6 B.7 C. 8 D.9. Câu 14: Xác định từ ghép, từ láy? Sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. Câu 15. Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép chính phụ? A. sách vở B. bút thước C. nhà ăn D. bàn ghế Câu 16. Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ ghép đẳng lập? A. đi đứng B. chim chích C. học hỏi D. mời chào Câu 16. Nối cột A với cột B để tạo thành từ ghép chính phụ hợp nghĩa: A B bút tôi xanh mắt mưa bi vôi gặt thích ngắt mùa ngâu 5
  6. Câu 17. Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc sau ) để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Ví dụ: nhà: cửa nhà (từ ghép đẳng lập); nhà ăn ( từ ghép chính phụ) a. áo: b. vở: . c. nước: d. cười: . e. dưa: g. đen: Câu 18: Hãy xếp các từ ghép dưới đây vào bảng phân loại: Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ. Từ ghép CP Từ ghép ĐL III. ĐẠI TỪ Câu 1. Đại từ là gì? A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 2. Có mấy loại đại từ? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 3. Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 6
  7. Câu 4. Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì? A. Để hỏi B. Để trỏ số lượng C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc D. Để hỏi về người, sự vật Câu 5. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là? A. Mình, ta B. Hoa, người C. Nhớ D. Về Câu 6. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ” ? A. Ai B. Chúng tôi, ai C. Chúng tôi D. Cũng Câu 7. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ? A. Đã B. Bấy lâu C. Bác D. Trẻ Câu 8. Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì? Phú nông gần đất xa trời Họp riêng con lại, nói lời thiết tha Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại Các con đừng dại mà bán đi” A. Động từ B. Phó từ C. Danh từ D. Tính từ Câu 9. Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”? A. Tôi B. Tôi, nó C. Tôi, Kiều Phương D. Nó, Mèo Câu 10: Trong các đại từ sau, đại từ nào dùng để hỏi về số lượng? A. Ai, gì. B. Bao nhiêu, bấy nhiêu C. Sao, thế nào. D. Bấy, bấy nhiêu. Câu 11: Tìm đại từ trong những câu sau: a. Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người. b. Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng. 7
  8. c. Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó, Cướp nước tao, cắt cổ dân tao. Tao già không sức cầm dao, Giết bay có các con tao trăm vùng.” Câu 12: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì? Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.” A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Định ngữ D. Bổ ngữ. Câu 13: Từ “bác” trong câu nào sau đây dùng như đại từ xưng hô? A. Anh Nam là con trai bác tôi. B. Người là Cha, là Bác, là Anh. C. Bác được tin rằng: cháu làm liên lạc. D. Bác ngồi đó lớn mênh mông. Câu 14: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian? A.Ở đâu B. Khi nào C. Nơi đâu D. Chỗ nào Câu 15: Đại từ nào sau đây không cùng loại: A. Nàng B. Họ C. Hắn D. Ai. Câu 16: Có mấy đại từ trong đoạn thơ dưới đây? Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông. Người cốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà ssi chiến đấu. A. Hai B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm? A. Ai B. Trúc C. Mai D. Nhớ Câu 18 : Đại từ tìm được trong câu 17 dùng đề làm gì ? A. Trỏ người B. Trỏ vật C. Hỏi người D. Hỏi vật 8
  9. Câu 19 : Trong câu : Tôi đi đứng oai vệ, đại từ «tôi » thuộc ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ 2 B. Ngôi thứ ba số ít C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. Câu 20: dòng nào có đại từ để hỏi về số lượng? A. Nhiều đấy ư em mấy tuổi rồi? C. Ai đã đến kia rộn rã cùng xuân B. Em là cô gái hay nàng tiên D. Anh đi đấy, anh về đâu Câu 21 : Nối đại từ ở cột A với nội dung cột B cho phù hợp a. Bao nhiêu 1, hỏi về người và vật b. bao giờ 2. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. c. thế nào 3.Hỏi về số lượng. d. ai 4. Hỏi về thời gian. Câu 21 : Chỉ ra các đại từ và phân loại đại từ trong các câu sau : a. Sao không về hả chó ? Cơm phần mày để cửa Nghe bom thằng Mỹ nổ Sao không về hả chó ? Mày bỏ chạy đi đâ ? Tao nhớ mày lắm đó Tao chờ mày đã lâu Vàng ơi là Vàng ơi ! b. Chúng nó đi như đàn bọ hung Như đàn châu chấu năm nào Dũi vào lòng đất nước chúng ta Về phá lúa mùa sắp gặt. Chúng nó đi c. Giặc giữ cớ sao phạm đến đây chúng mày nhất định phải tan vỡ. d. Cháu đi liên lạc Ở đồn Mang Cá vui lắm chú à Thích hơn ở nhà. e. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang 9
  10. bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu g. Bao giờ cây lúa trổ bông thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn Câu 22 :Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng đại từ trong các câu sau : a. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo duc sẽ ảnh hưởng đến một thếhệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. (Lí Lan) Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ? (Ca dao) b. - Hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi lợi bao nhiêu." (Thạch Sanh) c. - Theo các bạn, hoa cúc có bao nhiêu cánh ? - Phật nói thêm : "Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm." (Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ) III. Từ Hán Việt Câu 1. Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 3. Nghĩa của từ “tân binh” là gì? A. Người lính mới B. Binh khí mới C. Con người mới D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 4. Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập A. Xã tắc B. đất nước C. Sơn thủy D. Giang sơn Câu 5. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau: A. Tiều phu B. Viễn du C. Sơn thủy D. Giang sơn Câu 6. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình? A. Gia vị B. Gia tăng C. Gia sản D. Tham gia Câu 7. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”? A. Thiên lí B. Thiên kiến C. Thiên hạ D. Thiên thanh 10
  11. Câu 8. Yếu tố “thiên” trong từ Hán Việt nào sau đây có nghĩa là “trời”? A. Thiên lí B. Thiên thư C. Thiên hạ D. Thiên mã Câu 9: Từ nào sau đây có yế tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “gia đình”? A. Gia vị B. Gia tăng C. Gia sản D. Tham gia Câu 10: Yếu tố “thiên” nào sau đây không có nghĩa là “trời”? A. Thiên lí B Thiên mã C. Thiên thư D. Thiên hạ Câu 11: Trong các từ ghép: hữu ích, đại thắng, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa có mấy từ được kết cấu theo từ ghép thuần Việt? A.1 B.2 C.3 D4 Câu 12: Dòng nào gồm toàn từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau? A. Thi nhân, phòng hỏa, bảo mật. B. Hội phí, tân binh, khán đài. C.Ái quốc, thủ môn, chiến thắng. D.Cường quốc, thiên thư, tái phạm. Câu 13:Từ nào sau đây có yếu tố “gia” trong “gia đình”? A. Gia vị B. Gia tăng C. Gia sản D. Tham gia. Câu 14: Từ nào có yếu tố “hữu” trong “bằng hữu”? A. Hiền hữu B. Hữu hạn C. Hữu ngạn D. Hữu ích. Câu 15: Hai câu thơ sau có mấy từ Hán Việt? Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ’ Đất anh hùng cuuar thế kỉ hai mươi. A.1 B.2 C. 3 D.4 Câu 16: Xác định từ Hán Việt trong các câu sau: a. Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà. b. Hoàng đề đã băng hà. c. Hoa Lư là cố đô của nước ta. d. Các chiến sĩ hải quân rất anh hùng. e. Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua. Câu 17. Chữ “cổ” nào không đồng nghĩa với chữ “cổ” trong những từ còn lại? A. Cổ tích B. Cổ tay C. Cổ thụ D. Cổ kính Câu 18: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập? 11
  12. A. Xã tắc B. Quốc kì C. Sơn thủy D. Giang sơn Câu 19: Nhóm từ nào gồm toàn từ Hán Việt: A. Học sinh, nhà trường, khuyến cáo, sơn hà. B. Giang sơn, xã tắc, yếu điểm, đồng bào. C. Bàn ghế, bóng đá, hoa hồng, giải thích. D. Máy tính, bàn cờ, vui vẻ, sĩ tử. IV. Quan hệ từ Câu 1. Dòng nào có sử dụng quan hệ từ? A. Vừa trắng lại vừa tròn B. Bảy nổi ba chìm C. Tay kẻ nặn D. Giữ tấm lòng son Câu 2. Quan hệ từ “hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? A. Sở hữu B. So sánh C. Nhân quả D. Điều kiện Câu 3. Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: A. Nếu thì B. Càng càng C. Tuy nhưng D. Bởi nên Câu 4. Trong câu “Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi” sử dụng quan hệ từ nào? A. Nếu B. Cả C. Vào D. Nếu thì Câu 5. Những lỗi thường gặp về việc sử dụng quan hệ từ? A. Thiếu, thừa quan hệ từ B. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa C. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết D. cả 3 đáp án trên Câu 7. Thêm quan hệ từ vào câu “Nó chăm chú nghe cô giảng bài đầu đến cuối”? A. Của B. Và C. Từ D. Nếu Câu 8. Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ? A. Ô tô bứt là phương tiện giao thông công cộng cho mọi người 12
  13. B. Mẹ tặng em rất nhiều quà trong ngày sinh nhật C. Tôi giữ mãi bức ảnh bạn tặng tôi D. Sáng nay bố tôi làm việc ở nhà Câu 9. Câu này mắc lỗi gì về quan hệ từ “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.” A. Thiếu quan hệ từ B. Thừa quan hệ từ C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết Câu 10. Trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ? A. Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình C. Nó thường đến trường bằng xe đạp D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh Câu 11. Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ? A. Tôi với nó cùng chơi B. Trời mưa to và tôi vẫn tới trường C. Nó cũng ham đọc sách như tôi D. Giá hôm nay trời không mưa thì thật tốt Câu 12. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Còn một tên xâm lược trên đất nước ta ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi. A. Không những mà B. Hễ thì C. Sở dĩ cho nên D. Giá như thì Câu 13: Dòng nào sau đây có sử dụng quan hệ từ? A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn. B.Đi một ngày đàng học một sàng khôn. C.Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? D. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. 13
  14. Câu 14: Trong các câu sau có mấy qan hệ từ? “Tôi và lão kết tình bằng hữu nhiều năm rồi. Nhưng đã lâu chúng tôi chưa có dịp gặp nhau”. A. 2 B.3 C.4 D.5 Câu 15: trong các câu dưới đây có mấy câu đúng? 1. Bố rất lo lắng con. 2. Nam rất thương yêu các em. 3. Mẹ thương yêu không nuông chiều con. 4. Hoa xinh đẹp nhưng học rất giỏi. A. 1 B. 2 C.3 D.4 Câu 16. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ? Vì sao? a. Nhà nó mới mua một cái tủ bằng gỗ. b. Hãy vươn lên bằng chính sức mình. c. Nó đến trường bằng xe đạp. d. Bạn Nam cao bằng bạn Minh. Câu 17. Cho biết các quan hệ từ in đậm sau đây được dùng đúng hay sai? Nếu sai sửa lại cho đúng. a. Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích rất cao. b. Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán. c. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. d. Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. Câu 18. Chữa lỗi quan hệ từ trong các câu sau: a. Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ còn nguyên tấm lòng ngay thẳng như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. b. Em tôi thích học Toán và tôi không thích. c. Dưới ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã dựng lên cảnh Côn Sơn thật là nên thơ. d. Anh trai tôi xúc đất với cái xẻng nho nhỏ. e. Buổi sáng mẹ tôi dậy thổi cơm mà cha tôi và tôi đi đánh răng rửa mặt. f. Em đến trường với con đường đầy bóng mát h. Càng yêu lao động bao nhiêu tuy nhiên chúng em càng chăm chỉ học tập bấy nhiêu. Câu 19: Chữa các lỗi quan hệ từ: a. Em trai tôi ăn cơm với cái thìa nhỏ. 14
  15. b. Tôi rất thích chơi bóng bàn và em trai tôi thích chơi đá bóng. c. Buổi tối cha tôi ngồi làm việc mà tôi và em trai tôi thì học bài. d. Bạn tôi không thích lên thành phố nhưng thích trở về nông thôn. e. Nhờ sự nhất trí của toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. f. Càng yêu lao động bao nhiêu tuy nhiên chngs em càng chăm chỉ học tập bấy nhiêu. g. Dưới ngòi bút của mình, Đỗ Phủ đã viết lên bài thơ bất hủ. h. Bạn Nga không những học giỏi các môn tự nhiên tuy còn học giỏi các môn xã hội. i. Tuy miệng nói như vậy bụng ông cũng rối bời lên. j. Người nông dân ngày xưa phải làm cày chìa vôi, ngày nay đã có máy móc thay thế. k. Vì trời mư nên chúng em sẽ nghỉ lao động. l. Bởi cha mẹ quan tâm dạy dooxvif em bé này rất ngoan. m. Vì nó ốm nhưng nó vẫn đi học. n. Vì Nam hát hay nên Nam vẽ cũng rât giỏi o. Trong xã hội cũ, có những người không làm mà vẫn giầu sang, ngược lại đối với người nông dân và công nhân làm nhiều mà vẫn không đủ ăn. 15
  16. p. Từ xưa đến nay nhân dân ta thường coi trọng về giáo dục và đạo lí làm người cho con cháu. Câu 17: Câu sau mắc lỗi sai gì về quan hệ từ: “Qua bài thơ: “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.” A. Thiếu QHT B. Thừa QHT C. Dùng QHT không đngs chức năng ngữ pháp D.Dùng QHT không có tác dụng liên kết. Câu 18: Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ? A. Ô tô buýt là phương tiện giao thông tiện lợi cho mọi người. B. Mẹ tặng em rất nhiều quà trong ngày sinh nhật. C. Tôi giữ mãi bức ảnh bạn tặng tôi. D. Sáng nay bố tôi làm việc ở nhà. Câu 19: trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ? A. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. B.Hãy vươn lên bằng chính sức mình. C. Nó thường đến trường bằng xe đạp. D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh. V. TỪ ĐỒNG NGHĨA Câu 1. Từ đồng nghĩa là gì? A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau B. Là những từ có âm đọc giống nhau hoặc gần giống nhau C. Là những từ có âm đọc giống hệt nhau D. Là những từ có nghĩa giống hệt nhau Câu 2. Yếu tố “tiền” không cùng nghĩa với các yếu tố còn lại? A. Tiền xuyên B. Tiền bạc C. Cửa tiền D. Mặt tiền Câu 3. Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”? A. Nhà văn B. Nhà thơ C. Nhà báo D. Nghệ sĩ 16
  17. Câu 4. Từ đồng nghĩa được phân thành mấy loại A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. Khó phân chia Câu 5. Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy” A. Hỏng B. Qua đời C. Tiêu đời D. Mất Câu 6. Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm trong câu sau? A. Học sinh phải có nghĩa vụ học tập. B. Trông nó làm thật chướng mắt. C, Lòng mẹ bao la như biển cả. D. Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao Câu 7. Chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu thơ dưới đây - Bác đã đi rồi sao bác ơi Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời - Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền - Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay. Câu 8: tập hợp từ đồng nghĩa nào có thể thay thế được cho nhau trong mọi hoàn cảnh? A.thiên, trời ; chết, băng hà, hi sinh. B.cha, ba, tía; mẹ,má; nhà thơ, thi sĩ. C. Cha, ba; chết, toi, hi sinh; hoa bông. D.ăn, xơi,hốc,chén;heo, lợn. Câu 9 : Đọc hai câu thơ sau: “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này Hãy xác đinh từ đồng nghĩa với từ trông ở câu thơ thứ 2 A. Mong B. Nhìn C. Đợi D. Chờ Câu 10: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “Nhi đồng” 17
  18. A.trẻ con B. Trẻ em C. trẻ tuổi D. con trẻ. Câu 11: Chữ “hồi” nào trong những từ sau không cùng nghĩa với chữ “hồi” trong những từ còn lại. A. Hồi hương B. Hồi hộp C. hồi âm D. hồi cư. 8. Những từ gạch chân dưới đây thuộc nhóm từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? a1/ Cái chân bàn bàn này bị gãy. a2/ Lan bị đau chân. b1/ Bức tranh này rất đẹp. b2/ Hai lớp cùng tranh giải nhất. 9. Chỉ ra điệp ngữ trong câu sau và cho biết dạng điệp ngữ gì? “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.” (Hồ Chí Minh) 10. Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu? a. Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông. b. Cà phê, cam ngọt, mía, đường Em về xưởng máy, yêu thương lại về. 18
  19. Dừa non ngọt lắm em nghe Sầu riêng chị để em về lại vui. 19